Quy mô kinh tế của TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương như thế nào sau sáp nhập?

Ba địa phương TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương được xem là những cực tăng trưởng không chỉ trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ mà còn tạo thành động lực tăng trưởng cho cả nước.

Các tuyến giao thông liên kết các tỉnh, thành sẽ giúp kết nối không gian kinh tế. Trong ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe nhà đầu tư báo cáo tại lễ khởi công cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sáng 1-2 (mùng 4 Tết)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có buổi làm việc với ba tỉnh, thành phố là: TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, nhấn mạnh yêu cầu các địa phương này thúc đẩy tăng trưởng cao nhưng phải bền vững. 

Đặc biệt, ông lưu ý chuẩn bị tốt công tác sắp xếp địa giới hành chính, quán triệt tinh thần cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy để tạo không gian phát triển mới, đẩy mạnh số hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, cấp trung gian, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Quy mô kinh tế ba tỉnh, thành chiếm gần 24% GRDP cả nước

Trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, ba tỉnh TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương là những địa phương có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Đặc biệt là quy mô kinh tế của các địa phương này đều nằm trong top 10 cả nước với khoảng cách chênh lệch khá xa so với nhiều tỉnh, thành.

Theo Tổng cục Thống kê, quy mô kinh tế (GRDP) năm 2024 theo giá trị hiện hành của ba tỉnh, thành trên là 2,71 triệu tỉ đồng, chiếm gần 24% trong tổng quy mô kinh tế hiện nay là 11,5 triệu tỉ đồng (476,3 tỉ USD).

Trong đó, TP.HCM dẫn đầu cả nước với 1,78 triệu tỉ đồng; Bình Dương xếp thứ ba chỉ sau Hà Nội với 520.205 tỉ đồng, và Bà Rịa - Vũng Tàu có quy mô 417.306 tỉ đồng. Ba địa phương trên là những nơi hội tụ nhiều hoạt động kinh tế sôi động, những dự án đầu tư và sản xuất quy mô lớn.

Trong đó, TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, lũy kế đến năm 2024 với gần 59 tỉ USD. Nhiều đề án đang được TP triển khai như việc hình thành và phát triển các trung tâm tài chính, các khu công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo và đặc biệt là các tuyến hạ tầng.

Trong đó bao gồm dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, tuyến đường vành đai 3 kết nối TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An; tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; tuyến TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; cao tốc Bến Lức - Long Thành; hay mở rộng vành đai 2 TP.HCM đến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu...

Cùng đó, Bình Dương cũng vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn ngoại. Điển hình, lũy kế năm 2024 tỉnh này đã thu hút được gần 43 tỉ USD với nhiều dự án công nghệ cao, logistics, sản xuất công nghiệp, khu đô thị, hạ tầng như lego, đường vành đai 4 TP.HCM, các khu công nghiệp cơ khí, công nghệ thông tin tập trung…

Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là địa phương đang thu hút nhiều dự án lớn để trở thành trung tâm năng lượng tái tạo, chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, hóa dầu, khí hóa lỏng, công nghiệp sinh học, cảng biển, khu công nghệ cao, du lịch…

Mở rộng các cụm cảng container tại Cái Mép, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, nâng cấp cảng hàng không Côn Đảo, dự án tại khu Long Sơn, khu đô thị Hồ Tràm, bến cảng tổng hợp Long Sơn Mỹ Xuân…

Mở rộng khi chiếc áo đã chật, kết nối hạ tầng và chuỗi giá trị

Phối cảnh nút giao Tân Vạn trên vành đai 3 TP.HCM

TS Nguyễn Quốc Việt, bộ môn chính sách công, khoa kinh tế phát triển thuộc Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng ba địa phương này cùng với Đồng Nai, đều là những động lực tăng trưởng chính của cả vùng Đông Nam Bộ. 

Vì vậy, trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh tới đây, cần chú ý việc bố trí không gian hành chính của một địa phương để hội tụ và tối ưu khai thác các lợi thế về kinh tế, văn hóa - xã hội của các tỉnh, thành trong vùng.

Đặc biệt, việc sắp xếp này cần căn cứ dựa trên việc phát huy lợi thế so sánh và gắn kết chuỗi giá trị. Mục tiêu là hình thành nên những trung tâm, động lực tăng trưởng nhằm bổ sung cho nhau, thay vì mỗi trung tâm chỉ khai thác lợi thế riêng. 

Đặc biệt khi chuỗi giá trị được mở rộng vượt ra ngoài phạm vi của một tỉnh/thành, với quy mô thị trường sản xuất và thị trường tiêu dùng được mở rộng, việc kết nối không gian dựa trên hành lang kinh tế, hạ tầng cứng và mềm, kết nối giao thông và logistics, cảng biển có ý nghĩa rất quan trọng. 

"Nếu các địa phương này có mối liên hệ cơ hữu về chuỗi giá trị, thì nên có liên kết nhất định về địa giới hành chính, thay vì chỉ tập trung vào các cực tăng trưởng là khu đô thị, trung tâm công nghiệp. Từ đó các tỉnh sẽ phát huy được các lợi thế so sánh và bổ sung cho nhau trong chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất của cả vùng" - TS Việt nhìn nhận.

Đơn cử với TP.HCM và các tỉnh lân cận đều là những cực tăng trưởng của cả vùng Đông Nam Bộ. Nếu kết hợp với các tỉnh lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu hay Bình Dương, thì kết nối hạ tầng và chuỗi giá trị sẽ là những điểm mấu chốt để vượt ra khỏi không gian kinh tế sẵn có, khơi thông các nguồn lực mới.

Trên thực tế, những địa phương này và cả vùng Đông Nam Bộ đang hình thành mạng lưới hạ tầng giao thông với đường cao tốc, đường sắt, đường bộ, cảng biển, sân bay… 

Đây cũng là nơi có kinh tế sôi động với một hệ sinh thái các doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài đa dạng, nên yêu cầu liên kết chuỗi giá trị ngày càng cao hơn. 

Vì thế, TS Việt cho rằng nếu không có bộ máy đủ hiệu lực, hiệu quả để huy động và liên kết, kết nối các nguồn lực, sẽ khó có thể khai thác được hết hiệu quả quy mô kinh tế “khủng” ở các địa phương đang được xem là cực tăng trưởng, có tiềm năng phát triển, khi "cái áo" mà một số nơi đang mặc đã quá chật.

Căn hộ The Gió Riverside liền kề ga Metro và ngay ngửa ngỏ của 3 Thành phố

TP.HCM sẽ sáp nhập những địa phương nào?

Những tỉnh nào nên sáp nhập với TP.HCM, đầu tàu kinh tế của cả nước, để vừa đảm bảo các tiêu chí theo luật, vừa đủ để mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế từng địa phương?

Định hướng sáp nhập TP.HCM và một số tỉnh, thành trong vùng được kỳ vọng sẽ mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế của TP.HCM và các địa phương

Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ (ngày 11-3), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng.

Đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển. Vậy với TP.HCM, trung tâm kinh tế công nghiệp, logistics cả nước nên sáp nhập cùng với tỉnh nào để phát huy lợi thế?

TP.HCM nhập với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương?

TP.HCM hiện có ranh giới hành chính phía Bắc tiếp giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp Tây Ninh, phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra TP.HCM còn có vị trí giáp Biển Đông ở phía Nam.

Chuyên gia nghiên cứu lịch sử đô thị Trần Hữu Phúc Tiến cho rằng phương án TP.HCM sáp nhập với tỉnh nào cần xem xét kế thừa kinh nghiệm của các thời kỳ trước và sự đồng thuận về các định hướng, nguyên tắc trong việc tái cấu trúc lãnh thổ quốc gia.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương sẽ sáp nhập với TP.HCM

Ông Tiến nói người xưa phân chia địa giới tỉnh, thành như thế nào chắc chắn không phải ngẫu nhiên hay tùy tiện.

Những sự tách, nhập đều chứa đựng lý do hợp lý vào từng thời kỳ khác nhau. Các cuộc tái cấu trúc đơn vị hành chính như tiền nhân đã làm đều dựa trên ba nguyên tắc cổ điển "thiên thời - địa lợi - nhân hòa".

Ví dụ từ thời Pháp cho đến năm 1975, huyện biển Cần Giờ từng được đặt dưới các tỉnh khác nhau. Thoạt đầu, Cần Giờ thuộc tỉnh Gia Định, sau đấy chuyển sang thị xã Vũng Tàu, kế đến là tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), và rồi tỉnh Biên Hòa, nhưng cuối cùng lại nhập về tỉnh Gia Định.

Sang năm 1976, huyện Cần Giờ chuyển "hộ khẩu" qua tỉnh Đồng Nai mới (bao gồm các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa và Long Khánh cũ).

Tuy nhiên đến năm 1978, huyện Cần Giờ lại đưa về TP.HCM, lúc đầu mang tên là huyện Duyên Hải. Từ đấy, Cần Giờ có thêm nhiều cơ hội và nguồn lực để "thay da đổi thịt". Ngược lại, TP.HCM có được "mặt tiền biển" quý giá.

"Thiên thời sâu xa hơn là tầm nhìn phát triển của quốc gia, quốc tế và địa phương vào những thời điểm cụ thể. Kế đến địa lợi là nói về vị trí liên quan sông núi, rừng biển, đất bằng, môi trường, nguồn nước ngọt và các nơi lân cận.

Quan trọng hơn nữa, yếu tố nhân hòa không chỉ là lòng người ổn định mà mở rộng ra, đó còn là nguồn nhân lực - số lượng và chất lượng, đủ khả năng đáp ứng và khai thác hai yếu tố trên", ông Tiến chia sẻ.

Chuyên gia nhìn nhận nếu TP.HCM sáp nhập Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ mở ra không gian để phát triển mạnh mẽ kinh tế biển. Trong ảnh: một góc cảng Cái Mép - Thị Vải

Từ phân tích trên, ông Tiến nêu quan điểm gần đây TP.HCM đã quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế biển. TP.HCM cách biển chỉ khoảng 50km, sau khi nhập Cần Giờ đã có khoảng 23km bờ biển.

Trong khi Bà Rịa - Vũng Tàu có đến hơn 300km bờ biển, giáp giới Cần Giờ, thẳng một đường liền lạc.

Nếu nắm giữ hơn 320km biển quý giá này, TP.HCM và Vũng Tàu - Bà Rịa sẽ có một không gian biển rộng lớn, đáp ứng đủ yêu cầu để đẩy mạnh các dịch vụ hàng hải, du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu biển và đào tạo các nghề liên quan.

Đặc biệt, Côn Đảo nếu nhập về TP.HCM sẽ có thêm nguồn lực nhân sự và tài chính để phát triển, giống thực tế đã và đang diễn ra ở Cần Giờ. Từ TP.HCM hiện giờ đi tàu cao tốc ra "hòn đảo ngọc" chỉ mất 5 tiếng, trong tương lai chắc chắn sẽ có phương tiện đi nhanh hơn.

Mặt khác, thành phố Vũng Tàu và thị trấn Cần Thạnh hiện tại đang qua lại bằng phà nhưng nay mai nếu có cầu vượt biển (như một số đề xuất), sự gắn kết sẽ dễ dàng hơn trước.

"Chính quyền có thể tính đến việc gộp chung Vũng Tàu và Cần Giờ thành đô thị biển quý hiếm của cả nước và Đông Nam Á. Trong đó, Cần Giờ là phần đất sinh thái hoang dã cùng đồng hành với phần thành thị tân tiến của Vũng Tàu và hỗ trợ cho nhau.

Các cảng ở Nhà Bè, Cần Giờ và Vũng Tàu cần sắp xếp thành một liên hiệp các cảng, điều hành như một hệ thống lớn, không cạnh tranh lẫn nhau, sử dụng chung nguồn lực trong và ngoài nước", ông Tiến nhìn nhận.

Một khu vực quan trọng tiếp giáp TP.HCM nữa, theo ông Tiến là Bình Dương. Bình Dương đã thành công lớn trong việc tạo dựng các khu công nghiệp song vẫn cần đến hệ thống cảng, kho vận, viễn thông và nhất là các cơ sở tài chính - ngân hàng đang tập trung ở TP.HCM.

Nếu đưa Bình Dương, TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu vào một cương giới hành chính và kinh tế chung sẽ tận dụng được các ưu thế của cả ba và thực hiện tầm nhìn hướng đến kinh tế biển, kinh tế xanh và kinh tế số.

Sơ đồ các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và các tuyến đường vành đai trong vùng

Sáp nhập, quy hoạch tốt sẽ tạo hạ tầng ổn định hàng trăm năm sau

PGS.TS Vũ Anh Tuấn - Trường đại học Việt Đức - cho rằng trong 20 năm, 30 năm qua, sức lan tỏa của TP.HCM tác động lớn nhất các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Việc đầu tư hạ tầng để đáp ứng nhu cầu kết nối và phát triển của TP.HCM và các tỉnh là yêu cầu cấp bách.

Đặc biệt là xây dựng hoàn thành các tuyến đường cao tốc, vành đai và tuyến đường sắt (metro) kết nối các tỉnh.

Theo ông Tuấn, chi phí đầu tư hạ tầng rất đắt đỏ nên khi quyết định đầu tư các dự án phải có chọn lọc, chiến lược, không giẫm chân lên nhau. Nếu hai tỉnh gần nhau cùng đầu tư một loại dự án sẽ dẫn đến khai thác, đầu tư kém hiệu quả.

Hiện nay những dự án hạ tầng giao thông kết nối từ TP.HCM đi Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu trên lý thuyết gọi các địa phương phối hợp dựa trên sự điều tiết của Trung ương nhưng thực tế mạnh ai nấy làm, địa phương nào có những sự quan tâm và ưu tiên riêng, có dự án là ưu tiên của tỉnh này nhưng không phải ưu tiên hàng đầu của tỉnh kia.

Mặt khác, hiện nay khu vực các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đang trong thời kỳ đẩy mạnh đầu tư công, định hướng trong 5 - 10 năm tới phải hoàn thành hệ thống hạ tầng kết nối giao thông cho 100 năm, thậm chí cả ngàn năm nên khi xác định hướng đi, hướng tuyến phải mang tính chiến lược, có sự phối hợp và kết nối thành mạng lưới, hành lang chứ không phải làm một đoạn rồi để đấy, sẽ không sử dụng được hoặc kém hiệu quả.

Vì vậy, giả sử sáp nhập TP.HCM với một số tỉnh như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai... sẽ tạo ra cơ hội rất lớn để rà soát, đánh giá tổng thể toàn bộ hệ thống dự án hạ tầng kết nối vùng Đông Nam Bộ hiện nay để đầu tư hiệu quả.

"Sau sáp nhập đơn vị mới gồm TP.HCM và các tỉnh sẽ rà soát lại toàn bộ dự án về hạ tầng để xác định lựa chọn địa điểm chiến lược, cho địa bàn mới và cho toàn vùng. Đây chính là cơ hội tạo ra hạ tầng được phát triển chiến lược, hài hòa, không giẫm chân nhau và phát huy tối đa hiệu quả", ông Tuấn nói.

Căn hộ The Gió Riverside

Căn hộ The Gió Riverside liền kề ga Metro.

Việt Nam chuẩn bị đón 'sóng' đầu tư từ Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ như Apple, Intel, Coca-Cola và Nike sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Từ ngày 18 - 21/3, 2 phái đoàn gồm 64 doanh nghiệp của Hoa Kỳ sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.

Được biết, đây là phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Hoa Kỳ đến Việt Nam từ trước tới nay. Phái đoàn này quy tụ một nhóm các nhà lãnh đạo ngành đa dạng, mong muốn hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mới, bao gồm các công ty từ các lĩnh vực mà Hoa Kỳ đóng vai trò lãnh đạo toàn cầu, như: Công nghiệp, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, hậu cần, sản xuất, năng lượng, hàng không vũ trụ và quốc phòng, chăm sóc sức khỏe, sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm và nông nghiệp.

Meeting Đầu Tư

64 doanh nghiệp Hoa Kỳ sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh

Trong số các doanh nghiệp đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, có sự xuất hiện của những doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ hoạt động trong lĩnh vực lĩnh vực công nghiệp như: Apple, Intel, Coca-Cola, Nike, Boeing.

Phái đoàn do cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius dẫn đầu. Phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ sang Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt khi Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ. Trong suốt 3 ngày công tác, USABC sẽ tổ chức các cuộc họp quan trọng với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Chính phủ.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí diễn ra vào trưa ngày 18/3 do USABC tổ chức, cựu Đại sứ Ted Osius cho biết, khi Việt Nam bước vào một giai đoạn mới với hệ thống chính trị được cải cách và tinh gọn, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ rất kỳ vọng vào những tác động tích cực từ những thay đổi này, cũng như những cơ hội hợp tác mới.

Ông Ted Osius cho biết, chương trình lần này là cơ hội để khẳng định cam kết dài hạn của doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhấn mạnh sự đa dạng trong các lĩnh vực hợp tác, đồng thời thúc đẩy quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Căn hộ The Gió Riverside

Căn hộ The Gió Riverside liền kề ga Metro.

Ngân hàng VPBank cam kết bảo lãnh dự án căn hộ The Gió Riverside

VĂN BẢN CAM KẾT PHÁT HÀNH THƯ BẢO LÃNH CHO KHU DÂN CƯ NGÃI THẮNG

Căn hộ The Gió Riverside

Bảo lãnh ngân hàng The Gió Riverside

Văn bản cam kết bảo của của ngân hàng VPBank cho dự án căn hộ The Gió Riverside

Bảo lãnh ngân hàng The Gió Riverside

Văn bản cam kết bảo của của ngân hàng VPBank cho dự án căn hộ The Gió Riverside

TPHCM thu hồi 667 ha đất xây 4 đô thị mới ở Thủ Đức, Tân Phú

TPHCM sắp thu hồi 667 ha đất tại TP Thủ Đức và quận Tân Phú để phát triển 4 khu đô thị hiện đại theo mô hình TOD.

ga metro Phước Long

Khu vực xung quanh ga Phước Long (TP Thủ Đức) sẽ thí điểm mô hình TOD

Tại TP Thủ Đức, các khu vực dọc tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến Vành đai 3 được xác định là trọng điểm để áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng).

Khu đất rộng hơn 160 ha quanh ga Phước Long tuyến Metro số 1 (phường Trường Thọ và Phước Long A) sẽ được quy hoạch thành một khu đô thị mới, hiện đại với chức năng hỗn hợp, kết hợp công trình công cộng, phục vụ nhu cầu sinh sống và làm việc của cư dân.

ga metro Phước Long

Toàn cảnh khu vực ga Phước Long sẽ thí điểm mô hình TOD

Tại phường Long Trường, khu đất nông trường dừa rộng 152 ha, với lợi thế kết nối trực tiếp với tuyến Vành đai 3, cũng sẽ được quy hoạch lại theo mô hình TOD. Thành phố định hướng phát triển khu vực này thành một khu đô thị mới, đồng bộ, tận dụng tối đa lợi thế giao thông.

Trong khi đó, khu vực Nhà máy Nhatico tại phường Long Bình, rộng 29 ha, cũng sẽ được tái quy hoạch. Với vị trí đắc địa trên trục Vành đai 3, nơi đây sẽ được xây dựng thành khu đô thị hiện đại với chức năng chính là đất ở và đất hỗn hợp.

Theo kế hoạch, trong quý I/2025, TP Thủ Đức sẽ hoàn thành việc xác định ranh giới, tình trạng pháp lý của các khu vực thu hồi. Đến quý III/2025, TP Thủ Đức sẽ triển khai điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư và phê duyệt dự án trong năm 2025.

Quận Tân Phú cũng đã chọn một khu đất sát tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) để phát triển đô thị theo mô hình TOD.

Một trong những khu đất quan trọng được quy hoạch là khu I/82A tại phường Tây Thạnh, rộng 26 ha, nằm dọc hai trục đường Tây Thạnh và Trường Chinh.

ga metro Phước Long

Khu đất I/82A Tây Thạnh tại quận Tân Phú (TPHCM)

Theo quy hoạch, nơi đây sẽ trở thành khu đô thị nén với không gian ngầm được khai thác triệt để nhằm tối ưu hóa giá trị sử dụng đất và tạo ra một môi trường sống hiện đại, thuận tiện cho cư dân.

Trong quý I/2025, UBND quận Tân Phú sẽ lập và phê duyệt đề cương, tổng dự toán cho dự án. Đến quý II, việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ sẽ được triển khai, trước khi tiến hành các thủ tục về đất đai và bồi thường tái định cư vào cuối năm 2025.

ga metro Phước Long

Phối cảnh khu đô thị nén quanh ga Phước Long tuyến Metro số 1

Bốn khu đất sắp thu hồi ở TP Thủ Đức và quận Tân Phú nằm trong danh sách 11 khu vực được UBND TPHCM lựa chọn để phát triển theo mô hình TOD trong giai đoạn 2024 - 2028.

Dọc tuyến Metro số 2, ngoài khu I/82A tại quận Tân Phú, còn có hai khu đất khác được quy hoạch theo mô hình này, bao gồm Trung tâm Triển lãm và Trung tâm Thể dục thể thao quận Tân Bình (5,1 ha) và khu C30 gần ga Lê Thị Riêng (40,9 ha).

Dọc tuyến Vành đai 3, ngoài hai khu đất tại TP Thủ Đức, còn có bốn khu vực khác thuộc huyện Hóc Môn: khu đất 198,4 ha tại Tân Hiệp, khu 389,3 ha tại Xuân Thới Thượng, khu 104,9 ha tại Xuân Thới Sơn và khu 290,2 ha tại xã Tân Hiệp.

Ngoài ra, một vị trí quan trọng khác cũng nằm trong kế hoạch phát triển TOD là khu vực xung quanh ga Tân Kiên (314 ha) tại huyện Bình Chánh, thuộc tuyến Metro số 3 và tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ.

ga metro Phước Long

Khu vực quanh ga Phước Long tuyến Metro số 1 có nhiều đất trống

Theo Nghị quyết 98, TPHCM được thí điểm mô hình TOD và sử dụng ngân sách để bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các khu vực quanh nhà ga metro và các điểm giao thông trọng yếu như Vành đai 3.

Điều này giúp TPHCM linh hoạt điều chỉnh mật độ xây dựng, tối ưu giá trị đất đai quanh các nhà ga metro, trục giao thông lớn, tạo nguồn vốn tái đầu tư hạ tầng và thúc đẩy sử dụng phương tiện công cộng.

Qua rà soát sơ bộ, TPHCM có khoảng 64.000 ha đất tiềm năng để phát triển theo mô hình TOD.

Căn hộ The Gió Riverside

Căn hộ The Gió Riverside liền kề ga Metro.

Metro Bình Dương dài 32,5 km đi qua bốn thành phố

Tuyến metro nối TP HCM với Bình Dương dự kiến dài 32,5 km đi qua bốn thành phố Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên và Thủ Dầu Một, tổng mức đầu tư hơn 64.300 tỷ đồng.

Ngày 18/3, UBND tỉnh Bình Dương thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, nối Metro số 1 TP HCM ở ga Suối Tiên đến TP Thủ Dầu Một.

Toàn tuyến dự kiến dài 32,5 km, trong đó tuyến chính dài 29 km và đoạn nối depot dài 3,4 km. Bắt đầu từ TP Thủ Đức, metro sẽ đi qua bốn thành phố của Bình Dương gồm: Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên và TP Thủ Dầu Một với 19 nhà ga và 1 depot.

Ga Metro Bình Dương

Vòng xoay A1 rộng 7 ha dự kiến xây dựng nhà ga metro nối Suối Tiên và hình ảnh phối cảnh.

Tuyến đường sắt đô thị được thiết kế với kỹ thuật đường đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 120 km/h. Dự án dự kiến sẽ khởi công vào năm 2027 và hoàn thành vào năm 2031.

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng metro có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội địa phương, liên kết vùng. Các sở ngành của tỉnh cần sớm hoàn chỉnh nội dung để trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 5.

Định Tuyến Metro Bình Dương

Hướng tuyến Metro số 1 và hai hướng dự định kéo dài lên Đồng Nai (màu xanh lá), Bình Dương (màu cam)

Theo phương án dự kiến, đoạn cuối Metro số 1 ở ga bến xe Suối Tiên (TP HCM) sẽ tiếp tục chạy dài dọc quốc lộ 1, sau đó rẽ trái nối qua ga Bình Thắng (ga S0) trước nút giao Tân Vạn (Bình Dương). Nhánh còn lại đi thẳng về huyện Trảng Bom, Đồng Nai dài 19 km với kinh phí 30.000 tỷ đồng.

Quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2021, hệ thống metro kết nối vùng sẽ có 8 tuyến. Đó là tuyến Trảng Bom - Hòa Hưng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dĩ An - Lộc Ninh, TP HCM - Cần Thơ, TP HCM - Nha Trang, Thủ Thiêm - Long Thành, TP HCM - Tây Ninh và các tuyến đường sắt chuyên dụng nối cảng Hiệp Phước.

Căn hộ The Gió Riverside

Căn hộ The Gió Riverside liền kề ga Metro Bình Dương.

Nút giao Tân Vạn Vành Đai 3 sẽ hoàn thành cuối năm 2025

Với tiến độ thi công quyết liệt, nút giao Tân Vạn được tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2025, góp phần quan trọng vào việc thông xe toàn tuyến Vành đai 3 vào giữa năm 2026.

Thuộc gói thầu XL1, nút giao Tân Vạn có chiều dài khoảng 2.4 km với thiết kế 3 tầng và 5 nhánh cầu. Dự án tiếp giáp trực tiếp với 6 tuyến giao thông lớn tại khu Đông gồm: Xa lộ Hà Nội, tuyến Metro số 1, tuyến Vành Đai 3, đường ĐT 743A (đoạn 3), đường ĐT 743A (đoạn 4) và đường Nguyễn Xiển.

Vượt tiến độ 1 năm

Mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai kiểm tra thực tế công trường dự án nút giao Tân Vạn (Bình Dương), thuộc dự án Vành Đai 3 và đoạn cầu cạn qua địa phận TP.Thủ Đức.

Phối cảnh nút giao Tân Vạn

Phối cảnh nút giao Tân Vạn (Xa lộ Hà Nội - Vành Đai 3)

Báo cáo đoàn công tác của Phó thủ tướng, đại diện Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, đang tập trung hoàn thành 100% mặt bằng trong tháng 3 để chủ đầu tư có cơ sở thực hiện các giải pháp thi công các gói thầu của dự án đường Vành Đai 3.

Trong đó, nút giao Tân Vạn, với thiết kế 3 tầng hiện đại là điểm kết nối then chốt giữa TP.Thủ Đức, Dĩ An và Biên Hòa. Đây là nút giao lớn nhất, phức tạp nhất của dự án Vành Đai 3, cần đầu tư đồng bộ để phát huy hiệu quả. Hiện, TP.HCM và Bình Dương đã làm việc, kiến nghị đầu tư hoàn chỉnh nút giao này với ngân sách khoảng 1,700 tỷ đồng.

Cụ thể, TP.HCM sẽ đầu tư tuyến chính (khoảng 800 tỷ đồng) của nút giao Tân Vạn và tỉnh Bình Dương đầu tư 3 tuyến nhánh (705 tỷ đồng). Dự kiến tới cuối năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành nút giao Tân Vạn, sớm hơn gần 1 năm so với kế hoạch ban đầu.

Thay đổi diện mạo khu Đông

Việc hoàn thành nút giao Tân Vạn vào cuối năm nay là một trong những hạng mục quan trọng nhất của dự án Vành Đai 3, góp phần đảm bảo thông xe 21 km đầu tiên của Vành Đai 3 trong năm nay, bao gồm đoạn cầu cạn qua TP. Thủ Đức và kết nối với Mỹ Phước - Tân Vạn.

Định Tuyến Vành Đai 3

Đồ họa nút giao Tân Vạn và tuyến Vành Đai 3

Đại diện Ban Giao thông TP.HCM, cho biết: “Dịp 30/4/2025, chúng tôi sẽ thông xe kỹ thuật một đoạn, và đến cuối năm, thêm 14,7 km sẽ hoàn thành, trong đó nút giao Tân Vạn đóng vai trò cốt lõi”.

Đến cuối năm 2025, nút giao Tân Vạn cơ bản hoàn thành, tạo tiền đề để toàn tuyến Vành Đai 3 (76.3 km) hoàn thiện vào giữa năm 2026, khép kín kết nối vùng.

Mặt khác, việc hoàn thành nút giao Tân Vạn mang lại tác động sâu rộng đến khu vực tam giác kinh tế TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai.

Thứ nhất, về giao thông, nút giao này giảm ùn tắc, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các trung tâm kinh tế lớn: từ TP. Thủ Đức đến Dĩ An, Biên Hòa chỉ còn 15-20 phút, đến trung tâm Quận 1 trong khoảng 30 phút.

Thứ hai, về kinh tế, với GRDP năm 2024 của TP.HCM (1.78 triệu tỷ đồng), Bình Dương (521,000 tỷ đồng) và Đồng Nai (260,300 tỷ đồng), tổng cộng hơn 2.56 triệu tỷ đồng, nút giao Tân Vạn sẽ thúc đẩy giao thương, logistics và dịch vụ, đặc biệt tại khu vực Tân Vạn - Dĩ An - Biên Hòa - vùng kinh tế năng động thu hút doanh nghiệp và chuyên gia quốc tế.

Thứ ba, về bất động sản, sự thông thoáng giao thông từ nút giao Tân Vạn sẽ kích thích sự phát triển của thị trường địa ốc. Đặc biệt, trong bối cảnh quỹ đất nội đô khan hiếm, các khu vực có hạ tầng đồng bộ quanh nút giao Tân Vạn trở thành điểm nóng, đáp ứng nhu cầu nhà ở gia tăng.

Cuối cùng, nút giao này góp phần mở rộng không gian đô thị, như Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nhấn mạnh: “Vành đai 3 không chỉ hoàn thiện mạng lưới giao thông mà còn phát triển kinh tế vùng.”

Sức hút dự án The Gió Riverside, liền kề nút giao Tân Vạn

Nằm ngay tâm điểm kết nối Xa lộ Hà Nội và đường Vành Đai 3, The Gió Riverside của An Gia (HOSE: AGG) là dự án sở hữu vị trí chiến lược liền kề nút giao Tân Vạn, hưởng trọn lợi thế từ hệ thống hạ tầng khu vực.

Căn hộ The Gió Riverside

Phối cảnh dự án The Gió Riverside

Nhờ lợi thế này, cư dân The Gió Riverside có thể nhanh chóng kết nối đến trung tâm TP.HCM thông qua trục Xa lộ Hà Nội; kết nối đến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thông qua đường Vành Đai 3; kết nối đến sân bay quốc tế Long Thành thông qua cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; kết nối đến các thành phố Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một thông qua tuyến ĐT 743A hoặc cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Đồng thời, nhanh chóng kết nối đến TP Biên Hòa thông qua cầu Đồng Nai chỉ trong ít phút di chuyển.

Theo An Gia, với mạng lưới giao thông đồng bộ, The Gió Riverside không chỉ sở hữu lợi thế kết nối linh hoạt, thuận tiện mà còn hưởng lợi từ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng khu vực, mở ra tiềm năng khai thác thương mại và gia tăng giá trị bền vững trong tương lai.

Căn hộ The Gió Riverside

Phối cảnh hồ bơi hoàng hôn vô cực tầng 40 The Gió Riverside

Là dự án trọng điểm trong năm 2025 của An Gia, The Gió Riverside có quy mô 2 tòa tháp cao 40 tầng, cung cấp ra thị trường khoảng 3,000 căn hộ. Dự án sở hữu chuỗi tiện ích cao cấp, dịch vụ hiện đại, pháp lý hoàn chỉnh. Xung quanh dự án cũng tập hợp nhiều công trình tiện ích như bến xe Miền Đông mới, Aeon Mall Biên Hòa, làng Đại học Thủ Đức, khu du lịch Suối Tiên, Sơn Tiên, sân Golf Thủ Đức…

Chuyên gia nhận định, sự phát triển của tuyến đường Vành Đai 3 và các nút giao trọng điểm như Tân Vạn sẽ mở ra cơ hội lớn cho thị trường địa ốc khu Đông TP.HCM. Trong đó, các dự án có hạ tầng đồng bộ, kết nối thuận tiện và pháp lý hoàn chỉnh như The Gió Riverside sẽ trở thành điểm đến cho người mua nhà ở lẫn nhà đầu tư.