Hiển thị các bài đăng có nhãn bất động sản quận 9. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bất động sản quận 9. Hiển thị tất cả bài đăng

Tp Hồ Chí Minh sẽ được đầu tư xây dựng hạ tầng đến trăm nghìn tỷ

Thay vì thực hiện theo các hình thức BOT hoặc BT, nhà đầu tư dự án hạ tầng tại TP. HCM sẽ được thanh toán bằng tiền mặt. Cùng với nhiều giải pháp thúc đẩy đầu tư chưa từng có tiền lệ, hạ tầng TP. HCM đang đón làn sóng mới với dự đoán thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Bất cập từ cách làm cũ

Trước khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) 2020 có hiệu lực, TP. HCM đã huy động nguồn lực xã hội đầu tư các dự án hạ tầng (khoảng 10.000 tỷ đồng) theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao).
Chẳng hạn như TP. HCM cũng đã thực hiện thành công dự án đường Phạm Văn Đồng dài 13,6 km, tổng mức đầu tư 186 triệu USD. Và chi phí giải phóng mặt bằng 6.783 tỷ đồng (vốn ngân sách TP. HCM) do Công ty GS & EC (Hàn Quốc) đầu tư theo hình thức BT. Đây là dự án thí điểm đầu tiên do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng.

Hay như dự án cầu dây văng Phú Mỹ nối quận 7 và TP. Thủ Đức có chiều dài toàn tuyến gần 10km được thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT (ký với UBND TP. HCM) với tổng mức đầu tư 2.510 tỷ đồng.

Hạ tầng thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài những dự án tiêu biểu nói trên, TP. HCM cũng kêu gọi đầu tư thành công hàng loạt công trình. Như dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, cầu Kênh Tẻ 2, cầu Ông Lãnh, cầu Văn Thánh 2, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Sài Gòn 2…

Dẫu vậy, theo lãnh đạo UBND TP. HCM, Nghị quyết 54 về cơ chế thí điểm cho TP. HCM sau gần 5 năm thực hiện vẫn chưa đưa lại kết quả như kỳ vọng. Nguyên nhân là so với đặc thù của thành phố, khuôn khổ pháp luật chưa bao quát được hết các vấn đề khi triển khai cụ thể. Ví dụ, tiến độ nhiều dự án hạ tầng của thành phố phụ thuộc vào việc thẩm định, ban hành quyết định của các bộ, ngành liên quan cũng như phụ thuộc vào khả năng cân đối vốn của chủ đầu tư. Không ít chủ đầu tư lúng túng về nguồn vốn lẫn việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý để được giao, thuê đất theo quy định, mà thành phố lại không tự quyết định được.

“Bên cạnh thiếu nguồn vốn lớn, ngân sách lại chưa đáp ứng đủ nhu cầu, quá trình triển khai các dự án lại có vướng mắc, chưa thống nhất giữa các luật nên thực hiện chưa trôi chảy”, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, chia sẻ.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM, cho hay thành phố còn nhiều công trình giao thông cấp bách. Cần triển khai thực hiện ngay nhưng chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để thực hiện, gây tắc nghẽn giao thông, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân, doanh nghiệp.

Kiến trúc sư Hà Ngọc Trường, Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP. HCM, cho biết theo “Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2020 – 2030” của TP. HCM, giai đoạn 2021 – 2025, thành phố dự kiến đầu tư khoảng 454km đường với tổng kinh phí khoảng 266.000 tỷ đồng. Theo đó, TP. HCM đã có kế hoạch triển khai nhiều dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến đường như: Quốc lộ 13 (dự án thành phần của dự án cầu Bình Triệu 2), Quốc lộ 22 (đoạn từ ngã tư An Sương – vành đai 3), cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường dẫn cao tốc TP. HCM - Trung Lương, đường Ung Văn Khiêm... Tuy nhiên, tất cả kế hoạch trên đều chưa thể triển khai hiệu quả, bởi các biện pháp huy động nguồn lực cũng như vướng mắc về cơ chế vẫn chưa được tháo gỡ. Hàng loạt dự án PPP trên tuyến hiện hữu của TP. HCM trong thời gian qua “án binh bất động”, thậm chí có nguy cơ phải chấm dứt, gây lãng phí và gây hệ lụy cho cả thành phố lẫn doanh nghiệp. TP. HCM đang rất cần cơ chế mới.

Sẽ thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng

Sau khi Nghị quyết 98 được ban hành, ông Phan Công Bằng, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, cho biết thay vì phải thực hiện theo các hình thức đầu tư là BOT hoặc BT như trước đây thì nay nhà đầu tư của các dự án sẽ được thanh toán bằng tiền mặt. Đây là hình thức rất mới.

Hạ tầng thành phố Thủ Đức

Theo đó, TP. HCM sẽ thanh toán ngay cho nhà đầu tư nhằm giảm chi phí phát sinh lãi vay với hàng loạt dự án như:

 - Xây dựng cầu Cần Giờ, tổng mức đầu tư dự kiến 12.500 tỷ đồng;

 - Xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái, tổng mức đầu tư dự kiến 2.812 tỷ đồng;

 - Nâng cấp mở rộng đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao An Phú đến đường vành đai 2), tổng mức đầu tư dự kiến 1.124 tỷ đồng...

Đối với dự án theo hợp đồng BOT, trong quá trình nghiên cứu xác định danh mục dự án áp dụng cơ chế của Nghị quyết 98, thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến đồng thuận của người dân. Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người dân, tránh tạo gánh nặng về thuế, phí và tình trạng khiếu kiện.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ nghiên cứu ban hành một số quy định, như nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án để đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Tổ chức lựa chọn đầu tư các dự án giao thông theo thứ tự ưu tiên phù hợp với hình thức đầu tư dựa trên lợi thế. Đặc điểm của từng tuyến đường cũng như tính cấp thiết, liên thông trong hệ thống giao thông khu vực hiện hữu và theo định hướng quy hoạch.

“Với chính sách mới từ Nghị quyết 98, TP. HCM dự tính sẽ thu hút khoảng 100.000 tỷ đồng xã hội hóa theo hình thức hợp đồng BOT”, ông Phan Công Bằng thông tin.

Theo ông Hoàng Văn Cường, ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Nghị quyết 98 thông qua 44 cơ chế, chính sách, đáng chú ý có 27 cơ chế, chính sách chỉ riêng TP. HCM mới có. Ví dụ như việc cho phép thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông theo hình thức hợp đồng BT sẽ tăng cường khả năng huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội. Từ đó góp phần tổ chức phát triển không gian đô thị hợp lý, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Hay như trước đây, việc thanh toán bằng quỹ đất chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật có liên quan. Trong khi cơ chế mới cho phép thanh toán bằng tiền sẽ thuận lợi hơn, đẩy nhanh tốc độ bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng trọng điểm. “Thử nghiệm việc thanh toán bằng tiền mặt là một trong những giải pháp chưa từng có trong tiền lệ đối với các dự án hạ tầng tại thành phố”, ông Cường nhấn mạnh.

Theo Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, với hàng loạt dự án khởi động lại, cộng với các dự án khởi công mới, ngành giao thông thành phố dự tính sẽ đạt kỷ lục trong giải ngân về vốn đầu tư công với khoảng 30.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông.

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi nhận định nghị quyết mới với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo điều kiện cho TP. HCM khơi thông nguồn lực. Tạo đà phát triển, khai thác tối đa tiềm năng để phát triển vượt bậc và thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lan tỏa cả nước góp phần tạo động lực tăng trưởng.

Dự án đường Lương Định Của ngưng thi công vì thiếu mặt bằng

Hiện dự án mở rộng đường Lương Định Của, TP Thủ Đức đã đạt 85% tổng tiến độ, song đang phải tạm ngưng thi công vì thiếu mặt bằng.

Dự án đường Lương Định Của, TP Thủ Đức, TP.HCM nằm ở cửa ngõ phía Đông TP, kết nối với nút giao An Phú, đường Mai Chí Thọ và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Đây là dự án quan trọng ở khu vực TP Thủ Đức nên thời gian qua chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) và TP Thủ Đức đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ đảm bảo đi lại cho người dân.

Vòng xoanh Lương Định Của

Khu vực dự án Lương Định Của TP Thủ Đức

Tuy nhiên, thời gian gần đây dự án này đang phải tạm ngưng thi công vì thiếu mặt bằng.

Trao đổi với PLO, đại diện Ban Giao thông cho biết đến nay dự án đã đạt 85% mặt bằng và đã tạm ngưng thi công từ ngày 15-6 cho đến nay.

Công trường Lương Định Của

Công trường dự án Lương Định Của

Ban Giao thông cho biết đối với công tác bàn giao mặt bằng, hiện còn thiếu mặt bằng để triển khai thi công. TP Thủ Đức đang vận động các hộ dân bàn giao, nay đã có hai hộ dân trong phạm vi 131 ha bàn giao mặt bằng.

Ban Giao thông cho biết hiện TP Thủ Đức đã yêu cầu chủ đầu tư dự án 131 ha thu xếp kinh phí chi trả để tiếp tục tổ chức vận động đối với một hộ dân còn lại.

Ngoài ra, tại vị trí dự án Trường Thịnh còn một hộ và phía đối diện thuộc vị trí GPMB do Thủ Đức thực hiện còn một hộ chưa bàn giao (hiện 2 hộ này thuộc diện lấn chiếm đất công).

Ban Giao thông cho biết Ban đang kiến nghị UBND TP Thủ Đức có kế hoạch giải quyết dứt điểm các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng trước ngày 31-7. "Trên cơ sở đó, Ban Giao thông tiếp tục tổ chức thi công, hoàn thành phạm vi này trong 7 tháng kể từ khi nhận đủ mặt bằng" - Ban Giao thông chia sẻ.

Lộ giới đường Lương Định Của

Bình đồ khu vực tổ chức thi công

Lộ giới đường Lương Định Của

Tổng thể dự án Lương Định Của

Dự án xây dựng đường Lương Định Của, TP Thủ Đức (đoạn từ Trần Não đến Nguyễn Thị Định) dài gần 2,5 km, được khởi công từ năm 2015, đưa đường hiện hữu lên 30 m với 4 làn xe, với tổng mức đầu tư hơn 800 tỉ đồng. Sau nhiều năm tạm ngưng thi công, đến nay dự án này đang thi công rầm rộ, song nay đã tạm ngưng vì thiếu mặt bằng.

Nhà Thủ Đức

Vị trí xây cầu Thủ Thiêm 3 và Thủ Thiêm 4 làm thay đổi diện mạo TP Thủ Đức

Cầu Thủ Thiêm 3 và cầu Thủ Thiêm 4 khi nào xây dựng là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây, bởi tầm quan trọng mà 2 cây cầu đem lại cho khu đô thị Thủ Thiêm và cả thành phố.

Vị trí cầu Thủ Thiêm 3 và 4

Cầu Thủ Thiêm 3 và cầu Thủ Thiêm 4 nằm trong kế hoạch 5 cây cầu lớn (cầu Thủ Thiêm, cầu Ba Son, cầu đi bộ Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 3 và 4) kết nối khu đô thị Thủ Thiêm với các quận lân cận. Hiện tại, cầu Thủ Thiêm 3 đã được chấp thuận và đang lên kế hoạch xây dựng trong tương lai. 

Trong khi đó, cầu Thủ Thiêm 4 đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục và dự kiến khởi công vào năm 2025.

bán đảo Thủ Thiêm

Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, để dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 tiến hành thuận lợi, trước tiên cần tiến hành di dời một số bến cảng trên sông Sài Gòn.

Vị trí cầu Thủ Thiêm 3 và 4

Cầu Thủ Thiêm 3 được xây dựng với mục tiêu kết nối quận 4 và khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự kiến, cầu được nối từ đường Tôn Đản, băng qua đường Nguyễn Tất Thành và khu bến cảng Nhà Rồng- Khánh Hội (quận 4) vượt sông Sài Gòn và kết thúc tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức).

Bán đảo Thủ Thiêm từ trên cao

Theo quy hoạch, TPHCM sẽ xây dựng 4 cây cầu và một cầu đi bộ kết nối các quận trung tâm với khu đô thị mới Thủ Thiêm. 

Ngoài ra, để phù hợp với tiến trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 3, Bộ GTVT sẽ di dời bến cảng Khánh Hội (quận 4) thuộc cảng Sài Gòn ra khu vực Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).

Vị trí cầu Thủ Thiêm 3

Cách đó không xa về phía Đông Nam khu đô thị Thủ Thiêm, là vị trí dự kiến xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) qua quận 7. 

Theo Sở GTVT TPHCM, dự án cầu Thủ Thiêm 4 là một trong những dự án trọng điểm của thành phố trong giai đoạn tới. Sở sẽ tập trung phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy nhanh thủ tục, chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm chiến lược ngành giao thông vận tải để đáp ứng tiến độ khởi công trong dịp 30/4/2025.

Vị trí cầu Thủ Thiêm 4

Cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng. Dự án được xây dựng với hy vọng giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, TP Thủ Đức qua các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè.

Dự án này cũng góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô và giảm tai nạn giao thông liên quan đến hoạt động của các bến cảng trên địa bàn quận 4, quận 7.

Khu đô thị Thủ Thiêm

Theo quy hoạch, vị trí dự kiến của cầu Thủ Thiêm 4 sẽ nối từ đường Nguyễn Cơ Thạch (khu đô thị Sala) bắc qua sông Sài Gòn, cắt ngang cảng Tân Thuận, sau đó nối vào đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7).

Khu đô thị Thủ Thiêm

Phía bờ Thủ Thiêm, khu vực dự kiến xây cầu hiện chủ yếu là dừa nước, rừng ngập nước hoang sơ, không có dân cư sinh sống.

Vị trí cầu Thủ Thiêm 3

Đầu còn lại của cầu Thủ Thiêm 4 là khu vực cảng Tân Thuận, hiện đây là cảng hàng hóa với nhiều tàu hàng ra vào, container chất đầy cảng. Xung quanh đó là khu vực nhà dân, xa ra phía ngoài là kết nối vào mạng lưới giao thông như đường Huỳnh Tấn Phát, đường Nguyễn Văn Linh.

Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 3

Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4 sau nhiều năm nghiên cứu

Vị trí cầu Thủ Thiêm 3

Hiện nay, dự án cầu Thủ Thiêm 4 đang được thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư, dự kiến sẽ được triển khai trong giai đoạn 2024 - 2027 theo hình thức PPP (hình thức đối tác công tư).

Cầu Thủ Thiêm

Trong 5 cây cầu dự kiến được xây dựng để khu đô thị Thủ Thiêm kết nối với các quận và khu vực trọng điểm của TPHCM, cầu Thủ Thiêm đi vào hoạt động từ năm 2005, cầu có tổng chiều dài 1.250m, gồm 6 làn xe, tổng kinh phí xây cầu là hơn 1.000 tỷ đồng.

Cầu Ba Son

Cầu Ba Son vừa mới hoàn thiện và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022 sau nhiều lần trễ hẹn. Cầu Ba Son có chiều dài hơn 1.400m, có 6 làn xe, tổng kinh phí đầu tư gần 3.100 tỷ đồng.

Nhà Thủ Đức

Đất dân cư xây dựng mới ở TP.HCM được chuyển thành đất ở

Sau hai cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường kết luận đất trong khu quy hoạch dân cư xây dựng mới được chuyển mục đích lên đất ở.

Người dân có đất trong khu quy hoạch đất dân cư xây dựng mới sẽ được xem xét hồ sơ chuyển mục đích sang đất ở 

Đó là nội dung được nêu trong văn bản thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường về đất dân cư xây dựng mới được Văn phòng UBND TP phát đi ngày 20-7.

Văn bản của Văn phòng UBND TP.HCM thông báo sau cuộc họp của ông Cường với đại diện các sở, ngành ngày 5-7. Đây là cuộc họp thứ hai của ông Cường về vấn đề này (cuộc họp trước đó diễn ra vào ngày 11-5).

Các cuộc họp này diễn ra sau khi báo Nhà Thủ Đức có loạt bài phản ánh về bất cập khi nhiều quận huyện không cho người dân có đất trong khu quy hoạch dân cư xây dựng mới chuyển mục đích lên đất ở, ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của người dân.

Sau khi nghe đại diện các sở, ngành báo cáo, ông Cường kết luận chỉ đạo các khu vực quy hoạch nhóm nhà ở tại các đồ án quy hoạch phân khu theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, không phân biệt chức năng quy hoạch khu dân cư hiện hữu hay khu dân cư xây dựng mới được xem xét, giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất.

Tuy nhiên, để thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều kiện, nội dung, trình tự theo quy định Luật Đất đai.

Ông Cường giao Sở Tài nguyên - Môi trường, căn cứ quy định hiện hành khẩn trương tham mưu, đề xuất trình UBND TP ban hành hướng dẫn về điều kiện và các nội dung cần thiết để chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày 15-8.

Từ đó, làm cơ sở thông tin cho quận huyện, TP Thủ Đức và người dân, doanh nghiệp biết thực hiện đồng bộ, thống nhất khi xem xét, giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trong khu dân cư xây dựng mới.

Đồng thời, giao thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm soát, quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng.

Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh, kiên quyết các hành vi lợi dụng chủ trương, quy định pháp luật để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, phân lô, tách thửa, xây dựng không đúng quy định nhằm trục lợi, dẫn đến phá vỡ quy hoạch được phê duyệt, ảnh hưởng đến công tác quản lý, phát triển đô thị.

Ông Cường cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện đầy đủ các nội dung chỉ đạo của UBND TP tại thông báo số 376 ngày 19-5-2023.

Chờ hướng dẫn đúng luật về đất dân cư xây dựng mới

Các luật hiện nay không có quy định về khái niệm quy hoạch khu dân cư xây dựng mới. Tuy nhiên, trong các đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng (1/2.000) tại TP.HCM lại có tên quy hoạch này.

Quy định này không phù hợp với Luật Đất đai 2013 và các nghị định liên quan. Chính vì không có quy định trong luật nên mỗi quận, huyện của TP.HCM áp dụng một cách khác nhau, nơi cho, nơi không. Sau này, khi có các chỉ đạo từ UBND TP, các quận, huyện đều tạm ngưng không giải quyết.

Đây không phải lần đầu tiên lãnh đạo UBND TP.HCM có chỉ đạo gỡ vướng việc này. Từ năm 2019, Văn phòng UBND TP truyền đạt Thường trực UBND TP cho phép người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển mục đích sang đất ở đối với khu quy hoạch được duyệt là đất ở nhưng chưa có quyết định thu hồi và chưa có kế hoạch sử dụng đất để Nhà nước thu hồi.

Thường trực UBND TP cũng giao Sở Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn. Tuy nhiên, sau đó văn bản hướng dẫn của Sở Tài nguyên - Môi trường lại không rõ ràng, nhập nhằng giữa quản lý đất đai và xây dựng nên việc giải quyết lại bế tắc.

Nay, cả UBND quận, huyện, lẫn doanh nghiệp và người dân đều chờ Sở Tài nguyên - Môi trường tham mưu văn bản hướng dẫn đúng luật, đúng quy định về chuyển mục đích trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Riêng về việc quản lý xây dựng trên các khu đất sau khi chuyển mục đích, UBND TP cũng cần chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát, bổ sung, điều chỉnh… các chỉ tiêu, tiêu chuẩn xây dựng phù hợp để quản lý bài bản.

Khởi công đồng loạt 3 tuyến cao tốc ở phía Nam vào ngày 18/06/2023

Sáng 18/6/2023, Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Vành đai 3 TP HCM cùng được khởi công giúp liên kết vùng thuận lợi hơn.

Lễ khởi công các cao tốc trên được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại TP HCM có sự tham gia của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các điểm tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Lăk.

Vành đai 3 TP HCM là dự án có kinh phí lớn nhất với gần 75.400 tỷ đồng, dài hơn 76 km. Tuyến đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi tỉnh, thành thực hiện hai dự án gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp.

Vành đai 3 TP HCM

Vành đai 3 có điểm đầu tại nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai). Điểm cuối tại nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Khi hoàn thành, vành đai này cùng cao tốc Bến Lức sẽ tạo trục giao thông bao quanh khu vực TP HCM, hạn chế xe phải chạy xuyên tâm qua nội đô.

TP HCM là địa phương khởi công dự án trên địa bàn sớm nhất, cũng là nơi đoạn vành đai đi qua dài nhất với hơn 47 km, tổng mức đầu tư hơn 41.400 tỷ đồng. Ba tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An cũng dự tính khởi công các phân đoạn còn lại của tuyến trong tháng 6.

Ở giai đoạn 1, công trình được xây dựng trước 4 làn cao tốc ở giữa, đường song hành hai bên qua các khu dân cư. Toàn tuyến dự kiến hoàn thành năm 2026. Mở ra không gian phát triển các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển, giảm thời gian đi lại, chi phí logistics... Công trình được kỳ vọng tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển Vùng trọng điểm phía Nam.

 

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài khoảng 53,7 km, đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Điểm đầu tuyến nối với tuyến tránh quốc lộ 1, đoạn qua TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Điểm cuối tại nút giao quốc lộ 56 thuộc TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Hướng tuyến cao tốc Biên Hoà -Vũng Tàu.

Dự án có tổng mức đầu tư 17.837 tỷ đồng từ vốn ngân sách. Chia làm ba thành phần do các địa phương tuyến đi qua cùng Bộ Giao thông Vận tải chủ trì triển khai. Giai đoạn đầu, cao tốc này được xây dựng 4-6 làn xe, dự kiến hoàn thành năm 2026. Tuyến đường khi đưa vào khai thác sẽ kết nối với trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sân bay Long Thành, cảng biển, cùng các trung tâm kinh tế, góp phần phát triển cho toàn vùng Đông Nam Bộ.

 

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng mức đầu tư 21.935 tỷ đồng, dài khoảng 117,5 km, kết nối hai tỉnh Khánh Hòa và Đăk Lăk. Tuyến đường được chia làm ba dự án thành phần, phân cấp cho Bộ Giao thông Vận tải và hai địa phương tuyến đi qua thực hiện. Dự án bắt đầu từ nút giao quốc lộ 26B - quốc lộ 1 (thị xã Ninh Hoà, Khánh Hòa) và kết thúc tại điểm giao với đường Hồ Chí Minh, phía Đông TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Công trình được xây dựng trước 4 làn xe, rộng 17 m, dự kiến khai thác năm 2027. Tuyến cao tốc này khi hoàn thành sẽ tạo trục ngang liên kết khu vực Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ và kết nối cao tốc Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1, đường ven biển... góp phần thúc đẩy phát triển vùng.

 

Một ngày trước, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188 km, đi qua 4 tỉnh miền Tây, tổng mức đầu tư gần 44.700 tỷ đồng cũng đã được khởi công. Tuyến có điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang; điểm cuối tại cảng Trần Đề, Sóc Trăng. Trong đó, đoạn qua An Giang dài gần 57 km, Cần Thơ gần 38 km, Hậu Giang khoảng 37 km và hơn 56 km qua Sóc Trăng.

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Hướng tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Giai đoạn một, dự án làm trước 4 làn xe, rộng 17 m, cho ôtô chạy 80 km/h. Khi hoàn thiện mặt đường sẽ được mở rộng lên hơn 32 m với 6 làn xe. Dự kiến, toàn tuyến hoàn thành năm 2027, hình thành tuyến giao thông huyết mạch theo trục ngang ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuyến này sẽ kết nối cao tốc Bắc - Nam theo trục dọc, giảm tải cho quốc lộ 1, tuyến N1, quốc lộ 91... Đồng thời, công trình cũng góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông khu vực, kết nối kinh tế, xã hội các tỉnh miền Tây cùng Campuchia và các nước Đông Nam Á.

 

Thông tin chi tiết về quy hoạch Đường Vành Đai 3 TP.Hồ Chí Minh

Đường Vành đai 3 TP.HCM là tuyến đường liên tỉnh, nối thành phố Hồ Chí Minh với một số địa phương trọng yếu thuộc khu vực phía Nam.

Chính vì vậy, đây được xem là công trình trọng điểm quốc gia, không chỉ giúp kết nối vùng, mà còn thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển.

1. Quy Mô Đường Vành Đai 3 TP.HCM

Đường Vành đai 3 TP.HCM là dự án có quy mô lớn, cả về độ dài lẫn nguồn vốn và tác động tới toàn miền ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Ngày 15/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng chiều dài đường Vành đai 3 TP.HCM là 92 km (nếu trừ đi 15,3km trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn đã hình thành thì chiều dài toàn tuyến là 76,34km). Dự án đi qua các địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

Đường Vành đai 3 TP.HCM là đường vành đai cao tốc đô thị, lòng đường bao gồm 4 làn xe cơ giới cùng với hai làn hỗn hợp hai bên, với vận tốc tối đa cho phép là 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 75.378 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

Về tiến độ, dự án sẽ được khởi công trong tháng 6 năm 2023, tiến tới thông xe vào năm 2025 và hoàn thiện toàn bộ vào năm 2026.

Sơ đồ đường Vành Đai 3

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM góp phần hoàn thiện vành đai giao thông kết nối TP.HCM và khu vực

2. Bản Đồ Quy Hoạch Đường Vành Đai 3 TP.HCM

Đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ tạo thành vòng cung bao quanh thành phố với các nút giao quan trọng, gồm:

  • Nút giao với Quốc lộ 1A tại địa phận Tân Vạn của thành phố Dĩ An, Bình Dương.
  • Nút giao với Quốc lộ 13 cũng tại Bình Dương, ở địa phận thành phố Thủ Dầu Một.
  • Nút giao tại Củ Chi với cao tốc TP.HCM, Mộc Bài.
  • Tiếp tục giao với Quốc lộ 1A ở huyện Bến Lức, Long An.
  • Nút giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành tại địa phận Bến Lức và Nhơn Trạch.
  • Nút giao với cao tốc Long Thành – Dầu Giây tại địa phận Quận 9 TP.HCM.

Vị trí tuyến đường Vành Đai 3

Bản đồ quy hoạch đường Vành đai 3 TP.HCM

Đường Vành đai 3 TP.HCM đi qua 4 tỉnh thành và được chia thành 4 đoạn lớn, đó là: Tân Vạn – Bình Chuẩn, Tân Vạn – Nhơn Trạch, Bình Chuẩn – Quốc lộ 22, Quốc lộ 22 – Bến Lức. Cụ thể:

 

Đoạn đường Vành đai 3 đi qua Thông tin chi tiết
Đoạn trên địa phận TP.HCM – Dài 47,51km, gồm hai phần: qua thành phố Thủ Đức và đoạn qua các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.
– Đoạn qua Thủ Đức có chiều dài 14,73 km, tính từ điểm giáp với nút cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và kết thúc tại nút giao Tân Vạn.
– Đoạn qua huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh dài tổng cộng 32,6 km với điểm đầu là nơi tiếp giáp cầu Bình Gởi và điểm cuối là hết cầu Thầy Thuốc.
Đoạn trên địa phận Tỉnh Bình Dương – Dài 26,06 km, qua các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.
– Cụ thể gồm có 15,3 km trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn đã đi vào khai thác, đoạn dự án thành phần 2B đến nút giao Tân Vạn là 2,53km và đoạn còn lại Bình Chuẩn – sông Sài Gòn là 8,23km.
Đoạn trên địa phận Tỉnh Đồng Nai Dài 11,26km.
Điểm đầu của đường thuộc địa phận xã Vĩnh Thanh của huyện Nhơn Trạch và điểm cuối ở cầu Nhơn Trạch để nối sang thành phố Thủ Đức.
Đoạn trên địa phận Tỉnh Long An Dài 6,8km.
Qua các xã Mỹ Yên, Tân Hòa và Tân Bửu thuộc huyện Bến Lức.

 

Theo bản đồ đường Vành đai 3 TP.HCM, các địa phương có tuyến đường đi qua đều nắm giữ vai trò quan trọng, không chỉ của phía Nam mà cả nước.

Trong đó, ngoài TP.HCM là đầu tàu kinh tế, và là một trong hai trung tâm lớn nhất cả nước thì Bình Dương được xem là “thủ phủ công nghiệp”. Long An liền kề TP.HCM lại là cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long, có mạng lưới các khu công nghiệp dày đặc. Đồng Nai là cửa ngõ vùng kinh tế Nam Bộ, một trong 4 góc của tứ giác phát triển.

Vành đai 3 đi qua 4 Tỉnh

Bốn địa phương đường Vành đai 3 đi qua đều là các trọng điểm kinh tế, nhất là về công nghiệp, dịch vụ

3. Tiến Độ Đường Vành Đai 3 TP.HCM

Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, thuộc dự án thành phần 1A, giai đoạn 1 đã được khởi công ngày 24/9/2022 tại huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai, thời gian thi công 3 năm với một số thông tin:

  • Chiều dài của Dự án thành phần 1A khoảng 8,22 km (trong đó, qua địa bàn Đồng Nai là 6,3 km và địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 1,92 km).
  • Điểm đầu giao tỉnh lộ 25B (huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai), điểm cuối giao cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại địa bàn Thành phố Thủ Đức).
  • Đặc điểm: đường được thiết kế với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ 80km/h, nền đường rộng 20,5 tới 26m cho 4 làn xe cơ giới cùng 2 làn xe hỗn hợp.

Tại Bình Dương, tỉnh đã chủ động đầu tư và đưa vào sử dụng đoạn trùng với một phần đường Mỹ Phước – Tân Vạn. Nhờ vậy, trở thành tỉnh đầu tiên có đoạn thuộc đường Vành đai 3 được hoàn thiện và sử dụng.

Việc chú trọng đẩy nhanh tiến độ của dự án đang được các địa phương quan tâm thực hiện. Trong đó, quyết tâm tới tháng 6 năm 2023 sẽ bàn giao 70% mặt bằng. Tuy nhiên, tới nay, đã có những địa phương đăng ký đến hết tháng 3 năm 2023 sẽ bàn giao từ 90-100% mặt bằng.

Chẳng hạn như thành phố Thủ Đức đã bàn giao 96% mặt bằng (chiếm 34 ha trong tổng số 36 ha qua địa phận thành phố). TP.HCM đã bàn giao toàn bộ mặt bằng và hoàn thành đền bù 34,19 ha trong tổng số 35,72 ha. Đây là tiến độ nhanh kỷ lục.

Các tỉnh khác đang tiếp tục thực hiện việc đẩy nhanh giải phóng và bàn giao mặt bằng cho dự án.

Đường Vành Đai 3

Đoạn đầu cao tốc Tân Vạn (phía bên phải) giao với đường DT743, hướng từ Xa lộ Hà Nội nhìn về tỉnh Đồng Nai, TPHCM

4. Vai Trò Của Đường Vành Đai 3 Thành Phố Hồ Chí Minh

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, nơi tập trung đông dân cư, việc quy hoạch các tuyến đường vành đai đóng vai trò quan trọng, góp phần giải quyết các vấn đề về giao thông và thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Trong đó, tuyến đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh là tuyến đường được phê duyệt chủ trương từ năm 2011 và điều chỉnh năm 2013. Đây là dự án có vai trò quan trọng, không chỉ với TP.HCM, các tỉnh thành có đường đi qua mà còn cho toàn vùng, cụ thể:

– Giúp giảm áp lực về giao thông cho các tuyến đường nội đô của thành phố vốn đang thường xuyên gặp phải tình trạng ùn ứ, kẹt xe.

– Thúc đẩy sự hình thành của các khu đô thị mới, thành phố vệ tinh, hoàn thiện kết cấu hạ tầng cũng như thúc đẩy các công trình phục vụ đời sống. Từ đó, kéo dân cư từ đô thị trung tâm TP.HCM ra bên ngoài, góp phần giãn dân ở nội đô. Đồng thời tạo sự kết nối với những đô thị vệ tinh đang phát triển như: Bến Lức, Đức Hòa, Nhơn Trạch,…

– Hình thành mạng lưới giao thông huyết mạch tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây sẽ là điều kiện quan trọng đối với giao thương, liên kết vùng, thu hút các nhà đầu tư, từ đó tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng, phát triển kinh tế toàn diện.

– Thời gian đi lại giữa TP.HCM với các địa phương như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương được ngắn lại đáng kể. Giao thương từ vùng Tây Nam Bộ ra các tỉnh phía Bắc cũng thuận lợi, nhanh chóng hơn. Thời gian đi Vũng Tàu, Mộc Bài (Tây Ninh), Bình Phước về Đồng bằng Sông Cửu Long cũng rút ngắn.

– Các vùng, khu công nghiệp trọng điểm phía Nam được kết nối, mở ra các cơ hội phát triển mới cũng như khả năng hợp tác trong đầu tư. Đồng thời, hệ thống công nghiệp trong vùng theo đó cũng được điều chỉnh, sắp xếp lại.

Đông Tăng Long

Đường vành đai 3 TP.HCM liền kề Khu đô thị Đông Tăng Long, phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức

5. Đánh Giá Thị Trường Bất Động Sản Của Các Khu Vực Quanh Dự Án

Quanh đường Vành đai 3 TP.HCM hiện đang tồn tại hàng chục dự án. Trong tương lai có thể sẽ xuất hiện thêm nhiều dự án nữa bởi đường Vành đai 3 sau khi hoàn thành sẽ thúc đẩy sự kết nối liên vùng và giữa các thành phố vệ tinh. Điều này là tất yếu khiến cho mặt bằng giá cả bất động sản tăng mạnh.

Xét về mặt vị trí địa lý, tại TP.HCM, các vùng gồm: phía Đông, thành phố Thủ Đức, quận 9,… sẽ là những nơi chiếm được vị trí rất thuận lợi.

Đồng thời, đây cũng là vùng có quy hoạch khá đồng bộ, lại tập trung nhiều khu công nghiệp, công nghệ cao, hội tụ đông đảo người lao động hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, các chuyên gia, bộ phận trí thức,…

Đây chính là động lực thúc đẩy khiến thị trường bất động sản sẽ ngày càng trở nên sôi động, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thuộc nhiều phân khúc khác nhau của khách hàng.

Cùng với đó tại các địa phương có đường đi qua như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, rất nhiều dự án cả cũ cả mới cũng đang có xu hướng trỗi dậy. Trong số ấy, nhiều mối quan tâm lớn đang dồn về các dự án căn hộ.

Tuy nhiên, không ít chuyên gia đặt ra câu hỏi rằng khi đường Vành đai 3 TP.HCM được hoàn thành, quỹ đất xung quanh sẽ rất dồi dào, tuy nhiên, cùng với đó là giá đất sẽ tăng lên, thậm chí là tăng mạnh. Vậy, những người dân có thu nhập thấp liệu có cơ hội để sở hữu được một căn hộ hay không.

Đây có thể nói là bài toán đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý của các địa phương bởi phát triển giao thông cần gắn với quy hoạch đô thị và đảm bảo an sinh cho nhân dân.

Có thể nói ngoài việc tạo liên kết cho 4 địa phương liên quan, dự án này còn mang lại lời giải cho bài toán liên kết giữa hai miền Đông và Tây Nam Bộ. Đồng thời, hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá hơn về mọi mặt của kinh tế, xã hội phía Nam trong tương lai. 

Quy hoạch 5 tuyến đường trọng điểm của Thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức trước mắt sẽ mở rộng 5 con đường (tại quận 9 cũ) trong giai đoạn 2023-2025 để góp phần phục vụ nhu cầu giao thông trong thời gian ngắn tới đây. TP Thủ Đức thành lập sẽ kéo theo nhiều vấn đề quan trọng đi kèm và hạ tầng giao thông là một trong những nội dung được quan tâm nhiều nhất.

5 Tuyến đường TP Thủ Đức

5 tuyến đường Tp Thủ Đức mở rộng trong giai đoạn 2021-2025

1. Đường Nguyễn Duy Trinh

Trong số 5 tuyến đường quận 9 mở rộng trong giai đoạn này thì đường Nguyễn Duy Trinh là đường được ưu tiên trước tiên. Thực tế thì đây là con đường vô cùng quan trọng kết nối trực tiếp từ trung tâm Quận 2 (đoạn với nút giao đường Nguyễn Thị Định gần nút giao thông An Phú) đến Quận 9. 

Các tuyến đường được mở rộng tại TP THủ Đức

Nguyễn Duy Trinh giúp kết nối trực tiếp vào khu Trung tâm Công nghệ sinh thái Tam Đa

Tuy nhiên do có đi qua đoạn cảng Phú Hữu và nút giao với đường Vành Đai 2 nên đường này thường xuyên bị ùn tắc do phương tiện tải trọng lớn di chuyển. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu thông bình thường của người dân đi qua đoạn này hoặc các hộ gia đình ở, các hộ kinh doanh dọc theo tuyến này cũng rất khó khăn.

Đoạn từ đường Vành đai 2 đến đường vào khu công nghiệp Phú Hữu (Quận 9), dài 6,37km, này dự kiến được mở rộng từ 7 met cho 2 làn xe hiện hữu lên 30 met cho 4 làn xe ô tô và 2 làn xe gắn máy lưu thông. Tuyến đường quận 9 mở rộng Nguyễn Duy Trinh này dự kiến hoàn thành 2021-2025.

Đường Nguyễn Duy Trinh

Dự kiến năm 2023 sẽ bắt đầu mở rộng đoạn này trước của đường Nguyễn Duy Trinh

Trong đó, sẽ mở rộng nút giao thông Nguyễn Duy Trinh và đường 990 để đảm bảo tổ chức giao thông đi các hướng thuận tiện an toàn và phù hợp với mặt cắt ngang hoàn chỉnh của Cao tốc TP.HCM – Long Thành -Dầu Giây.

Đồng thời, ưu tiên cho dòng xe từ đường 990 ra vào đường Nguyễn Duy Trinh. Dự án cũng xây dựng mới hệ thống thoát nước, cống hộp tiết diện và hệ thống chiếu sáng.

Đường Nguyễn Duy Trinh 1

Toàn tuyến đường quận 9 mở rộng Nguyễn Duy Trinh

Dự kiến khi hoàn thiện xong việc mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh thì hàng loạt các dự án căn hộ, đất nền, nhà phố ở khu vực xung quanh đây sẽ được hưởng lợi và tăng giá trị cao. Có thể kế đến như Khu đô thị Đông Tăng Long, Khu đô thị Vinhomes Grand Park, Căn hộ Elysian Thủ Đức do Gamuda Land làm chủ đầu tư, …

Khu đô thị Đông Tăng Long

Khu đô thị Đông Tăng Long tọa lạc trên 3 trục đường huyết mạch của của TP Thủ Đức 

2. Đường Lò Lu

Hiện trạng tuyến đường này rất xuống cấp, hệ thống đèn đường hạn chế nên việc di chuyển ban đêm rất khó khăn. Bên cạnh đó đường còn là một trong những lối đi của các khu đô thị mới như Vinhomes Grand Park, Sim City, Elysia Thủ Đức. Thế nên việc các con đường Quận 9 mở rộng trong giai đoạn 2021-2025 có tên con đường này là thông tin rất đáng mừng cho cư dân ở khu vực này cũng như khu đô thị mới.

Đường Lò Lu

Đường Lò Lu, TP Thủ Đức

Đường Lò Lu Đoạn từ nút giao Lã Xuân Oai đến nút giao đường Nguyễn Xiển, dài 2,53km, rộng 16-25m và dự kiến sẽ hoàn thành 2021-2025.

Văn bản đường Lò Lu

Công văn quy hoạch mở rộng tuyến đường Lò Lu - TP Thủ Đức

Dự án nâng cấp và mở rộng đường Lò Lu đã chính thức có quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo văn bản phê duyệt 415/QĐ-QLCT. Hiện tại dự án đã được UBND Thành phố Thủ Đức khẩn trương tập trung hoàng thành.

Dự án quy hoạch đường Lò Lu được thực hiện sẽ là tin vui dành cho các hộ cư dân dọc trục đường Lò Lu nói riêng và dân Thành phố Thủ Đức nói chung.

3. Đường Lê Văn Việt

Trong 5 tuyến đường quận 9 mở rộng thì có lẽ đường Lê Văn Việt là hiện tại tương đối ổn nhất. Tuy nhiên vị trí quan trọng cùng việc đi qua nhiều khu dân cư, khu đô thị cũng khiến đường này thường xuyên bị ùn tắc đặc biệt ở các nút giao thông có hình dạng “cổ chai”.

Đường Lê Văn Việt

Lê Văn Việt là một trong số các đường Quận 9 mở rộng trong giai đoạn 2021-2025

Đường này sẽ được mở rộng từ đoạn gần ngã tư Thủ Đức đến ngã ba Mỹ Thành, dài 4,27km, rộng 30m và theo dự kiến cũng sẽ hoàn thành 2021-2025.

4. Đường Đỗ Xuân Hợp

Đoạn đường từ Cầu Nam Lý đến đường Nguyễn Duy Trinh dài khoảng gần 2km đang được mở rộng. Tuy nhiên đoạn từ khu đô thị Lakeview City do Novaland Group phát triển đến Nguyễn Duy Trinh vẫn chưa mở rộng được như đoàn từ Lakeview đến dự án căn hộ Flora Anh Đào của Nam Long Group triển khai.

Đường Đỗ Xuân Hợp

Đường Đỗ Xuân Hợp là những đường TP Thủ Đức mở rộng

Chính vì thế nơi này tạo nên một “cổ chai” (đường từ lớn sang bé đột ngột) dễ làm ùn tắc giao thông nhất là khung giờ cao điểm, theo dự kiến các đường Quận 9 mở rộng thì đoạn này sẽ được mở ra 30m giúp giao thông thêm thông thoáng hơn ở khu vực này.

5. Đường Lã Xuân Oai

Tuyến đường cuối cùng nằm trong danh sách 5 đường quận 9 mở rộng trong giai đoạn 2021-2025 là đường Lã Xuân Oai. Với tổng chiều dài dự kiến mở rộng là khoảng 5,9 km bắt đầu từ nút giao với đường Lê Văn Việt đến nút giao với Nguyễn Duy Trinh. Sau khi hoàn thành đường rộng 22-30m giúp liên kết nhiều khu dân cư, khu đô thị tại thành phố Thủ Đức trong tương lai gần.

Đường Lã Xuân Oai

Đường Lã Xuân Oai sẽ được quận 9 mở rộng

Dự kiến sau khi hoàn thành các tuyến đường quận 9 mở rộng này sẽ giúp cho việc giao thông được thuận tiện hơn từ đó góp phần xây dựng 1 Thành phố Thủ Đức đầy tiềm năng trong một tương lai gần.

Văn bản đường Lã Xuân Oai

Chuẩn bị mở rộng đường Lã Xuân Oai, TP Thủ Đức (Quận 9 cũ)

Một số dự án bất động sản được hưởng lợi

Trong danh sách 5 đường quận 9 mở rộng trong giai đoạn 2021-2025 thì ngoài việc giúp cho Quận 9 nói riêng hay TP Thủ Đức ngày nay nói chung sẽ có được giao thông thuận lợi, phát triển mạnh về kinh tế, xã hội,… thì bất động cũng được hưởng lợi, vậy có những dự án nổi bật nào hưởng lợi nnhataskhi 5 tuyến đường trên mở rộng?

  • Đường Nguyễn Duy Trinh mở rộng sẽ tác động trực tiếp đến Khu đô thị Đông Tăng Long
  • Đường Đỗ Xuân Hợp mở rộng sẽ lợi thế cho khu đô thị The Global City, Lakeview City, Jamila,…
  • Đường Lò Lu mở rộng thì dự án căn hộ Elysian Quận 9 hưởng lợi nhiều nhất, bên cạnh đó còn có Vinhomes Grand Park.
  • Đường Lã Xuân Oai mở rộng thì cư dân của Đông Tăng Long sẽ hưởng lợi nhất, giúp kết nối nhanh chóng đến Khu công nghệ cao và Vành Đai 3.

Cảm ơn quý khách hàng đã xem bài viết của chúng tôi.

Thông tin quy hoạch đường Liên Phường Thành Phố Thủ Đức mới nhất

Đường Liên Phường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc kết nối các khu dân cư tại Quận 9 (cũ), Tp Thủ Đức. Đi qua 4 phường quan trọng như: Phường Phước Long B, Phường Phú Hữu, Phường Long Trường và Phường Trường Thạnh. Theo quy hoạch trong tương lai Liên Phường sẽ đi qua phường An Phú và kết nối trực tiếp Mai Chí Thọ.

ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG TP THỦ ĐỨC

Đường Liên Phường Tp Thủ Đức có vị trí chiến lược đối với sự phát triển bất động sản của khu vực này. 

Vị trí của đường Liên Phường TP Thủ Đức:

Tổng chiều dài khoảng 6km, bắt đầu từ nút giao với Đường Đỗ Xuân Hợp (Phường Phước Long B) và kết thúc tại nút giao Vành Đai 3.

Vị trí đường Liên Phường

Bản đồ vị trí đường Liên Phường

Kết nối giao thông huyết mạch của tuyến Liên Phường quận 9 (cũ)

Cụ thể, dưới đây là những nút giao thông quan trọng của đường Liên Phường:

-      Nút gao với Đỗ Xuân Hợp: Từ nút giao này có thể dễ dàng kết nối với quận 2 qua đường Nguyễn Duy Trinh hoặc kết nối thẳng với trục đường Mai Chí Thọ, Trung tâm Thể dục thể thao Nam Rạch Chiếc sau này.

-      Nút giao với đường Võ Chí Công: Từ đây cư dân có thể dễ dàng kết nối với bến xe miền Đông, cao tốc Long Thành – Dầu Giây, khu công nghệ cao. 

-      Nút giao với đường vành đai 3: đây là nút giao quan trọng góp phần khiến cho bất động sản ở khu vực này tăng lên nhanh chóng. Khi con đường vành đai 3 hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đến Nhơn Trạch, Dĩ An, Tân Vạn, Bình Dương… Những người sống ở các thành phố vệ tinh của Đồng Nai, Bình Dương có thể đi làm ở Tp Thủ Đức và ngược lại. 

QUY HOẠCH ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG TP THỦ ĐỨC

Thông tin quy hoạch mở rộng đường Liên Phường quận 9

Dự án quy hoạch đường Liên phường đã được khởi công từ tháng 9/2018 với các hạng mục bao gồm: 

  • Mở rộng lộ giới mặt đường Liên Phường từ 30-60m, mỗi bên vỉa hè rộng 4m, có 6 làn xe lưu thông. 
  • Cải tạo và nâng cấp đoạn đường từ Đỗ Xuân Hợp đến Bưng Ông Thoàn dài khoảng 1.83km. 
  • Cầu qua Rạch Ông Cày được nâng cấp và mở rộng cho đồng bộ với đường Liên Phường, mặt cầu được nâng lên 20-50cm. Hệ thống thoát nước cũng được cải thiện để chống ngập úng. 

Với các nội dung kể trên, dự kiến tổng mức đầu tư cho dự án này là 303 tỉ đồng. Con đường Liên Phường sẽ do các chủ đầu tư bất động sản chịu chi phí và trách nhiệm thi công. Do đó tiến độ thi công sẽ phụ thuộc vào mức độ triển khai của các dự án bất động sản mà con đường này đi qua. 

Quy hoạch đường Liên Phường

Bản đồ quy hoạch tuyến đường Liên Phường

Tầm quan trọng của con đường Liên Phường Tp Thủ Đức

Trong tương lai, Tp Thủ Đức là thành phố sáng tạo phía Đông Sài Gòn. Đây là khu vực tập trung nhiều chuyên gia, sinh viên, giảng viên, cũng như tầng lớp trí thức sinh sống và làm việc. Đường Liên Phường là đường dân sinh không có container đi qua nên rất an toàn. Sau khi mở rộng đường sẽ còn giảm được tình trạng ùn tắc cho đường Nguyễn Duy Trinh.

Khi mật độ giao thông di chuyển trên đường Liên Phường nhiều hơn sẽ dẫn đến giá của các dự án bất động sản gần đó cũng tăng mạnh. Với tầm nhìn và sự quy hoạch chỉn chu, trong tương lai đường Liên Phường sẽ trở thành một trong những tuyến đường đẹp nhất ở Tp Thủ Đức. 

Cập nhật tiến độ và thực trạng đường Liên Phường hiện nay

Đến tháng 6 năm 2020 80% chiều dài dự án đường Liên Phường đã được hoàn thiện. Tuy nhiên đoạn đường Liên Phường dài hơn 1km chạy qua dự án Vinhomes Tây Tăng Long vẫn chưa được thi công. Theo dự kiến đoạn đường này sẽ được triển khai thi công vào cuối năm 2020. Riêng phần xây cầu qua rạch Ông Cày đã được hoàn thiện. 

Đoạn đường từ vòng xoay Liên Phường đến Đỗ Xuân Hợp đã làm xong vỉa hè, mặt đường và hệ thống thoát nước. Hào kỹ thuật phục vụ cho việc hóa ngầm hạ tầng kỹ thuật theo quy định đã được xây dựng và thông xe từ năm 2020. 

Đường Liên Phường hiện nay

Đường Liên Phường thực tế hiện nay

CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN HƯỞNG LỢI TỪ ĐƯỜNG LIÊN PHƯỜNG

Đường Liên Phường có vị trí chiến lược giúp cho việc di chuyển thuận lợi hơn. Đây là khu vực nhiều mảng xanh, vị trí gần phố, gần sông chính là lựa chọn tuyệt vời cho người dân an cư. 

Các dự án bất động sản trên đường Liên Phường có vị trí liền kề Quận 2 có thể di chuyển nhanh chóng về trung tâm thành phố. Rất nhiều ông lớn đã đầu tư các dự án “khủng” ở tuyến đường này như: Đất Xanh Group, Khang Điền, MIK Group, HUD… Các loại hình dự án cũng rất đa dạng bao gồm nhà phố, biệt thự dinh thự, đất nền hay các căn hộ chung cư cao tầng. 

Nếu có nhu cầu đầu tư hoặc tìm mua nhà để định cư bạn có thể tham khảo một số dự án nổi bật như: Thủ Thiêm Garden, Opal City, Verosa Park, Merita Khang Điền, Đông Tăng Long…

Đường Liên Phường đi xuyên qua dự án Đông Tăng Long của HUD

Đường Liên Phường đi xuyên qua đô thị mới Đông Tăng Long của HUD

Quy hoạch tuyến đường Lã Xuân Oai Tp Thủ Đức mới nhất 2023

Đường Lã Xuân Oai là một trong những tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng tại khu vực Quận 9 cũ nay thuộc thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh. Điểm đầu giao với đường Lê Văn Việt và điểm cuối giao tại đường Nguyễn Duy Trinh phường Long Trường Thành Phố Thủ Đức.

Tuyến đường với chiều dài chỉ gần 6 km nhưng đóng vai trò huyết mạch trong lưu thông, kết nối kinh tế vùng. Sau thời gian dài đi vào sử dụng, tuyến đường đã bị hư hỏng, quá tải nên đã được phê duyệt nâng cấp và mở rộng.

Đường Lã Xuân Oai thực tế

Thực tế Lã Xuân Oai địa phận phường Trường Thạnh

I - Thông tin chi tiết đường Lã Xuân Oai

1) Vị trí tuyến đường Lã Xuân Oai

Đường Lã Xuân Oai có chiều dài 5,8km chạy qua nhiều phường của thành phố Thủ Đức, đóng vai trò quan trọng trong kết nối giao thông vùng. Tuyến đường này đi qua các phường Tăng nhơn Phú A, phường Long Thạnh Mỹ, phường Trường Thạnh và phường Long Trường thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Quy hoạch Đường Lã Xuân Oai

Vị trí đường Lã Xuân Oai trên google maps

Đường Lã Xuân Oai có điểm đầu dự án nằm tại km 1.5 Lê Văn Việt (Trạm xăng dầu Tăng Nhơn Phú) và điểm cuối của tuyến đường nằm tại số 1326 D Nguyễn Duy Trinh. Là đường bê tông nhựa nóng, bề rộng đường khoảng 6m-7m.

2) Kết nối giao thông tại đường Lã Xuân Oai

Đường Lã Xuân Oai  là tuyến đường huyết mạch kết nối liên thông trong khu vực. Giúp những chuyên gia, kỹ thuật viên cấp cao, chuyên viên, các công nhân, cư dân di chuyển thuận tiện từ các hướng ngoại ô vào trung tâm thành phố và ngược lại.

Có thể nói đây là tuyến đường quan trọng với mật độ dân cư đông đúc, tập trung nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khu ẩm thực… Bên cạnh đó hàng loạt những khu đô thị liền kề được hình thành tại đây như khu đô thị Đông Tăng Long, khu đô thị Tây Tăng Long, Khu đô thị SimCity quận 9, Vinhomes Grand Park …với lượng dân cư cực lớn. Nhu cầu lưu thông qua tuyến đường rất cao.

Chính bởi vậy mà đường Lã Xuân Oai cần được mở rộng nâng cấp, đảm bảo cho quá trình lưu thông của cư dân thuận tiện, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

Đường Lã Xuân Oai thực tế 1

Cùng với tiến trình mở rộng của đường Lã Xuân Oai, dự án được hưởng lợi nhiều nhất là khu đô thị Đông Tăng Long, có diện tích khoảng 159 ha. Chủ đầu tư dự án là Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD).

3) Thực trạng đường Lã Xuân Oai thành phố Thủ Đức

Đường Lã Xuân Oai có vai trò quan trọng trong kết nối giao thông khi là cung đường lưu thông của hàng nghìn dân cư mỗi ngày, liên kết tới những tuyến đường lớn khác. Thế nhưng tuyến đường này hiện đang không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại. Làn đường chỉ rộng 6-8m khiến tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn xảy ra liên tục. Hơn nữa nhiều chỗ xuất hiện ổ gà, ổ voi, ngập nước gây khó khăn cho người giao thông.

Đường Lã Xuân Oai hiện trạng

Hình ảnh thực tế đường Lã Xuân Oai đoạn khu công nghệ cao quận 9

II - Quy hoạch nâng cấp và mở rộng đường Lã Xuân Oai

Dự án nâng cấp và mở rộng đường Lã Xuân Oai Thủ Đức đã chính thức có quyết định phê duyệt dự án đầu tư, theo quyết định số 652/QĐ-SGTVT ngày 01/02/2019 với mức đầu tư lên đến 502.254.000.000 VNĐ. Dự án nâng cấp và mở rộng đường Lã Xuân Oai sẽ thực hiện từ đoạn đầu khúc giao với đường Lã Xuân Oai cho tới đường Nguyễn Duy Trinh.

Tuyến đường Lã Xuân Oai được lên kế hoạch cải tạo, nâng cấp, sửa sang lại mặt đường để phục vụ cho việc lưu thông, di chuyển, đi lại của người dân. Theo đó, mặt đường Lã Xuân Oai sẽ được làm phẳng, san lấp ổ gà, ổ voi, để việc đi lại thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó mặt đường cũng có kế hoạch mở rộng, để đảm bảo hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông.

Ngoài ra tuyến đường cũng dự kiến xây dựng mới bó vỉa, vỉa hè cây xanh, hệ thống chiếu sáng đúng quy hoạch. Hiện tại từ km 0+ 1.3 (đoạn Trường tiểu học Trương Văn Thành) đã được nâng cấp xây dựng. Từ trường tiểu học Trương Văn Thành tới tuyến đường D2 Khu Công Nghệ Cao chưa được bố trí vốn.

Năm 2017 dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai quận 9 đã chính thức được phê duyệt 2.689 Km đoạn đầu đường Lê Văn Việt và điểm cuối dự án giao với đường D2 Khu Công Nghệ Cao. Đây là nhóm dự án B và thuộc loại công trình đường trong đô thị, cấp Công Trình Cấp III.

  • Đoạn 1: Từ Km 0 tới 446.16, mặt cắt ngang đường rộng 22m. Trong đó bao gồm nút giao với đường Lê Văn Việt.
  • Đoạn 2: Từ Km 446.16 tới km 2 + 2.689m, lộ giới đường Lã Xuân Oai rộng khoảng 30m theo quy hoạch. Đoạn hẻm 80 xây cửa xả thoát nước mở rộng khoảng 6m theo quy hoach. Chiều dài hẻm là khoảng 120,81m xây dựng hệ thống thoát nước theo đúng quy hoạch.
  • Xây dựng mới bó vỉa, vỉa hè cây xanh, xây dựng hệ thống chiếu sáng đúng quy hoạch

Đoạn từ Km+2.689 đường D2 kết thúc tại điểm km 5+8 giao đường Nguyễn Duy Trinh phần đường đoạn này hiện nay vẫn chưa có thông tin triển khai chính thức. Phần cầu Đông Tăng Long đã đang được xây dựng mới dự kiến hoàn thành 2024.

Đường Lã Xuân Oai không phải là tuyến đường dài nhưng tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra. Nếu dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai Quận 9 sớm được khởi công sẽ giảm thiểu tình trạng ách tắc giao thông và giúp phát triển kinh tế vùng, kinh tế doanh nghiệp, khu công nghiệp tại khu công Nghệ Cao.

5 tuyến đường mở rộng tại Thủ Đức

 

Thành phố Thủ Đức được sáp nhập từ quận 2, quận 9, quận Thủ Đức cũ, đây là 3 quận nằm phía đông thành phố Hồ Chí Minh. Thành Phố Thủ Đức là được thành lập mới và phát triển tương đối chậm hơn các quận nội thành khác của Tp Hồ Chí Minh đặc biệt là hệ thống giao thông hạ tầng đã xuống cấp, không bắt kịp tình hình phát triển kinh tế của một thành phố mới trẻ trung năng động hiện nay.

Tình hình cấp bách cần được xây dựng những tuyến đường huyết mạch như Lã Xuân Oai, Nguyễn Duy Trinh, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Văn Tăng, Lê Văn Việt, Nguyễn Thị Định… để giúp lưu thông phát triển kinh tế và giúp giảm chi phí đền bù khi giá bất động sản còn chưa thực sự tăng cao.

 

bất động sản quận 9