Hiển thị các bài đăng có nhãn bất động sản thủ đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bất động sản thủ đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Khởi công mở rộng đường Lò Lu, TP Thủ Đức

Người dân đang tất bật sửa sang nhà cửa để bàn giao mặt bằng cho nhà nước xây dựng, mở rộng đường Lò Lu.

Đường Lò Lu dài khoảng 2 km, là tuyến đường nhánh kết nối với các trục đường quan trọng của Tp.Thủ Đức là Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Lã Xuân Oai, khu vực cầu Tăng Long. Đây cũng là khu vực kết nối với khu công nghệ cao, TP Thủ Đức.

Đường Lò Lu TP Thủ Đức

Người dân bàn giao mặt bằng đường Lò Lu

Hiện nay, người dân trên tuyến đường này đang bàn giao mặt bằng cho nhà nước xây dựng, mở rộng đường Lò Lu.

Theo Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng Tp.Thủ Đức, nhiều tháng nay, ban đã tích cực vận động người dân ở đường Lò Lu nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng để sớm triển khai dự án. Dự kiến trong tháng 7 sẽ bàn giao mặt bằng cho Ban quản lý Dự án thi công dự án.

Theo kế hoạch dự án đường sẽ được mở rộng lên 30m (hiện tại 6m) với tổng mức đầu tư 755 tỉ đồng. Đoạn 1 từ đường Lã Xuân Oai đến dự án xây mới cầu Lấp, cầu Chùm Chụp. Hiện dự án chưa có mặt bằng nên chưa thể tổ chức thi công. Đoạn 2 từ cuối dự án xây mới cầu Lấp, cầu Chùm Chụp đến Nguyễn Xiển. Gói thầu này đã có đơn vị thi công. Hiện đang chờ mặt bằng để thi công cuốn chiếu.

Đường Lò Lu TP Thủ Đức

Nhà dân lùi sâu vào trong, bàn giao đất cho nhà nước thực hiện dự án mở rộng đường Lò Lu

Hiện ban Quản lý dự án đang trình Sở GTVT TP phê duyệt lựa chọn nhà thầu, dự kiến quý 3/2024 sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thi công. Đến quý 4/2024 sẽ khởi công dự án mở rộng đường Lò Lu theo đúng quy hoạch.

Nhiều năm nay mật độ dân cư trên đường Lò Lu đông đúc, hạ tầng kết nối không kịp đáp ứng, thường xuyên xuống cấp. Tuyến đường này xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà, khiến nhiều người dân đi lại khó khăn. Theo đó, việc nâng cấp, mở rộng là cần thiết.

Xem thêm: 5 Tuyến đường mở rộng TP Thủ Đức

Tuyến đường Liên Phường ở Tp Thủ Đức năm 2024 có gì mới?

Gần 8 năm kể từ khi UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư xây dựng tuyến đường Liên Phường bằng nguồn vốn vận động từ các chủ đầu tư dự án, đến nay tuyến đường này có gì mới.

Đường Liên Phường đoạn đầu

Điểm đầu đường Liên Phường đoạn kết nối với đường Mai Chí Thọ thuộc phường An Phú (TP Thủ Đức) đã được thi công hoàn thiện 6 làn xe.

Đường Liên Phường là một trong những tuyến giao thông huyết mạch ở TP Thủ Đức, giúp người dân có thể lưu thông theo trục thẳng từ khu vực phường An Phú đến các phường: Phước Long B, Phú Hữu, Long Trường, Trường Thạnh và ngược lại. 

Tuyến đường này phục vụ nhu cầu di chuyển nội thành tại khu vực TP Thủ Đức thay vì người dân phải đi theo đường dẫn cao tốc và hòa cùng các tuyến đường nhánh có xe tải, container dày đặc.

Tháng 7/2017, UBND TP.HCM đã chấp thuận đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ đường Liên Phường đến đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9 cũ) từ nguồn vốn vận động của các chủ đầu tư dự án bất động sản dọc tuyến. Thế nhưng đến nay đã gần 8 năm, 2 đoạn trên tuyến vẫn đang dang dở. 

Hiện đoạn từ phường An Phú nối vào khu dân cư Global City vẫn đứt đoạn khoảng 0,6km. Đoạn từ khu dân cư Sở Văn hóa và thể thao (phường Phú Hữu) đến khu đô thị Đông Tăng Long (phường Trường Thạnh) còn đứt đoạn khoảng 1km.  

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TP Thủ Đức thông tin, hai vị trí đứt đoạn của tuyến đường Liên Phường hiện hữu thuộc hai khu vực quỹ đất quy hoạch dự án.

Đầu tiên là dự án Saigon Sport City với tổng diện tích hơn 63,8ha. Hiện nay dự án đã hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng và chuyển mục đích sử dụng đất. Chủ đầu tư đang thực hiện các thủ tục xin giao đất để tiến hành đầu tư, xây dựng. 

Đoạn đường Liên Phường đứt đoạn còn lại nằm trong quy hoạch khu đô thị Long Trường - Trường Thạnh - Tây Tăng Long.

Do tính chất kết nối giao thông quan trọng của tuyến đường Liên Phường, hiện TP Thủ Đức vẫn đang bám sát hai dự án này để đảm bảo nhà đầu tư thực hiện dự án đúng quy định, sớm thi công để cả tuyến đường thông suốt.

Một số hình ảnh tuyến đường liên phường cập nhật mới nhất 2024

Đường Liên Phường đoạn chưa thi công

Gần nhánh sông Rạch Chiếc, tuyến đường trở thành vòng cung quay ngược lại. 

 

Đường Liên Phường đoạn qua Global

Đoạn đẹp nhất hiện nay của tuyến đường Liên Phường thuộc khu đô thị Global City. Không chỉ hoàn thiện 6 làn xe, vỉa hè hai bên cũng đã được chỉnh trang, đợi lát gạch.

 

Đường Liên Phường đoạn giáp Đỗ Xuân Hợp

Toàn cảnh khu vực nút giao Liên Phường - Đỗ Xuân Hợp.

Nếu không có tuyến Liên Phường, người dân từ khu vực phường An Phú muốn đến phường Phú Hữu sẽ phải di chuyển xa hơn khoảng 4km. Các tuyến đường vòng cũng nguy hiểm hơn vì nhiều xe tải và container

Toàn tuyến Đường Liên Phường

Là tuyến đường được mong đợi nhất TP Thủ Đức nhưng hiện nay, đường Liên Phường vẫn còn 2 đoạn chưa thi công (màu vàng).

 

Đường Liên Phường qua sở văn hoá thông tin

Đường Liên Phường đoạn qua Khu dân cư Sở văn hóa và thể thao (phường Phú Hữu) vẫn chỉ là đường hai làn ô tô. Mặt đường nhiều đoạn gồ ghề, bong tróc.

 

Đường Liên Phường giáp sông Rạch Chiếc

Đường Liên Phường đứt đoạn ngay tại mép sông Rạch Chiếc, thuộc dự án khu dân cư Sở văn hóa và thể thao TP.HCM.

 

Đường Liên Phường qua Đông Tăng Long

Đường Liên Phường tại đoạn cuối khu đô thị Đông Tăng Long, phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức. 

Đường Liên Phường hoàn thành hai đoạn trên thì cư dân Đông Tăng Long kết nối lên thẳng Mai Chí Thọ dễ dàng, nhanh chóng và ngược lại.

Đầu tư 3.400 tỷ vào con đường huyết mạch ở TP Thủ Đức

Đường Võ Chí Công (TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) đang được đề xuất để mở rộng từ 6 lên 12 làn xe. Khi hoàn thành, nó sẽ tăng cường kết nối từ cảng Cát Lái đến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Đường Võ Chí Công

Cảng Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn nhất Việt Nam. Năm 2023, cảng này có năng lực bốc xếp container đạt 5,33 triệu TEUs, gấp 3 lần cảng đứng thứ 2 và chiếm 28% thị phần cảng biển cả nước. Tuy vậy, các con đường kết nối quanh cảng nhỏ hẹp, chủ yếu chỉ 6 làn xe nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc.

Đường Võ Chí Công

Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất 4 dự án mở rộng đường kết nối. Trong đó tiêu biểu là dự án mở rộng đường Võ Chí Công có tổng mức đầu tư lên tới 3.400 tỷ đồng, nâng từ 6 lên 12 làn xe. Dự án đề xuất triển khai giai đoạn 2024-2028.

Đường Võ Chí Công

Theo đó, dự án mở rộng đường đường Võ Chí Công sẽ chia thành 2 đoạn. Đoạn một từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thuỷ dài khoảng 2,3km (màu vàng) được đầu tư khoảng 1.100 tỷ đồng. Đoạn 2 từ nút giao Mỹ Thuỷ đến cầu Phú Hữu dài khoảng 5,6km (màu xanh) được đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng.

Đường Võ Chí Công

Đây là tuyến đường quan trọng kết nối cảng container lớn nhất Việt Nam (cảng Cát Lái) và cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Bên cạnh đó, đường Võ Chí Công còn là đoạn đường nối Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và Khu chế xuất Tân Thuận.

Đường Võ Chí Công

Song tuyến đường Võ Chí Công chỉ có 6 làn xe nên nơi đây thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào bất cứ giờ nào trong ngày. Nhiều xe lớn chiếm luôn làn đường dành cho xe máy nên nơi đây luôn là điểm nóng của những vụ tai nạn giao thông.

Đường Võ Chí Công

Đường Võ Chí Công là một trong những tuyến đường chính kết nối nhiều khu vực của TP Thủ Đức và các quận lân cận. Dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa các khu vực. Đồng thời giúp tăng khả năng lưu thông, giảm ùn tắc đặc biệt là trong giờ cao điểm.

Đường Võ Chí Công

Ngoài ra còn giúp giảm thiểu tai nạn giao thông khi đường rộng, có làn đường riêng cho xe máy và xe ô tô cùng với các biện pháp an toàn như đèn tín hiệu và biển báo giao thông.

Đường Võ Chí Công

Khi tuyến đường Võ Chí Côngđược mở rộng, các dự án bất động sản được hưởng lợi nhiều nhất vì kết nối giao thông được thuận lợi

Đường Võ Chí Công

Bên cạnh dự án mở rộng đường Võ Chí Công, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang đề xuất mở rộng thêm đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ nút giao Mỹ Thuỷ đến phà Cát Lái) và đang nghiên cứu dự án xây đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu kết nối Vành đai 3 TPHCM và cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Đông Tăng Long

TPHCM thông qua phương án 5 huyện thành 5 đô thị vệ tinh

TPHCM sẽ hình thành 1 khu vực đô thị trung tâm, 1 đô thị đồng hành là thành phố Thủ Đức và 5 đô thị vệ tinh được phát triển từ các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.

Sáng nay (22/6), tại kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND TPHCM đã thống nhất thông qua hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Theo nội dung quy hoạch, thành phố giữ quan điểm sắp xếp, tổ chức không gian theo hướng đô thị toàn cầu, đa trung tâm.

HĐND TPHCM

Các đại biểu HĐND TPHCM thống nhất thông qua quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hình thành 5 đô thị vệ tinh

Báo cáo tại kỳ họp, đại diện UBND TP cho biết, trên cơ sở các hành lang quốc gia và vùng, UBND TP đề xuất 2 kịch bản phát triển không gian.

Cụ thể, với kịch bản 1, thành phố sẽ hình thành 1 khu vực đô thị trung tâm (gồm 16 quận), 1 TP Thủ Đức là đô thị song hành và 5 đô thị vệ tinh (gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ).

Với kịch bản 2, thành phố hình thành 1 khu vực đô thị trung tâm (gồm 15 quận), 1 TP Thủ Đức và 2 đô thị song hành gồm Củ Chi - Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè - Quận 7 - Cần Giờ.

Trong đó, UBND TPHCM đề xuất chọn kịch bản 1 vì tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của thời kỳ quy hoạch và phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã.

HĐND TPHCM

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan trình bày báo cáo tóm tắt về quy hoạch phát triển thành phố

Trước đó, UBND TPHCM cũng đã xây dựng và lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn 2060. Theo đó, thành phố định hướng chia thành 5 vùng đô thị, 3 khu vực chống ngập, 3 khu vực không gian ngầm.

5 vùng đô thị bao gồm:

Vùng đô thị trung tâm: Ranh giới phía bắc, phía tây là đường Vành đai 2, phía nam là kênh Đôi - kênh Tẻ, phía đông là sông Sài Gòn. Vùng trung tâm bao gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, quận Bình Tân, một phần quận 12. Tổng diện tích khoảng 17.000ha, quy mô dân số hiện hữu (2019) khoảng 4,5 triệu người.

Vùng đô thị phía Đông: Đã thành lập TP Thủ Đức, tổng diện tích khoảng 21.000ha, quy mô dân số hiện hữu (2019) khoảng 1,1 triệu người.

Vùng đô thị phía Bắc - Tây Bắc: Ranh giới phía bắc giáp Tây Ninh, phía tây giáp tỉnh Long An, phía nam là ranh hành chính giữa huyện Hóc Môn, Bình Chánh và đường Vành đai 2. Vùng đô thị này bao gồm huyện Củ Chi, Hóc Môn và một phần quận 12, tổng diện tích khoảng 58.500ha, quy mô dân số hiện hữu (2019) khoảng 1,4 triệu người.

HĐND TPHCM

TPHCM định hướng phát triển mô hình đô thị đa trung tâm

Vùng đô thị phía Tây: Ranh giới phía bắc giáp ranh hành chính giữa huyện Hóc Môn và Bình Chánh, phía nam giáp tỉnh Long An, phía đông giáp đường Vành đai 2 và sông Cần Giuộc. Vùng này bao gồm phần lớn huyện Bình Chánh. Tổng diện tích vùng khoảng 23.300ha, quy mô dân số hiện hữu (2019) khoảng 840 nghìn người.

Vùng đô thị phía Nam: Ranh giới phía bắc giáp kênh Đôi - kênh Tẻ, ranh giới phía nam giáp tỉnh Long An và biển Cần Giờ, phía đông giáp sông Đồng Nai, phía tây là sông Cần Giuộc. Vùng bao gồm quận 7, huyện Nhà Bè, một phần huyện Bình Chánh, và toàn bộ huyện Cần Giờ với tổng diện tích 93.300ha, trong đó có Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Quy mô dân số hiện hữu (2019) khoảng 1,2 triệu người.

Theo UBND TPHCM, với chiến lược phân vùng như trên, kết hợp mô hình đô thị đa trung tâm gắn với đa dạng không gian sinh thái sẽ hợp lưu sức mạnh thiên nhiên, nguồn lực về kinh tế, linh hoạt với các phạm vi và nguyên tắc.

Năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 15.400 USD

Về định hướng phát triển kinh tế, UBND TPHCM xây dựng 3 kịch bản phát triển. Trong đó, kịch bản 1 là mô hình tăng trưởng hiện tại, có áp dụng một số chiến lược đổi mới sáng tạo. Kịch bản này đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021-2025 đạt 5,3%; giai đoạn 2026-2030 đạt 7,9% và 2021-2030 đạt 6,6%

Theo UBND TPHCM, kịch bản này có tính khả thi cao, nhưng không đạt được chỉ tiêu về tăng trưởng và GRDP bình quân đầu người theo Nghị quyết số 31-NQ/TW, không tạo ra các động lực tăng trưởng làm tiền đề cho tầm nhìn 2050, cơ cấu kinh tế ngành mất cân đối.

Kịch bản 2 là đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút nguồn lực thực hiện dự án giữ vai trò động lực tạo ra sự đột phá, phù hợp với xu hướng phát triển vùng Đông Nam Bộ. Các chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể là: giai đoạn 2021-2025 đạt 7,5-8,0%; giai đoạn 2026-2030 đạt 9,5-10,0% và giai đoạn 2021-2030 đạt 8,5-9,0%. 

Kịch bản này có ưu điểm là đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết 31-NQ/TW về các chỉ tiêu tăng trưởng, nhưng nhược điểm là nhu cầu về vốn đầu tư khá cao, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ trong huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Kịch bản thứ 3 là xây dựng thể chế, chính sách, điều kiện thuận lợi, áp dụng hiệu quả mô hình kinh tế mới để tạo ra bước chuyển đột phá, khai thác tiềm năng lợi thế, vị trí chiến lược của thành phố. Các chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể là: giai đoạn 2021-2025 đạt 8,1%; giai đoạn 2026-2030 đạt 12,8% và giai đoạn 2021-2030 đạt 10,5%.

Theo UBND TPHCM, kịch bản này đáp ứng được khát vọng của Đảng bộ và nhân dân thành phố, tuy nhiên, tính khả thi không cao nếu không hình thành được các động lực tăng trưởng mới và một số siêu dự án mang tính đột phá.

Trong 3 kịch bản trên, UBND TPHCM đề xuất phát triển theo kịch bản thứ 2. Với kịch bản này, thành phố phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân khoảng 9%/năm trong giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 14.700-15.400 USD.

HĐND TPHCM

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu và tiếp thu ý kiến tại kỳ họp

Tại kỳ họp, Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, sau khi HĐND thông qua, thành phố sẽ rút kinh nghiệm từ các góp ý, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng phê duyệt.

“Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chung, các quy hoạch cấp dưới; kế hoạch thực hiện quy hoạch. Quy hoạch cũng là cơ sở để xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư và triển khai các dự án theo thứ tự ưu tiên” - ông Phan Văn Mãi nói rõ.

Căn cứ vào định hướng, quy hoạch thời kỳ 2021-2030, TPHCM xác định tầm nhìn phát triển đến năm 2050 trở thành “đô thị toàn cầu hấp dẫn và bền vững; trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; kinh tế - văn hóa phát triển đặc sắc; người dân có chất lượng sống cao; là hạt nhân đô thị của Vùng TPHCM và vùng Đông Nam Bộ; là cực tăng trưởng của cả nước”.

Một tuyến đường ngay Tp.Thủ Đức tái khởi động trở lại sau gần 10 năm vướng mặt bằng

Đường Hoàng Hữu Nam là tuyến đường huyết mạch của Tp Thủ Đức (Tp.HCM) kết nối giao thông với Bến xe Miền Đông mới, metro số 1, Xa lộ Hà Nội, Bệnh viện Ung Bướu, Nghĩa trang TP.HCM...

Đường Hoàng Hữu Nam

Sau gần 10 năm vướng mặt bằng, thi công trì trệ, dự án mở rộng đường Hoàng Hữu Nam mới đây được tái khởi động khiến người dân quanh khu vực phấn khởi, trông chờ con đường sớm được hoàn thiện.

Hiện dọc tuyến đường Hoàng Hữu Nam nhiều công nhân, máy móc đang thi công san lấp mặt bằng. Dọc hai bên tuyến đường này, các hộ dân cũng hoàn tất tháo dỡ nhà cửa để bàn giao mặt bằng, những ngôi nhà đã lùi sâu nhường chỗ cho dự án mở rộng đường. Các hạng mục như ống cống, đường ống nước, vỉa hè... sẽ được triển khai khi hoàn tất bàn giao mặt bằng.

Dự án mở rộng 1,7km đường Hoàng Hữu Nam (từ Bến xe Miền Đông mới đến nút giao Xa Lộ Hà Nội) được khởi công từ năm 2015, dự kiến đường được mở rộng từ 7m - 30m với tổng mức đầu tư hơn 402 tỉ đồng.

Sau đó đến năm 2019, do vướng mặt bằng và dịch Covid-19, dự án tạm ngưng thi công. Tháng 5/2023, dự án mới được tái khởi động. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn đang trong tình trạng thi công cầm chừng, tốc độ thi công chậm, công tác bàn giao mặt bằng vẫn chưa hoàn tất.

Việc thi công dang dở trong gần một thập kỉ khiến đời sinh hoạt, công việc kinh doanh gặp nhiều trở ngại. Nhiều người dân Tp.Thủ Đức hy vọng tuyến đường này sớm được mở rộng để ổn định đời sống, phát triển kinh tế.

Cùng với đó, tuyến đường có mật độ phương tiện lưu thông cao, nhiều xe tải, xe container lưu thông, dẫn đến thường xuyên ùn ứ vào các khung giờ cao điểm.

Đại diện đơn vị thi công cho biết người dân bàn giao mặt bằng tới đâu thì đơn vị sẽ tiến hành thi công đến đó. Vướng mắc lớn nhất của dự án lúc này là mặt bằng vì vẫn còn hàng chục hộ dân chưa giao trả mặt bằng, dẫn đến quá trình thi công kéo dài. Nếu mọi việc diễn tiến thuận lợi, người dân bàn bàn giao đầy đủ mặt bằng thì dự án sẽ hoàn thành trong năm nay.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TP Thủ Đức (chủ đầu tư), tổng diện tích đất cần thu hồi phục vụ dự án Hoàng Hữu Nam là khoảng 47.556 m , với 149 hộ dân và 5 tổ chức bị ảnh hưởng. Phần lớn mặt bằng đã được giải tỏa, chỉ còn vướng mắc khoảng hơn 20 hộ dân. Hiện công tác giải phóng mặt bằng tại phường Long Bình và dự án mở rộng Nghĩa trang Liệt sỹ TP còn gặp nhiều khó khăn.

Dự án mở rộng đường Hoàng Hữu Nam chậm trễ gần một thập kỉ không chỉ gây khó khăn cho người dân mà còn bất cập trong việc kết nối giao thông tới bến xe Miền Đông mới, khiến xe khách ra vào bến xe gặp khó.

Giới thiệu dự án Đông Tăng Long

Đến năm 2030, TP.HCM vẫn giữ nguyên 16 quận, 5 huyện và TP.Thủ Đức

Tại hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 31 diễn ra sáng nay (13/6), Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã thông tin về tiến độ thực hiện quy hoạch TP.HCM cũng như thời điểm TP triển khai các đô thị đa trung tâm.

Hội nghi Tp HCM

Toàn cảnh hội nghị

Ông Phan Văn Mãi cho biết, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa diễn ra, 27 thành viên của hội đồng đã thống nhất thông qua bản quy hoạch này và đưa ra những góp ý.

Thông tin về quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, ông Phan Văn Mãi cho biết, tuy về thời gian có chênh nhau một chút, nhưng tóm tắt về mặt đơn vị hành chính, phát triển đô thị thì từ nay đến 2030, TP.HCM vẫn giữ nguyên 16 quận, 5 huyện và TP Thủ Đức

Trong giai đoạn trên, TP.HCM sẽ củng cố lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật để nâng chất lượng. Trong sắp xếp đối với 5 huyện, TP xây dựng các hạ tầng hướng đến các chỉ tiêu đô thị để chuyển lên thành phố trực thuộc tỉnh (chứ không phải mô hình như TP Thủ Đức).

Chủ tịch UBND tp HCM Phan Văn Mãi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại hội nghị

Trong giai đoạn 2030-2040, TP.HCM sẽ tổ chức các vùng đô thị như quy hoạch chung gồm có khu đô thị trung tâm 930 ha, TP phía Đông là TP.Thủ Đức đã hình thành.

Thành phố Tây Nam gồm huyện Bình Chánh, một phần Quận 12, quận Bình Tân. Lúc đấy TP.HCM sẽ xem xét huyện Cần Giờ thuộc khu Nam hay là một thành phố đặc biệt.

Thành phố phía Nam gồm Quận 7, huyện Nhà Bè và một số đơn vị. Thành phố phía Tây Bắc gồm có huyện Củ Chi và một phần của huyện Hóc Môn, một số đơn vị.

Đường sắt đô thị Tp HCM

Đường sắt đô thị sẽ là một trong những phương thức kết nối các thành phố trong tương lai

"Sau 2030, giai đoạn 2030 – 2040, TP.HCM sẽ hình thành 5 thành phố như là TP Thủ Đức. Thì chúng ta triển khai đồng bộ, toàn diện mô hình đô thị đa trung tâm và đường sắt đô thị sẽ là một trong những phương thức kết nối. 

Thời gian vừa qua do chúng ta không phát triển đồng bộ hạ tầng, cho nên đô thị TP.HCM vẫn là vết dầu loang từ trung tâm đi ra mà chưa hình thành được các khu như thế này", ông Mãi cho biết.

Như vậy hiện nay việc đầu tư Bất Động sản tốt nhất vẫn là khu Đông (Tp. Thủ Đức). Hiện một trong nhứng dự án có tiềm năng cũng như được rất nhiều người quan tâm đến là Khu đô thị mới Đông Tăng Long.

Khu đô thị mới Đông Tăng Long tọa lạc tại phường Trường Thạnh, thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Dự án nằm ngay nút giao quan trọng: Liên Phường và Vành đai 3 – giúp kết nối dễ dàng quận 2, Thủ Đức, Bình Dương, cao tốc Long Thành Dầu Giây. Nhờ vị trí đắc địa, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, mạng lưới giao thông vận tải liên vùng, dự án trở thành tâm điểm đầu tư trong giai đoạn sắp tới.

Dự án được quy hoạch đồng bộ trên khu đất có quy mô 159,36ha với 3.249 căn nhà ở thấp tầng. Toàn bộ đều được quy hoạch và xây dựng theo đúng chuẩn đô thị mới, cân bằng giữa mật độ cây xanh và mật độ sinh hoạt của dân cư

 

Các tiêu chí chọn mua bất động sản của nhà đầu tư trong giai đoạn mới

Đầu tư vào các dự án hiện hữu tại những vị trí có cơ sở hạ tầng phát triển, đầy đủ giấy tờ pháp lý, đã xây dựng xong và tận dụng đà sụt giảm lãi suất cho vay, được các chuyên gia nhận định là xu hướng đầu tư bất động sản trong nửa đầu năm 2024.

Đông Tăng Long thực tế

Một góc thực tế khu đô thị Đông Tăng Long

Tâm lý nhà đầu tư bất động sản giữa những “tâm chấn”

Đi cùng những “biến động” của thị trường bất động sản (BĐS), các tiêu chí lựa chọn sản phẩm đầu tư cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Trong khoảng thời gian 2016 - 2020, thị trường tăng trưởng nóng với nhiều loại hình sản phẩm. Từ đất nền, nhà phố, biệt thự, shophouse, căn hộ chung cư, đặc biệt là sự bùng phát của BĐS nghỉ dưỡng condotel tại các thành phố biển (theo “Báo cáo Toàn cảnh BĐS 1995 – 2020” của Savills). 

Giai đoạn này thị trường phát triển mạnh nhờ sự tác động từ các chính sách thúc đẩy, quy định cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở, cùng với các gói kích cầu kinh tế, thu hút đầu tư... Vì thế, việc chọn mua BĐS tại thời điểm này mang lại cho nhà đầu tư tiềm năng lợi nhuận cao. “Khẩu vị” của nhà đầu tư tập trung chủ yếu vào tiềm năng sinh lời trong ngắn và trung hạn.

Giai đoạn sau dịch Covid-19 đã có sự thay đổi các tiêu chí chọn mua BĐS cũng như cách thị trường vận hành. Do giãn cách xã hội, công trường xây dựng bị ảnh hưởng, các hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư (CĐT) cũng chịu nhiều tác động, nguồn cung vì thế sụt giảm. 

Trong tình hình đó, các CĐT đã linh động và sáng tạo hơn về hình thức quản lý dự án, triển khai kinh doanh, tổ chức các sự kiện giới thiệu dự án trực tuyến,… Nhờ đó, BĐS vẫn là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn. Giai đoạn này “khẩu vị” của nhà đầu tư cho thấy sự thay đổi, không chỉ quan tâm tới khả năng sinh lời trong ngắn hạn mà yếu tố an toàn trong trung và dài hạn cũng dần được cân nhắc. 

Bức tranh của thị trường đầu năm 2024 dần khởi sắc

Sau những biến động từ kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2022-2023 khiến cho thị trường trầm lắng, đầu năm 2024 các chuyên gia nhận định có một số tín hiệu phục hồi, cho thấy tiềm năng tăng trưởng trở lại. Theo báo cáo “Cập nhật thị trường BĐS TP.HCM – Q1.2024” của CBRE, tỷ lệ hấp thụ các căn hộ mở bán đạt xấp xỉ 80% nhờ giá bán ổn định và chính sách bán hàng hấp dẫn.

Đông Tăng Long công viên thực tế

Năm 2024 được các chuyên gia nhận định là 'nền móng' cho chu kỳ mới của BĐS.

Bên cạnh đó, các công trình hạ tầng quan trọng tại TP.HCM được thúc đẩy triển khai tích cực như: đường Vành đai 3, nút giao An Phú, tuyến metro số 1, đường song hành cao tốc Long Thành - Dầu Giây… tại khu Đông. Và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường song hành Quốc lộ 50… tại khu Tây. Đồng thời, việc thông qua và sẽ sớm có hiệu lực của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Đất đai… cũng tạo sức bật mạnh mẽ cho toàn thị trường.

Điển hình, một số CĐT đã có kết quả kinh doanh tích cực. Ở phân khúc cao tầng, TP.HCM ghi nhận các dự án có giao dịch tốt từ cuối năm 2023 đến nay: Tại khu Tây, Akari City của CĐT Nam Long thu hút lượng lớn khách hàng và giao dịch nhộn nhịp nhờ ưu thế tiến độ xây dựng và chính sách hấp dẫn (trả góp 30% đến khi nhận nhà, cố định lãi suất 1%, ân hạn nợ gốc 2 năm). 

The Privia của CĐT Khang Điền cũng công bố bán hết hơn 1000 căn hộ trong vòng 3 tháng kể từ ngày mở bán nhờ đã cất nóc và có đầy đủ giấy giờ pháp lý, chuẩn bị bàn giao trong năm 2024. 

Tại khu Đông, CĐT Gamuda Land ra mắt Eaton Park với lịch thanh toán hấp dẫn, công bố giao dịch ấn tượng trong lần mở bán đầu tiên… Các kết quả kinh doanh của những “ông lớn” BĐS này đã giúp củng cố niềm tin cho khách hàng vào sự hồi phục của thị trường. 

Ở phân khúc thấp tầng, thị trường chứng kiến sự sôi động trở lại của các dự án quy mô. Nổi bật nhất là The Global City của CĐT Masterise Homes đã hoàn thiện và đưa vào bàn giao phân khu thấp tầng đầu tiên, ra mắt hàng loạt các tiện ích tại TP. Thủ Đức như công viên City Park, học viện & CLB golf, đường đua Go-Kart, khu thả diều… thu hút lượng lớn khách hàng quan tâm.

Gần đó, cụm các dự án thấp tầng của CĐT Khang Điền như The Classia (gần 180 căn nhà phố) và Verosa Park (gần 300 căn nhà phố và biệt thự) tại P. Phú Hữu cũng ghi nhận thị trường thứ cấp với nhiều giao dịch sôi động nhờ việc đã hoàn tất xây dựng, bàn giao nhà, bàn giao sổ và cư dân về ở.

Xa hơn xíu là khu đô thị mới Đông Tăng Long của HUD - Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị. Đông Tăng Long nằm ở vị trí trung tâm Tp Thủ Đức với diện tích 159,36 ha gồm 3.249 căn nhà ở thấp tầng. Theo quy hoạch, khu đô thị này sẽ trở thành “phần lõi” của TP Thủ Đức, là dự án trọng điểm trong giai đoạn 2021- 2025 tại khu vực phía Nam.

Mẫu nhà Đông Tăng Long

Lãi suất cho vay thấp là thời cơ tốt cho các nhà đầu tư BĐS tối ưu dòng tiền ( Mẫu nhà Đông Tăng Long).

Xa hơn, CĐT Vingroup công bố khai trương trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Grand Park, khu vui chơi giải trí VinWonders Grand Park cùng nhiều phân khu nhà phố thương mại và căn hộ mới thuộc Đại đô thị Vinhomes Grand Park. Tại khu Tây, The Meadow của CĐT Gamuda Land vừa ra mắt hồi tháng 5 với 212 căn nhà phố - biệt thự cũng thu hút nhiều khách hàng. 

Quan sát từ thành công của các dự án và sự quan tâm của khách hàng đến sự kiện do các CĐT tổ chức, thị trường ghi nhận nhà đầu tư đã có thêm các yêu cầu khắt khe hơn khi mua BĐS để ở, đầu tư hay tìm nơi trú ẩn an toàn cho tài sản. Như: dự án phải toạ lạc tại những nơi có hạ tầng cơ sở phát triển hoặc khu dân cư hiện hữu, đông đúc, giấy tờ pháp lý cần đầy đủ theo đúng quy định hiện hành, đã xây dựng hoàn thiện, có ngân hàng bảo lãnh… 

Ngoài ra, các yếu tố tích cực tác động từ thị trường như: lãi suất cho vay giảm thấp nhất trong lịch sử, nhiều chính sách cho vay mua BĐS linh hoạt từ ngân hàng, những tín hiệu lạc quan từ chính sách vĩ mô, các luật định sửa đổi, nhiều công trình hạ tầng đang dần hoàn thiện… cũng là chất xúc tác, thúc đẩy nhà đầu tư dễ dàng ra quyết định.

 

Bất động sản khu Đông Sài Gòn kỳ vọng “ăn theo” hạ tầng, đầu tư công

Mới đây, Sở GTVT TP.HCM đã trình báo cáo UBND TP.HCM đối với hàng chục dự án giao thông trọng điểm sẽ được triển khai trên địa bàn TP.HCM. Điều này sẽ tạo xung lực cho thị trường bất động sản có cơ hội sớm hồi phục trở lại.

Hạ tầng khu Đông

Hơn 245.000 tỉ đồng đầu tư 34 dự án, công trình giao thông trọng điểm ở Tp HCM

Mới đây, Sở GTVT TP.HCM đã trình báo cáo UBND TP.HCM đối với 34 dự án, công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn với tổng vốn đầu tư hơn 245.000 tỉ đồng. Như: dự án Xây dựng tuyến nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa (quận Tân Bình), dự án Mở rộng QL50 (huyện Bình Chánh), dự án Xây dựng nút giao An Phú (TP.Thủ Đức), đường Song Hành cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây (TP.Thủ Đức), cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, nâng cấp mở rộng QL13, tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến đường sắt metro số 1…

Trong ngày 15.4 vừa rồi, lãnh đạo UBND TP.HCM cùng các sở ban ngành liên quan đã đi kiểm tra tiến độ tại các công trường dự án trọng danh mục các công trình giao thông trọng điểm này để đốc thúc và chỉ đạo kịp thời.

Đồng thời, chiều cùng ngày, thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác Chính phủ cùng các lãnh đạo TP.HCM, TP.Thủ Đức cũng đã đi thực địa. Và nghe báo cáo về các dự án giao thông trọng điểm của thành phố như nút giao thông An Phú, đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây, khảo sát dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên)...

Các công trình này đóng vai trò kết nối vùng, cửa ngõ thành phố, rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tổ chức giao thông, có sử dụng nguồn lực Trung ương.

Phạm Minh Chính

Thủ tướng yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương thiết kế và thi công nút giao thông An Phú.

Nút giao thông An Phú (phường An Phú, TP.Thủ Đức) có tổng mức đầu tư hơn 3.408 tỷ đồng từ vốn đầu tư công của ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố, thời gian thực hiện từ năm 2022- 2025. Theo nhà thầu thi công, dự án này có thể hoàn thành dự kiến vào tháng 12/2024.

Theo phương án thiết kế, nút giao 3 tầng gồm hầm chui hai chiều nối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ (phía hầm Thủ Thiêm), kéo dài qua nút giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống. Mặt đất sẽ xây đảo và tiểu đảo, cảnh quan cây xanh cùng tháp biểu tượng tại vòng xoay trung tâm.

Trên cao xây dựng 2 cầu vượt: một cầu dạng chữ Y nối đường Mai Chí Thọ (phía xa lộ Hà Nội) và Lương Định Của qua đường dẫn cao tốc; một cầu vượt rẽ phải từ đường dẫn cao tốc qua Mai Chí Thọ.

Nút giao An Phú

Phối cảnh nút giao thông An Phú khi hoàn thiện, đây sẽ là nút giao lớn nhất và đẹp nhất TP.HCM

Khi hoàn thành, đây sẽ là nút giao lớn nhất và đẹp nhất thành phố, được kỳ vọng giảm ùn tắc cho tuyến đường vào cảng Cát Lái (đường Đồng Văn Cống) và giao thông khu vực cửa ngõ phía đông, kết nối thuận lợi với sân bay quốc tế Long Thành khi sân bay hoàn thành và đưa vào khai thác, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng giao thông khu vực Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.

Bất động sản sẽ sớm phục hồi?

Việc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm này cùng đề án phát triển TP.Thủ Đức đến năm 2040 với quy hoạch đa tâm với Thảo Điền – An Phú – Thủ Thiêm là 3 trung tâm đô thị chính đang giúp các dự án bất động sản tại khu vực An Phú và khu vực lân cận hưởng lợi lớn.

Theo quan sát, các dự án đang triển khai như Global City, Đông Tăng Long, Eaton Park, Vinhomes Grand Park, The Classia, ... sẽ đóng góp phần lớn nguồn cung nhà ở của TP.HCM. Thu hút lượng lớn cư dân và chuyên gia đổ về đây đầu tư, an cư sinh sống.

Thực tế Đông Tăng Long

Thực tế 1 góc khu đô thị mới Đông Tăng Long

Ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho rằng, điểm thú vị của BĐS Việt Nam là đã dẫn trước các thị trường khác nhờ tốc độ đô thị hóa 47%. Trong mắt các nhà đầu tư, Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước với quá trình đô thị hóa. Lượng dân số ở tầng lớp trung lưu và giàu có ngày càng tăng, trong khi đó nguồn cung giá vừa túi tiền đang thiếu hụt khi các chủ đầu tư chạy theo các sản phẩm ở phân khúc cao hơn. Vì vậy, nhu cầu phân khúc này sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian dài.

Theo các chuyên gia, NHNN đang làm rất tốt trong việc giữ giá đồng VND ổn định so với các loại tiền tệ khác. Bất động sản là một khoản đầu tư dài hạn.

Các nhà đầu tư cảm thấy bất an về những rủi ro từ 1 - 2 năm nên tìm một kênh đầu tư phù hợp hơn. Còn nếu nhìn vào bức tranh tổng thể, thị trường bất động sản Việt Nam đang có vị thế rất tốt để cân nhắc đầu tư.

 

Vì sao giá nhà dự báo vẫn tăng cao đến cuối năm 2024?

Giá nhà tại TP.HCM tăng cao được cho là do nhiều chủ đầu tư vẫn đang bán sản phẩm theo mức giá dự đoán cho tương lai, không theo giá thị trường hiện tại.

Giá Nhà Tăng Vì Bán Theo Tiềm Năng Tương Lai

Báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản của Batdongsan.com.vn mới đây cho thấy, trong tháng 4 giá căn hộ Hà Nội tăng từ 3-12%, giá chung cư TP.HCM cũng tăng 1-5% so với tháng trước. Nếu giá căn hộ Hà Nội tăng do sốt nóng trên thị trường thứ cấp, xu hướng tăng giá căn hộ TP.HCM lại là do nguồn cung mới nghiêng về hàng cao cấp, hạng sang khiến mặt bằng giá trung bình bị dội lên.

Giá Đông Tăng Long

Giá nhà vẫn tăng cao trong nửa đầu năm 2024

Cụ thể, một trong số ít dự án mới mở bán tháng 4 vừa qua tại TP.HCM là Eaton Park (TP.Thủ Đức, TP.HCM) của Tập đoàn Gamuda Land quy mô khoảng 2.052 sản phẩm, được giới thiệu ra thị trường với mức giá lên đến hơn 130 triệu đồng/m2.

Theo đó, căn hộ 1 phòng ngủ diện tích thông thủy 49 m2 tại dự án này có giá bán gần 6,7 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với các dự án cao cấp khác cũng đang triển khai trên cùng khu vực như LUMIÈRE Riverside của Masterise Homes hay The 9Stella của Sơn Kim có giá tầm 90-100 triệu đồng/m2.

Hay một dự án chung cư khác cũng đang chào bán tại quận 7 là Phú Mỹ Hưng Larcade thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng, với mức giá dự kiến từ 80 – 120 tỷ đồng mỗi căn. Mức giá trên gây sốc cho nhiều nhà đầu tư bởi nếu chia theo m2 đất thì giá thấp nhất cũng lên đến hơn 780 triệu đồng/m2. Nếu chia theo m2 sàn xây dựng thấp nhất cũng lên đến hơn 183 triệu đồng/m2.

Không chỉ ở TP.HCM, ngay cả với thị trường tỉnh, nhiều dự án ra mắt gần đây cũng xác lập mặt bằng giá bán mới. Tại Đồng Nai, Tập đoàn Ecopark mở bán dự án Eco Village Saigon River có mức giá thấp nhất khoảng 126 triệu đồng/m2 đất và cao nhất lên đến hơn 170 triệu đồng/m2 đất. Hay dự án Sycamore của Capitalland cũng đưa ra mức giá bán trung bình từ 100-120 triệu đồng/m2 với các căn nhà phố liền kề và song lập.

Theo các đơn vị môi giới, hầu hết giá nhà tăng là do chủ đầu tư vẫn đang rao bán theo mức giá kỳ vọng ở tương lai, khi giao nhà vào 3-5 năm tới. Dù giá cao nhưng chủ đầu tư đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi lãi suất, thanh toán chậm với giá trị thấp cho đến lúc nhận nhà. Như vậy nếu xét theo tiềm năng trong tương lai, mức giá hiện nay là không “đắt”.

Giá Nhà Tăng Không Chỉ Do Doanh Nghiệp?

Giải thích cho việc giá nhà tăng liên tục, nhiều đại diện doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân do hiện nay trên thị trường sơ cấp có rất ít sản phẩm mở bán, trong khi nhu cầu về nhà ở vẫn đang rất lớn. Những chủ đầu tư có dự án trong tay đang trở thành người điều khiển cuộc chơi. Ngoài ra, giá tăng vì các chi phí đầu vào như giá đất, giá thành xây dựng đều tăng, nhất là chi phí vốn tăng rất mạnh.

Ách tắc pháp lý cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến việc giá nhà tăng liên tục các năm qua. Theo đại diện một doanh nghiệp tại TP.HCM, trước đây chỉ khoảng 1-2 năm có thể xong pháp lý cho một dự án thì hiện tại phải mất từ 3 – 5 năm là nhanh, nếu vướng pháp lý thì có thể kéo dài 5-7 năm. Điều này dẫn đến chi phí tài chính bị đội lên gấp nhiều lần so với dự kiến ban đầu và chủ đầu tư sẽ quy vào giá thành cho người mua, khiến giá nhà tăng rất cao.

Một nguyên nhân nữa là do quỹ đất để phát triển dự án đang ngày càng khan hiếm. Các chủ đầu tư không dám bán giá thấp khi tiền sử dụng đất vẫn là một ẩn số rất lớn. Bán xong một dự án có khi phá sản vì sau này tiền sử dụng đất tăng cao, doanh thu của cả dự án cũng không đủ đóng tiền sử dụng đất. Tình trạng này đang xảy ra với nhiều dự án đã bán trước đây.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) từng chỉ ra trong 10 năm (2013-2023), giá địa ốc đã tăng hàng chục lần. Đơn vị này từng ước tính mỗi năm, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 300.000 đơn vị nhà ở. Do sự thiếu hụt này, đặc biệt là thiếu hụt nhà ở giá phù hợp, giá nhà sẽ còn tăng cao hơn.

Luật đất đai

Luật đất đai có hiệu lực ngày 1/7 tới đây sẽ là cú hích cho giá bất động sản

Một số chuyên gia còn cho rằng khi Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, giá nhà cũng sẽ tăng. Có nhiều nguyên nhân, trong đó một lượng lớn đất chưa cấp sổ sẽ được hợp pháp hóa sau năm 2025 khiến lượng lớn quỹ đất giá rẻ hiện tại trên thị trường sẽ tăng giá và tác động lên mặt bằng giá nhà nói chung.

Còn theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, thị trường bất động sản năm nay có thể sẽ tiếp tục mất cân đối cung cầu. Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở thiếu hụt, khan hiếm nhà ở bình dân, nhà ở xã hội dẫn tới giá nhà có thể bị đẩy lên cao. Số liệu tổng hợp của Hiệp hội cho thấy, 71% nguồn cung thị trường BĐS TP.HCM thuộc phân khúc cao cấp, còn lại là nhà ở trung cấp.

Thị trường sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2025 nếu được "tiếp sức" bằng việc Quốc hội cho phép áp dụng sớm 6 tháng kể từ ngày 1/7/2024 đối với Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và dự kiến xem xét 2 dự thảo Nghị quyết thí điểm của Quốc hội.

Đồng thời, các Bộ, ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản nỗ lực thực hiện Chương trình phát triển tối thiểu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030. Đến nay, hơn 10 tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn đã cam kết thực hiện 1,6 triệu căn nhà ở xã hội nhằm thực hiện chương trình này.

Giới thiệu dự án Đông Tăng Long

Cơn sốt nhà phố đầu năm tại Thành phố Thủ Đức

Đầu năm 2024, tại TP. Thủ Đức thị trường bất động sản đã chứng kiến một cơn sốt nhà phố đầy bất ngờ, mang lại những cơ hội vàng cho nhà đầu tư và người mua nhà.

Nhà Đông Tăng Long

Nhà Phố – Xu hướng lên ngôi

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và quy hoạch đô thị hiện đại, Thủ Đức đang trở thành điểm nóng trên bản đồ bất động sản của TP.HCM.

Nhà phố tại Thủ Đức không chỉ hấp dẫn bởi vị trí đắc địa, mà còn bởi thiết kế hiện đại và tiện nghi đầy đủ. Những khu nhà phố mới tại Thủ Đức thường được xây dựng trong các khu đô thị có quy hoạch đồng bộ, gần các tiện ích như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, công viên và các khu vui chơi giải trí.

Điều này đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về một môi trường sống tiện nghi, hiện đại và gần gũi với thiên nhiên.

Đông Tăng Long – Vị trí vàng của Thủ Đức

Khu đô thị  tọa lạc tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, nằm trong vùng quy hoạch tổng thể của thành phố sáng tạo tương lai. 

Với diện tích lên đến 160 hecta, Đông Tăng Long được thiết kế như một khu đô thị phức hợp hiện đại, bao gồm nhà ở, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, và các tiện ích công cộng khác.

Vị trí đắc địa của Đông Tăng Long, gần các tuyến giao thông quan trọng như đường Vành Đai 3 và tuyến metro số 1, đã làm tăng giá trị  bất động sản khu vực này một cách đáng kể.

Thiết kế hiện đại và tiện ích đa dạng

Dự án nhà phố tại Đông Tăng Long không chỉ nổi bật bởi vị trí, mà còn bởi thiết kế hiện đại và tích hợp nhiều tiện ích đa dạng. Những ngôi nhà phố tại đây được xây dựng với kiến trúc tinh tế, không gian mở và xanh, mang lại một môi trường sống lý tưởng cho cư dân. Các tiện ích như hồ bơi, công viên, khu vui chơi trẻ em, và hệ thống an ninh 24/7 đều được đầu tư kỹ lưỡng, đáp ứng nhu cầu sống cao cấp của cư dân.

Đặc biệt, khu đô thị này còn có các khu thương mại, trường học, bệnh viện và các cơ sở dịch vụ khác ngay trong nội khu, tạo nên một cộng đồng sống đầy đủ và tiện nghi. Không cần phải di chuyển xa, cư dân Đông Tăng Long có thể tận hưởng mọi tiện ích cần thiết ngay tại nơi mình sinh sống.

Mẫu nhà Đông Tăng Long

Cơ hội đầu tư vàng ở Đông Tăng Long

Sự phát triển nhanh chóng của Đông Tăng Long đã tạo ra những cơ hội đầu tư vàng cho các nhà đầu tư  bất động sản. Giá trị  bất động sản tại khu vực này đã và đang tăng mạnh, đặc biệt là với các dự án nhà phố có thiết kế đẹp và vị trí thuận lợi. Theo các chuyên gia, giá trị nhà phố tại Đông Tăng Long có thể tăng trưởng từ 15-20% mỗi năm, tạo nên một kênh đầu tư hấp dẫn.

Ngoài ra, với sự phát triển của hạ tầng giao thông và các dự án lớn xung quanh, nhu cầu thuê nhà tại khu vực này cũng rất cao. Điều này mang lại lợi nhuận kép cho các nhà đầu tư, từ việc tăng giá trị  bất động sản và từ thu nhập cho thuê ổn định.

Sự hấp dẫn của Đông Tăng Long đối với người mua nhà

Không chỉ thu hút các nhà đầu tư, Đông Tăng Long còn là điểm đến lý tưởng cho những người mua nhà có nhu cầu ở thực. Với môi trường sống hiện đại, không gian xanh mát và hệ thống tiện ích đầy đủ, Đông Tăng Long mang lại một chất lượng sống cao cấp mà nhiều người mong muốn. Đặc biệt, với mức giá vẫn còn khá hợp lý so với các khu vực trung tâm, Đông Tăng Long là lựa chọn hấp dẫn cho các gia đình trẻ và các chuyên gia làm việc tại  TP.HCM.

Cơn sốt nhà phố đầu năm 2024 tại Thủ Đức, điển hình là dự án:"Khu nhà ở thấp tầng số 5" tại khu đô thị Đông Tăng Long, không chỉ phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của khu vực này mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư và người mua nhà. 

Với những lợi thế về vị trí, thiết kế và tiện ích, Đông Tăng Long đang khẳng định mình là một trong những khu đô thị đáng sống và đầu tư nhất tại  TP.HCM.

Những ai quan tâm đến bất động sản nên nắm bắt cơ hội vàng này để đầu tư và tận hưởng một cuộc sống hiện đại, tiện nghi tại khu đô thị Đông Tăng Long. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có nhiều biến động, việc đầu tư vào một khu vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ như Đông Tăng Long chính là một chiến lược thông minh và đầy hứa hẹn cho tương lai.

Dòng vốn FDI đổ vào bất động sản tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ 2023

Thông tin từ Tổng cục thống kê mới đây cho biết, tính đến hết ngày 20/4, kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục là lĩnh vực đứng vị trí thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI, với hơn 1,6 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, vốn FDI đổ vào lĩnh vực này đã tăng hơn 4 lần.

Số liệu của Tổng cục thống kê công bố cho thấy, tổng vốn FDI tính đến hết ngày 20/4 đăng ký vào Việt Nam, gồm vốn đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, kinh doanh BĐS là lĩnh vực đứng vị trí thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI, với hơn 1,6 tỷ USD (đứng đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt gần 5 tỷ USD). Như vậy, so với cùng kỳ năm 2023, vốn FDI đổ vào BĐS đã tăng hơn 4 lần.

Cũng theo báo cáo này, giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm nay cũng ước đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 607,6 triệu USD.

Trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư mới được cấp phép tại Việt Nam trong 4 tháng qua, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với gần 2,6 tỷ USD, chiếm hơn 36% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hồng Kông (Trung Quốc) đầu tư hơn 898 triệu USD, tương đương gần 13% tổng vốn; Nhật Bản rót 814 triệu USD, chiếm hơn 11%; Trung Quốc khoảng 740 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 730 triệu USD; Đài Loan (Trung Quốc) rót 512 triệu USD…

Theo giới chuyên gia, dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào BĐS chứng tỏ BĐSvẫn là thị trường tiềm năng, có cơ hội phát triển lớn.

Phân tích của các chuyên gia lĩnh vực tài chính BĐS cho thấy, Việt Nam đã và đang lọt vào tầm ngắm của lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trongbối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, một quốc gia mới nổi như Việt Nam đã trở thành thị trường tiềm năng thu hút đầu tư. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn ở một thị trường chính là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Một động lực rất quan trọng khác hứa hẹn sẽ mang đến "làn gió mới" cho thị trường BĐS trong thời gian tới là tác động tích cực của Luật Đất đai sửa đổi kỳ vọng sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 01/7/2024.

Chia sẻ với quan điểm này, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường BĐS cả nước đang từng bước hồi phục và chuẩn bị bước vào chu kỳ phát triển mới. Chính vì vậy, đây sẽ là thị trường tiềm năng để nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.

Theo ông Đính, trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động, vàng liên tục tăng giá, lãi suất tiết kiệm về mức thấp nhất - chỉ khoảng 4 - 5% cho kỳ hạn 12 tháng thì BĐS vẫn sẽ là kênh đầu tư nhiều triển vọng.

"Với riêng các nhà đầu tư nước ngoài, văn phòng cho thuê và BĐS công nghiệp là hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất. Vì vậy, khả năng hai phân khúc này sẽ rất sôi động trong năm 2024", ông Đính nhận định.

Giới thiệu dự án Đông Tăng Long

Giá bất động sản khó lòng “hạ nhiệt” trong năm 2024

Theo chuyên gia, nếu so sánh về tốc độ tăng giá của các loại tài sản thì bất động sản tăng khủng khiếp nhất. Và trong thời gian tới, giá nhà đất vẫn khó lòng “hạ nhiệt”.

Giá bất động sản

Giá Bất động sản thời gian tới khó lòng hạ nhiệt

Tại Talkshow "Xu thế quản lý gia sản tại Việt Nam" mới đây, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho biết, từ năm 1990 đến nay, Giá vàng tại Việt Nam đã tăng khoảng 30 lần, chứng khoán tăng 12 lần.

Trong khi đó, giá Bất động sản tại Mỹ và một số nơi như Seoul, Paris mà nhóm chuyên gia khảo sát đã tăng khoảng 100 lần.

Cùng thời gian đó ở Việt Nam, giá Bất động sản tăng thấp nhất ở những vùng xa xôi là 100 lần, còn tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM tăng khoảng 400 lần.

Nhận định trên trùng khớp với những con số trong báo cáo thị trường quý 1.2024 của Bộ Xây dựng. Theo đó, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội hiện đã tăng khoảng 38% so với năm 2019. Thậm chí, nhiều dự án đã đi vào sử dụng 5 - 10 năm nhưng vẫn bị đẩy giá lên ngưỡng mới.

“Bất động sản là một trong những sản phẩm có tốc độ tăng giá khá cao. Đây là thực tế không chỉ ở Việt Nam, mà còn là trên toàn thế giới. Bởi lẽ, đất là một tài sản hữu hạn và gắn với cơ sở hạ tầng, trong đó có cả những cơ sở hạ tầng mềm, ví dụ trường học, bệnh viện… Những tiện ích đó không thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Như ở Mỹ, nếu để hoàn thiện cơ sở hạ tầng như bên Trung Quốc, chính phủ sẽ phải đầu tư thêm 3.400 tỷ USD”, ông Nghĩa nhận định.

Chuyên gia này cũng dự báo, giá nhà đất sẽ khó lòng “hạ nhiệt” trong thời gian tới. Nguyên nhân xuất phát từ việc nguồn cung trên thị trường vẫn còn hạn chế, hàng loạt dự án vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”, trong khi sức cầu lại rất lớn.

Bên cạnh đó, tâm lý “tấc đất, tấc vàng” khiến nhiều người Việt lựa chọn Bất động sản như một kênh tích trữ tài sản cả trong ngắn hạn và dài hạn. Nhất là trong bối cảnh thị trường địa ốc dần trở nên khởi sắc hơn, tâm lý đầu tư lại càng dâng cao.

Theo khảo sát của đơn vị nghiên cứu, có tới 62% số người trả lời cho biết đã sẵn sàng tận dụng cơ hội để mua Bất động sản giảm giá hoặc có chính sách tốt.

Vấn đề đáng bàn hiện nay là vẫn chưa có cách nào để tháo gỡ vướng mắc cho hàng nghìn dự án đang đắp chiếu nằm ở Hà Nội và TP.HCM.

“Tôi nghĩ các dự án chưa thể triển khai tiếp một phần vì lý do chủ đầu tư không có tiền, một phần là do thủ tục pháp lý. Một khi chủ đầu tư không có tiền thì không thể nộp tiền thuế quyền sử dụng đất”, ông Nghĩa chia sẻ.

Vị này cũng cho rằng, tài chính cho thị trường bất động sản là một vấn đề rất quan trọng. Những năm gần đây, thị trường có một nguồn vốn mới là trái phiếu doanh nghiệp, nhiều tập đoàn lớn đã huy động vốn qua kênh này nhưng do nhiều nguyên nhân mà hiện nay họ đang gặp khó khăn về thanh khoản.

Giới thiệu Dự án Đông Tăng Long

Kinh tế TP HCM được giải ngân 9.600 tỷ vào đầu tư công

Trong 4 tháng đầu năm 2024, đầu tư công tại TP HCM ước đạt trên 9.600 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cục Thống kê.

Con số này bao gồm vốn kế hoạch cuối năm cũ cùng vốn mới năm nay, gần bằng một nửa vốn đầu tư công được bơm ra trung bình mỗi năm tại TP HCM giai đoạn 2011-2022, với khoảng 20.000 tỷ đồng.

Cục Thống kê TP HCM ước tính riêng vốn đầu tư công giải ngân theo kế hoạch năm nay đến cuối tháng 4 xấp xỉ 8.000 tỷ đồng, đạt 10,1% kế hoạch và gấp 3,2 lần so cùng kỳ năm ngoái (gần 2.500 tỷ đồng, đạt 3,5% kế hoạch).

Vốn đầu tư công được xem là vốn mồi của nền kinh tế. Tiến độ giải ngân năm nay tăng tốc khi TP HCM tập trung đẩy nhanh các giải pháp khơi thông nguồn vốn. Suốt quý I, UBND thành phố cùng các chủ đầu tư, sở ngành quận huyện và các nhà thầu tổ chức họp hàng tuần để giải quyết các vướng mắc dự án.

Nút giao An Phú

Dự án nút giao An Phú, TP Thủ Đức di công xuyên lễ trưa 29/4

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi ban hành chương trình hành động với mục tiêu rút ngắn 30% thời gian làm thủ tục đầu tư công. Trong giai đoạn cao điểm cuối quý I, ông yêu cầu kho bạc, sở ngành liên quan làm việc cả thứ 7 và chủ nhật tuần cuối tháng 3 để đảm bảo tiến độ giải ngân.

Cục Thống kê thành phố cho hay, trong các dự án trọng điểm, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã hoàn thành 98% khối lượng, sẽ chạy thử từ tháng 7 đến tháng 9 miễn phí vé và khai thác thương mại vào quý IV. Dự án Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đã bàn giao khoảng 90% mặt bằng.

Các dự án thành phần của Vàng đai 3 đang đúng tiến độ nhưng còn gặp khó về nguồn cung cát đắp nền. Trong khi, dự án mở rộng Quốc lộ 50 đang vướng mắc bồi thường cho 11 hộ dân nên có nguy cơ ảnh hưởng tiến độ.

Vành Đai 3 TPHCM

Dự án Vành đai 3 Tp HCM đoạn qua Khu đô thị Đông Tăng Long

Dù đã giải ngân vốn gấp 3 lần năm ngoái, áp lực triển khai vốn đầu tư công tại đầu tàu kinh tế còn rất cao. Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư, năm 2024, TP HCM cần giải ngân hơn 79.260 tỷ đồng và đặt mục tiêu đạt từ 95% số tiền này.

Điều này đồng nghĩa mỗi quý TP HCM phải giải ngân gần 20.000 tỷ đồng, gấp đôi con số của 4 tháng qua. Với tiến độ hiện tại, mỗi tuần địa phương cần giải ngân được 2.100 tỷ đồng để đạt mục tiêu tối thiểu.

Bên cạnh vốn đầu tư công, vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài chảy vào nền kinh tế TP HCM còn yếu.

Nếu như trong quý I, cứ một doanh nghiệp mới tham gia thị trường TP HCM lại có 1 doanh nghiệp rút lui thì tính chung 4 tháng qua, tình hình khả quan hơn khi với 100 doanh nghiệp ra đời, chỉ 79 doanh nghiệp dừng hoạt động.

Nếu như trong quý I, cứ một doanh nghiệp tham gia thị trường TP HCM lại có 1 doanh nghiệp rút lui thì tính chung 4 tháng qua, tình hình khả quan hơn khi với 100 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chỉ 83 doanh nghiệp dừng hoạt động.

Tổng cộng, có 22.345 doanh nghiệp cấp phép mới và quay trở lại hoạt động, tăng 10% so với cùng kỳ 2023. Vốn đăng ký bình quân chỉ 8,1 tỷ đồng, giảm 17,1% (cùng kỳ 2023 là 9,8 tỷ đồng) phản ánh quy mô doanh nghiệp mới chủ yếu là nhỏ. Với vốn ngoại, tính từ đầu năm đến ngày 20/4, tổng vốn FDI vào thành phố chỉ hơn 915 triệu USD, giảm 6,5%.

Điểm sáng là doanh nghiệp có niềm tin hơn trong việc vay vốn làm ăn so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tính đến 30/4 tăng 9,5%, nhanh hơn mức 7,8% của 4 tháng đầu năm ngoái.

Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển các vùng “trọng điểm mới”

Dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là một cột mốc quan trọng trong việc nâng cao hạ tầng giao thông, mà còn là một yếu tố quyết định tác động đến sự phát triển của thị trường bất động sản trong khu vực. 

Việc xây dựng và hoàn thiện các dự án hạ tầng giao thông luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phát triển của thị trường bất động sản.

Sơ đồ Vành Đai 3

 

Sơ đồ Vành đai 3

Dự án Vành đai 3 có tổng mức đầu tư trên 75.300 tỉ đồng, là trục giao thông chiến lược nâng tầm phát triển của TP.HCM. Dự án có tổng chiều dài là 92 km, đi qua 4 tỉnh, thành gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Vành đai 3 Hồ Chí Minh là một mạng lưới đường bộ quan trọng, kết nối các quận trung tâm với khu vực ngoại ô và các tỉnh thành lân cận. Sự hoàn thiện của dự án này không chỉ giảm thiểu áp lực giao thông cho các tuyến đường hiện tại mà còn tạo ra những tiện ích mới, mở ra cơ hội phát triển mới cho các khu vực ven thành phố.

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Vành đai 3 đối với thị trường bất động sản là việc tạo ra các "vùng trọng điểm" mới. Các khu vực trước đây nằm ở ngoại ô, xa trung tâm thành phố bây giờ trở nên dễ dàng tiếp cận hơn và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư và người mua nhà. Sự kết nối thông suốt với trung tâm thành phố thông qua Vành đai 3 là yếu tố quyết định giúp các khu vực này trở thành điểm nóng mới của thị trường bất động sản.

Vành Đai 3 qua rạch Trau Trảu

Dự án Vành đai 3 đoạn qua Rạch Trau Trảu

Ngoài ra, Vành đai 3 cũng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư bất động sản trong lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ. Việc xây dựng các dự án căn hộ, khu dân cư mới, trung tâm thương mại, và các tiện ích công cộng tại các khu vực gần Vành đai 3 đơn cử như Khu đô thị mới Đông Tăng Long ở khu vực Tp.Thủ Đức. Điều này không chỉ tạo ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư mà còn cung cấp những lựa chọn sống mới cho cộng đồng dân cư.

Một trong những điểm đáng chú ý của dự án là sự gấp rút trong quá trình thi công. Với mục tiêu đưa Vành đai 3 vào khai thác vào năm 2026, các công việc xây dựng đang được thực hiện với tốc độ cao và sự tập trung cao độ từ các nhà thầu và các đơn vị thi công. Công việc này không chỉ đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ năng cao từ các nhà thầu mà còn yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương liên quan. Điều này thúc đẩy thị trường bất động sản là tại các "vùng trọng điểm" mới có tiềm năng phát triển thu hút dân cư nhanh chóng.

Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bất động sản dưới tác động của Vành đai 3 cũng đặt ra một số thách thức. Việc cân nhắc giữa sự phát triển và bảo vệ môi trường, giữa lợi ích kinh tế và an sinh xã hội là điều cần được quan tâm đặc biệt. Đồng thời, việc đảm bảo an ninh và trật tự xã hội trong quá trình phát triển bất động sản cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Vành Đai 3 qua rạch Đông Tăng Long

Dự án Vành đai 3 Tp HCM đoạn qua Khu đô thị Đông Tăng Long

Dù vẫn còn một số khó khăn, nhưng việc đẩy nhanh dự án Vành đai 3 vẫn được xem là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh. Khi hoàn thành, nó sẽ không chỉ mang lại lợi ích lâu dài cho người dân và doanh nghiệp mà còn là một biểu tượng của sự phát triển và tiến bộ của đất nước.

Đi kèm với sự phát triển đó, với lợi thế hưởng lợi trực tiếp từ dự án Vành đai 3 là khu nhà ở thấp tầng số 5 tại Khu đô thị mới Đông Tăng Long nằm trong diện tích gần 160ha. Cư dân được tận hưởng cuộc sống tiện nghi, hoàn hảo với hệ thống công viên xanh và hồ cảnh quan lên tới 19ha, mang đến bầu không khí trong lành, thoải mái, bảo vệ cư dân khỏi ô nhiễm, khói bụi. Bên cạnh đó, các tiện ích cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cũng được đầu tư chất lượng cao:

· Hệ thống đường nội bộ rộng rãi, liên kết với khu vực trong phạm vi và ngoài dự án

· Hệ thống giải trí từ trung tâm thương mại, thể thao, shophouse,...

· Hệ thống trường học, trung tâm y tế phục vụ sức khỏe, giáo dục

· Hệ thống nhà hàng, cửa hàng, quán ăn phục vụ nhu cầu ăn uống, thực phẩm

· Hệ thống điện nước, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy hiện đại, mạng lưới an ninh 24/7

Có thể thấy, khu nhà ở thấp tầng số 5 tại Khu đô thị mới Đông Tăng Long sở hữu đầy đủ các tiện ích “điện - đường - trường - trạm” mang đến cuộc sống “all - in - one” thuận tiện cho quỹ cư dân. 

Hàng loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo TP Thủ Đức 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Cầu Long Đại Quận 9

Thông suốt kết nối nội đômở toang mạng lưới liên vùng

Đặt mục tiêu đóng góp 30% GRDP TP.HCM, tương đương 7% GDP cả nước, nhiều năm qua, TP. Thủ Đức là khu vực được dồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông với hàng loạt tuyến nối thẳng về trung tâm. Điển hình phải kể tới đại lộ Mai Chí Thọ, xa lộ Hà Nội, Đại lộ Phạm Văn Đồng, cầu Thủ Thiêm 1, 2, cầu Sài Gòn, hầm Thủ Thiêm… 

Không dừng lại ở các trục đường chính, từng điểm giao thông trên địa bàn, thành phố đều lên kế hoạch làm mới, mở rộng, nâng cấp. Theo thống kê, TP. Thủ Đức có khoảng 200 công trình hạ tầng giao thông chưa bàn giao.

Giai đoạn 2024-2025, nơi đây tiếp tục là một đại công trường sôi động với loạt dự án khởi công nhằm tạo liên kết thông suốt trong nội đô, rút ngắn thời gian di chuyển đến các khu vực trong toàn TP.HCM. Điển hình phải kể tới tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên chuẩn bị vận hành trong năm nay.

Trọng điểm kết nối nội đô phải kể tới tuyến Vành Đai 2 dài 70km nối Thủ Đức với Bình Tân, Quận 7, Quận 8, Quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh và một phần Dĩ An (Bình Dương), giúp rút ngắn hành trình từ Thủ Đức đi vòng quanh TP.HCM chỉ còn khoảng 20-30 phút. Trong khi đó, dự án nút giao thông An Phú sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe và và cầu Thủ Thiêm 4 cho người dân khu vực Thủ Đức kết nối thông suốt với khu Nam Sài Gòn.

Trong 2023, UBND TP.HCM đã đề xuất điều chỉnh đoạn kết nối tuyến D1 khu công nghệ cao và đường Nguyễn Xiển, dự kiến khởi công cuối 2024. Theo UBND TP. Thủ Đức, dự án nhằm giảm tải cho phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, khu vực đang phát triển đông dân cư.

Không chỉ gia tăng kết nối nội đô thông suốt, TP. Thủ Đức tiếp tục hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng liên vùng. Trong đó phải kể tới tuyến Vành Đai 3 kết nối 4 tỉnh, thành trọng điểm phía Nam, gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Đoạn đi qua TP. Thủ Đức dài 14,3 km và đi liền kề Khu đô thị Đông Tăng Long. Hiện nay, đoạn đường liền kề đô thị này đang triển khai ngày đêm với hàng trăm lao động làm việc, dự kiến toàn tuyến thông xe vào giữa 2025.

Đông Tăng Long

Vành đai 3 chạy qua các đô thị vệ tinh như Đông Tăng Long mở toang kết nối vùng

Ở thời điểm hiện tại, Thủ Đức cũng đã và đang hoàn thành mạng lưới liên kết vùng. Trong đó, về hướng Đông Nam Bộ có cao tốc Long Thành - Dầu Dây đã hoàn thiện, liên kết với Bà Rịa - Vũng Tàu qua cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hoàn thành năm 2025. Về hướng Tây Nam Bộ có cao tốc Bến Lức - Long Thành đang thi công. Về phía Nam Trung Bộ có Long Thành - Dầu Giây, Dầu Giây - Phan Thiết…

Hạ tầng "thúc" sóng an cư và tăng giá bất động sản

Liên tục là trọng điểm triển khai và được bơm vốn mạnh, hạ tầng kết nối thay đổi từng ngày giúp khu Đông dẫn dắt làn sóng an cư, đồng thời liên tục dẫn dắt nguồn cung và lượng tiêu thụ nhà ở.

Phân tích về tác động của hạ tầng tới xu hướng chuyển dịch nơi ở, giám đốc một sàn BĐS tại TP.HCM nhận định, chỉ khoảng 1-2 năm nữa, Vành Đai 2 hay Vành đai 3, Metro đều đã thành hình thì làn sóng dịch chuyển về khu Đông sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa. Nếu lúc trước làm việc tại khu Nam, khu Tây ngại mua nhà ở khu Đông vì di chuyển xa thì giờ đây, hạ tầng kết nối đa dạng, thuận thiện giúp các đô thị đáng sống như Đông Tăng Long hút cư dân từ khắp nơi. Bởi hạ tầng liền mạch cho phép cư dân di chuyển vào nội đô vô cùng nhanh chóng, chỉ trong 15-30 phút.

Cũng theo vị này, các hạt nhân như tuyến metro, tuyến vành đai nội đô, vành đai kết nối vùng đều là đòn bẩy tăng giá BĐS. Không đâu xa lạ, Vành Đai 4 tại Hà Nội vừa khởi công đã giúp giá đất huyện Hoài Đức vọt tăng 50-60% so với đầu 2023. Vành Đai 2 đã giúp giá đất Quận Hai Bà Trưng tăng gấp đôi trong thời gian triển khai. Còn tại TP.HCM, sự kiện khởi công Vành Đai 3 cuối 2023 đã khiến hầu hết các phân khúc đều tăng giá.

Không chỉ gia tăng giá trị BĐS "cận lộ", sự hoàn thiện của các công trình hạ tầng nghìn tỷ trong 2 năm tới còn thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển giao thương, mang lại nguồn khách hàng ngày càng dồi dào và tiềm năng kinh doanh vượt trội tại khu Đông.

Các chuyên gia nhận định, những dự án có sức sống nhộn nhịp, sôi động sẵn có cùng hệ sinh thái sống toàn diện như Đông Tăng Long sẽ là "thỏi nam châm" có lực hút mạnh mẽ nhất trong khu vực.

Theo giới chuyên gia, càng tới thời gian hoàn thiện các trọng điểm kết nối, giá BĐS sẽ có bước nhảy vọt mới. Do đó, người dân cũng như giới đầu tư cần tận dụng thời điểm giá BĐS còn "mềm", mặt bằng lãi suất còn duy trì ở mức thấp, cùng những ưu đãi có giá trị thực từ chủ đầu tư để sở hữu nhà đất trước khi giá vọt tăng ở chu kỳ mới.

bất động sản thủ đức