Những ngày đầu tháng 12, các công nhân tại công trường cầu Tăng Long (TP Thủ Đức) đang tất bật làm việc cả ngày lẫn đêm để đẩy nhanh tiến độ công trình, sớm đưa một nhánh cầu thông xe vào cuối năm 2024 như dự kiến.
Dự án cầu Tăng Long nằm trên tuyến đường Lã Xuân Oai, bắc qua rạch Trau Trảu, TP Thủ Đức do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng quy mô 2,62 ha với tổng mức đầu tư 741,1 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng 688 tỉ đồng, chi phí bồi thường GPMB là 53,1 tỉ đồng
Công trình được khởi công từ cuối năm 2017, đến tháng 9-2019 tạm ngưng do vướng mặt bằng. Đến cuối tháng 10-2023, UBND TP Thủ Đức tổ chức lễ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, dự án xây dựng cầu Tăng Long tái khởi động.
Dự án có tổng chiều dài khoảng 790m (kể cả phần cầu dài 231,3m) với điểm đầu giáp nút giao giữa đường D2 - đường Lã Xuân Oai, điểm cuối giáp nút giao giữa đường Lò Lu - đường Lã Xuân Oai
Cầu Tăng Long sẽ xây dựng 2 nhánh, mỗi nhánh cầu rộng 11m với 2 làn xe ô tô, cách nhau 1m
Dự án xây dựng khoảng 559m (kể cả 240m tường chắn) đường hai đầu cầu theo lộ giới quy hoạch và đường dân sinh hai bên cầu phía phường Trường Thạnh, phường Long Trường
Anh Mai Như Hải, Tư vấn giám sát thi công dự án cầu Tăng Long, cho biết: “Hiện nay tất cả công nhân đang nỗ lực thi công, tăng ca ngày đêm, làm thêm giờ, đồng thời công trình cũng huy động vật tư để hoàn thành nhiệm vụ của chủ đầu tư giao theo tiến độ cam kết”.
Dự kiến toàn bộ dự án cầu Tăng Long sẽ hoàn thành trong năm 2025
Khu vực này có mật độ phương tiện lớn, vừa thi công vừa đảm bảo phân luồng, đi lại cho người dân. Vì vậy, Ban Giao thông nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa một đơn nguyên đi vào hoạt động, chia sẻ áp lực giao thông với cầu cũ hiện nay"- Đại diện Ban Giao thông thông tin.
UBND tỉnh Đồng Nai cam kết bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Vành đai 3 TP.HCM trong năm nay.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là một trong những dự án trọng điểm đang được Đồng Nai đẩy mạnh
UBND tỉnh Đồng Nai đã báo cáo Thủ tướng và các bộ, ngành Trung ương về tình hình giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm và kế hoạch phát triển đô thị sân bay Long Thành cùng khu vực phụ cận trên địa bàn tỉnh.
Nhiều dự án lớn sẽ hoàn thành trong 2026
Cụ thể, theo quy hoạch giao thông đã được phê duyệt, tỉnh Đồng Nai dự kiến xây dựng hệ thống đường bộ gồm 5 tuyến cao tốc và 2 tuyến đường vành đai, với tổng chiều dài 282 km.
Trong số đó, 2 dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Phan Thiết - Dầu Giây đã đưa vào sử dụng; 3 dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành và Vành đai 3 đang được triển khai thi công; 2 dự án Vành đai 4 và Dầu Giây - Liên Khương đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Đối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn Đồng Nai dài hơn 34 km được chia thành 2 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 dài 16 km qua huyện Long Thành đã phê duyệt phương án bồi thường, đạt hơn 94% diện tích thu hồi và bàn giao 62 ha mặt bằng, đạt gần 80%.
Riêng đoạn qua TP Biên Hòa đã phê duyệt bồi thường cho 1.116 thửa đất, đạt 99,78% về diện tích, với 43 ha mặt bằng được bàn giao, đạt 72%.
Dự án thành phần 2 dài 18,2 km do Ban Quản lý dự án 85 - Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư đã bàn giao 138 ha, đạt 91%.
Đồng Nai cam kết bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 12 và dự kiến hoàn thành thi công vào ngày 30/4/2026.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai vẫn còn hàng trăm hộ dân chưa bàn giao mặt bằng
Tương tự, dự án đường Vành đai 3 - TP.HCM cũng đang được triển khai tích cực. Đối với hạng mục xây lắp, dự án thành phần 1A đã thi công đạt 80% giá trị hợp đồng, trong khi thành phần 4 đã thực hiện được khoảng 12% tổng giá trị đầu tư.
Hiện, công tác giải phóng mặt bằng đạt gần 100% cho cả 2 dự án thành phần. Đối với dự án thành phần 4, còn 17 hộ đang thực hiện vận động, tổ chức cưỡng chế bàn giao, dự kiến bàn giao toàn bộ mặt bằng cuối năm nay và hoàn thành thi công xây dựng vào 30/4/2026.
Đối với cao tốc Bến Lức - Long Thành, toàn bộ 28,7 km mặt bằng đoạn qua Đồng Nai đã được bàn giao, dự án đang thi công và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn đi qua khu rừng ngập mặn thuộc rừng phòng hộ Long Thành
Về hệ thống đường sắt, theo quy hoạch, Đồng Nai có 4 tuyến đường sắt quốc gia, gồm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (dài 80 km); đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu (87 km); đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành và đường metro kéo dài kết nối Biên Hòa - Suối Tiên.
Bên cạnh đó, theo quy hoạch, Đồng Nai có 42 cảng biển, 9 cảng cạn (ICD) và 15 tuyến sông nội địa, với chiều dài hơn 153 km.
Đối với hàng không, Đồng Nai có dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã hoàn tất bàn giao mặt bằng 5.000 ha và 2 tuyến giao thông kết nối T1, T2, trong khi sân bay lưỡng dụng Biên Hòa đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Đẩy nhanh dự án metro kết nối Long Thành với Thủ Thiêm
Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Thủ tướng một loạt giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo hiệu quả triển khai các dự án hạ tầng quan trọng liên quan đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành và hệ thống giao thông kết nối.
Đối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh kiến nghị Thủ tướng cho phép triển khai san lấp mặt bằng giai đoạn 2, nhằm đảm bảo an toàn bay và tránh ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay khi giai đoạn 1 đi vào vận hành.
Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị Thủ tướng xem xét hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho dự án tiêu thoát nước khu vực ngoài sân bay Long Thành (giai đoạn 1), đảm bảo hạ tầng tiêu thoát nước được triển khai đồng bộ, phục vụ hiệu quả cho hoạt động của sân bay.
Về nguồn vốn thực hiện dự án đường Vành đai 4, UBND tỉnh đã cập nhật phương án tài chính cho dự án theo hướng hỗ trợ 50% từ ngân sách tỉnh, tương đương 12.379 tỷ đồng. Tuy nhiên, khả năng cân đối của nguồn ngân sách tỉnh rất khó.
Do đó, tỉnh kiến nghị Thủ tướng xem xét hỗ trợ thêm 50% từ ngân sách Trung ương, với khoảng 6.189 tỷ đồng.
Đối với dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tỉnh đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan liên quan và Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nhanh chóng hoàn tất hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi để đảm bảo kết nối đồng bộ với sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động năm 2026.
Ngoài ra, để giảm tải áp lực lên hệ thống giao thông đường bộ, Đồng Nai kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, bởi khi sân bay Long Thành đưa vào khai thác, dự kiến 70% lượng khách sẽ đi về TP.HCM.
Đồng Nai đề nghị đẩy nhanh dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành để giảm tải giao thông đường bộ về TP.HCM khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động
Tỉnh cũng đề xuất đầu tư thêm tuyến Quốc lộ 20B (Đường ĐT 769E) và nút giao với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để tăng cường kết nối khu vực phía Bắc sân bay, giảm áp lực giao thông trên tuyến T1.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải đôn đốc VEC sớm thi công hoàn tất, đưa vào khai thác toàn bộ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành để kết nối các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với sân bay Long Thành.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao UBND tỉnh Đồng Nai quy hoạch, xây dựng thành phố Long Thành là thành phố thông minh, hiện đại, là thành phố kết nối quốc tế. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo bố trí, cung ứng đủ vật liệu xây dựng, san lấp cho dự án sân bay Long Thành và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ Giao thông Vận tải rà soát, nghiên cứu phương án giao thông metro, tàu điện ngầm hoặc đường sắt tốc độ cao để kết nối các sân bay Long Thành, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, bảo đảm quý I/2025 hoàn thành hướng tuyến, khả năng đầu tư...
Quốc hội đồng ý cho phép thí điểm nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm dự án nhà ở thương mại.
Chiều 30/11, với trên 86,6% đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm thưc hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Hiện nhà đầu tư chỉ được làm dự án nhà ở thương mại khi có quyền sử dụng với đất ở, theo Luật Nhà ở 2014. Tuy nhiên, từ ngày 1/4/2025, họ được thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp (đất thương mại dịch vụ) không phải đất ở, đất khác trong cùng thửa để làm dự án nhà ở thương mại. Chính sách này được thí điểm trong 5 năm.
Trường hợp trong khu, thửa đất có phần do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý nhưng không tách được thành dự án độc lập thì được đưa vào diện tích đất chung để lập dự án và Nhà nước thu hồi, giao cho nhà đầu tư không qua đấu giá, đấu thầu.
Bất động sản đoạn qua huyện Bình Chánh, TP HCM, tháng 11/2024
Điều kiện để dự án được thí điểm chính sách này, là khu, thửa đất phải ở khu vực đô thị, phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Dự án thí điểm cần có tối đa 30% diện tích đất ở tăng thêm trong kỳ quy hoạch (so với hiện trạng sử dụng đất) theo phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai của quy hoạch tỉnh đến 2030.
UBND cấp tỉnh sẽ xem xét, cấp phép cho tổ chức kinh doanh bất động sản nhận chuyển quyền sử dụng đất. Cùng với đó, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đáp ứng các điều kiện về đất đai, pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng với đất có nguồn gốc là đất quốc phòng, an ninh, cần văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Công an.
Báo cáo giải trình, tiếp thu trước khi Quốc hội thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có ý kiến đề nghị chỉ thực hiện thí điểm ở một số địa phương, một số tỉnh, thành phố có nhu cầu về nhà thương mại cao.
Song cơ quan thường trực của Quốc hội cho rằng hiện nay các dự án nhà ở thương mại có quy mô nhỏ gặp vướng mắc nên nếu chỉ thực hiện chính sách thí điểm tại một số địa phương thì những nơi khác khi muốn làm nhà ở thương mại theo cơ chế thỏa thuận sẽ không thực hiện được. Vì vậy, việc thí điểm chính sách này trên cả nước sẽ đảm bảo thống nhất, công bằng giữa các địa phương.
Nút giao giữa đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (đường Vành đai 3 TPHCM) với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành toàn bộ phần cọc móng, bệ thân trụ cầu và đang được thi công gác, đúc dầm.
Đoạn dầm được gác nối vào cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
Dự kiến, hạng mục này hoàn thành vào dịp 30/4/2025, kết nối với cao tốc TPHCM - Long Thành. Mở ra hướng kết nối mới từ TP Thủ Đức - TPHCM sang huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai và các khu vực lân cận.
Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Chủ đầu tư, Bộ GTVT), dự án thành phần 1A của đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch đến nay đạt 77% tổng khối lượng. Vượt tiến độ 4 tháng so với hợp đồng đã ký.
Hai hạng mục chính của dự án là cầu Nhơn Trạch vượt sông Đồng Nai đã hợp long một phần vào tháng 9 vừa qua và dự kiến hợp long đốt cuối vào tháng 1/2025. Còn nút giao kết nối vào đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, trước mắt đang mở rộng đường cao tốc lên 8 làn xe so với 4 làn xe hiện nay.
Cùng với tiến độ khả quan của cầu Nhơn Trạch và dự án thành phần 1A, việc đầu tư bổ sung cầu Nhơn Trạch 2 song song với cầu đang thi công được xúc tiến để kịp khởi công vào cuối năm 2025.
Việc này nhằm từng bước đầu tư hoàn thiện đường Vành đai 3 theo quy mô hoàn chỉnh có bề rộng 74,5m. Với 8 làn xe cao tốc và đường song hành 2 bên.
Tuyến Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 đóng vai trò rút ngắn hành trình từ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, đến Bình Dương và TPHCM. Tuyến đường khi hoàn thành còn kết nối TPHCM với các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Đặc biệt, phân luồng từ xa và giảm ùn tắc cho các tuyến đường nội đô.
Tổng mức đầu tư dự án 1A là 6.900 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA của Hàn Quốc gần 4.176 tỷ đồng. Số còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, với vốn Trung ương khoảng 529 tỷ đồng. Còn lại là ngân sách của Đồng Nai và TPHCM.
Cầu Nhơn Trạch hiện đạt 77% tổng khối lượng và có thể hoàn thành sớm hơn 4 tháng so với hợp đồng
Vành đai 3 Tp HCM là đường liên vùng. Điểm đầu của các tuyến cao tốc hướng tâm như TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, TPHCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành...
Việc khép kín Vành đai 3 góp phần hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới cao tốc kết nối TPHCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực.
Khi tuyến đường được đưa vào khai thác, phương tiện vận tải liên tỉnh không cần đi qua trung tâm thành phố, khu vực đông dân cư. Tiết kiệm được thời gian hành trình, chi phí, tạo thêm hướng kết nối giữa TPHCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TPHCM - Long Thành.
Sơ đồ hướng tuyến cầu Nhơn Trạch nối TPHCM và Đồng Nai
Cuối năm, tại khu đô thị lân cận Tp.HCM như Đồng Nai, Long An xuất hiện các sản phẩm nhà phố, dinh thự giá từ 10 đến gần 20 tỉ đồng/căn gây chú ý.
Chú ý là bởi các khu vực này phần lớn hiện diện phân khúc đất nền thì hiện nay dòng sản phẩm hạng sang giá hàng chục tỉ đồng lại trở thành điểm nhấn nguồn cung mới cuối năm. Tuy nhiên, so với giá sơ cấp nhà phố, biệt thự Tp.HCM thì mức giá này chỉ bằng khoảng 30-40%; dư địa được dự báo còn khá tốt.
Mới đây, tại Long An, Nam Long bung khoảng vài chục căn biệt thự ven kênh Park Village ra thị trường với mức giá từ 17,7 tỉ đồng/căn. Còn dòng sản phẩm The Aqua có giá từ 10 tỉ đồng/căn kèm chính sách thanh toán hấp dẫn. Các sản phẩm giới hạn này thuộc khu đô thị Waterpoint quy mô 355ha đã hiện hữu loạt tiện ích đáp ứng các nhu cầu sống, học tập, làm việc, mua sắm, giải trí... nên được người mua quan tâm. Ngày 1/12 tới đây, chủ đầu tư này sẽ giới thiệu bộ sưu tập dinh thự ven kênh, ven sông thuộc compound The Aqua và Park Village với chính sách bán hàng đột phá, giá trị quà tặng lên đến hàng chục tỉ đồng.
Tại Đồng Nai, Cần Thơ hay Bà Rịa – Vũng Tàu gần đây một số sản phẩm nhà phố, biệt thự giá dao động trên dưới 10 tỉ đồng/căn bung thị trường cuối năm cũng gây chú ý. Đáng nói, mức độ quan tâm khá tốt trong bối cảnh nguồn cung loại hình này tại Tp.HCM đang rất ít ỏi và mức giá đã cao. Chẳng hạn, tại Biên Hòa, Đồng Nai dòng sản phẩm nhà phố hoàn thiện tại KĐT Izumi City 170ha của Nam Long và Hankyu Hanshin Properties (Nhật Bản) hiện đang giao dịch từ 7 tỉ đồng/căn kèm chính sách ưu đãi tốt đã thu hút được nhu cầu mua ở thực lẫn đầu tư. Trong đó, lượng lớn người mua đến từ Tp.HCM.
So với giá sơ cấp nhà phố, biệt thự tại Tp.HCM thì mức giá loại hình này tại khu đô thị vệ tinh lân cận còn khá cạnh tranh. Cùng với đó, hạ tầng giao kết nối ngày càng thuận lợi đã kích thích nhu cầu tìm kiếm bất động sản ven Tp.HCM trở lại. Báo cáo tháng 10/2024 của DKRA Group chỉ ra, giá nhà phố, biệt thự Tp.HCM đạt mức cao nhất 700 tỉ đồng/căn; Đồng Nai là 228,5 tỉ đồng/căn. Trong khi Bình Dương là 45,5 tỉ đồng/căn, Long An gần 40 tỉ đồng/căn, Bà Rịa – Vũng Tàu là 12,5 tỉ đồng/căn…
Chính trong bối cảnh nguồn cung sơ cấp nhà phố, biệt thự Tp.HCM tiếp tục khan hiếm, mặt bằng giá lập đỉnh lên đến 700 tỉ/ căn, các dự án đến từ các chủ đầu tư uy tín tại khu đô thị vệ tinh, liền kề nội đô đang tạo lực hút mạnh mẽ.
Theo đơn vị này, do mặt bằng giá sơ cấp các khu vệ tinh còn thấp hơn Tp.HCM cùng với nguồn cung mới nhích hơn đã thúc đẩy nhu cầu trở lại ở vùng phụ cận, khiến thanh khoản nhà phố, biệt thự cải thiện đáng kể trong tháng. Cụ thể, lượng tiêu thụ sơ cấp và lượng tiêu thụ mới lần lượt gấp 6,3 lần và 4,4 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cao, nguồn cung ít, cơ hội thị trường nhà phố, biệt thự bị "chia lửa" với các khu đô thị vệ tinh lân cận
So với các khu vực vệ tinh của Tp.HCM, Đồng Nai dẫn dắt nguồn cung thị trường. Lượng giao dịch phân bổ chủ yếu ở nhóm dự án an toàn pháp lý, đảm bảo tiến độ thi công, được triển khai bởi các chủ đầu tư có uy tín/thương hiệu trên thị trường. Theo DKRA Group, mặt bằng giá sơ cấp nhà phố, biệt thự Tp.HCM và vùng phụ cận không có nhiều biến động so với quý trước và vẫn neo ở mức cao do áp lực của các loại chi phí đầu vào. Cùng với đó, các chính sách chiết khấu cho khách hàng giữ chỗ trước ngày mở bán, cam kết thuê lại, kéo giãn tiến độ thanh toán,… được áp dụng rộng rãi nhằm tăng thanh khoản.
Chia sẻ mới đây, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho hay, nhu cầu về nhà ở tại các đô thị lớn như Tp.HCM và Hà Nội luôn rất cao, trong khi quỹ đất lại hạn chế. Điều này càng trở nên cấp bách khi lượng người nhập cư vào các đô thị lớn để sinh sống và làm việc ngày càng tăng.
Chính vì vậy, các tỉnh thành lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và người mua nhà. Việc di chuyển thuận tiện giữa các tỉnh thành đã giúp giải quyết phần nào nhu cầu nhà ở của người dân, đồng thời tạo ra động lực phát triển cho thị trường bất động sản khu vực.
Tuy nhiên, theo TS Khương, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như pháp lý, hạ tầng và tiềm năng phát triển của dự án trước khi đưa ra quyết định.
Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhận định, giai đoạn 2024-2030, thị trường bất động sản phía Nam đang đẩy nhanh tiến trình phục hồi với động lực từ nguồn cung mới. Trong ngắn hạn, nguồn cung dự kiến sẽ tăng trưởng từ quý 4/2024, với nhiều lựa chọn chủ yếu từ các các địa phương mới, nơi còn nhiều quỹ đất và dư địa tăng trưởng, chính sách phát triển hạ tầng hiện đại.
Đặc biệt, những nơi có sự xuất hiện của các dự án lớn đến từ những nhà phát triển bất động sản hàng đầu sẽ có lượng cư dân lớn và dòng khách ổn định, đều đặn. TS. Đính ước tính giá trị bất động sản tại các khu đô thị vệ tinh sẽ tăng trung bình khoảng 10%/năm.
Giá bồi thường làm hai đoạn Vành đai 2 đi qua TP Thủ Đức dự kiến cao nhất hơn 111 triệu đồng mỗi m2, thuộc đất ở có vị trí mặt tiền đường Phạm Văn Đồng.
Đây là mức giá được TP Thủ Đức đưa ra trong dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng khi thực hiện hai đoạn Vành đai 2 qua địa bàn. Trong đó, đoạn một dài 3,5 km, từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (trước là xa lộ Hà Nội); đoạn hai từ Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng, dài gần 3 km.
Phần bồi thường, giải phóng mặt bằng khi triển khai hai đoạn này được tách thành hai dự án thành phần, tổng diện tích thu hồi đất hơn 61 ha với khoảng 1.166 trường hợp bị ảnh hưởng. Thủ Đức dự toán tổng kinh phí đền bù, hỗ trợ cho các hộ khoảng 7.600 tỷ đồng.
Phối cảnh đoạn 2 - Vành đai 2 khi hoàn thành
Theo giá dự kiến để tính bồi thường, hỗ trợ cho các hộ được địa phương trên đưa ra, mức cao nhất khoảng 111,5 triệu đồng mỗi m2 đất ở, mặt tiền đường Phạm Văn Đồng. Kế đến là đất ở có vị trí mặt tiền các tuyến Đỗ Xuân Hợp, Đặng Văn Bi gần 102 triệu đồng mỗi m2; đất ở mặt tiền đường Nguyễn Văn Bá có giá khoảng 100,5 triệu đồng mỗi m2...
Mức giá đền bù đất ở thấp nhất tại khu vực là hơn 26 triệu đồng mỗi m2, áp dụng cho đất trong các tuyến nhỏ như đường 22 (phường Phước Long B), đường 147 (phường Phước Long B và Tăng Nhơn Phú B). Với đất nông nghiệp, mức bồi thường cao nhất là hơn 9,4 triệu đồng mỗi m2 cho đất trồng cây lâu năm tại một số tuyến đường lớn như Phạm Văn Đồng, Kha Vạn Cân, Tăng Nhơn Phú, Đỗ Xuân Hợp... Với đất trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản tại những tuyến này, giá đền bù hơn 7,78 triệu đồng mỗi m2.
Dự thảo giá đất để tính bồi thường tại dự án được TP Thủ Đức đưa ra sau quá trình thuê tư vấn độc lập khảo sát, thu thập thông tin trên thị trường. Mức giá được căn cứ theo loại đất (ở, nông nghiệp...), tuyến đường và vị trí khu đất (chưa bao gồm kiến trúc, công trình xây trên đất). Trong đó, đất ở và vị trí số 1 (mặt tiền đường) sẽ được tính với giá cao nhất.
Theo Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng, hai đoạn Vành đai 2 trên là các dự án đầu tiên tại địa phương áp dụng toàn bộ theo Luật Đất đai mới. Dự thảo giá bồi thường cũng được địa phương xây dựng cơ bản "tiệm cận với thị trường", trên cơ sở đặt quyền lợi cao nhất của người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đồng thời, địa phương đã chuẩn bị quỹ nhà, đất ở các vị trí thuận lợi, đầu tư hạ tầng giúp người dân ổn định cuộc sống sau di dời.
TP Thủ Đức bắt đầu niêm yết dự thảo phương án đền bù, hỗ trợ, tái định cư tại trụ trụ sở các phường dự án đi qua đến hết ngày 27/11, sau đó lấy ý kiến người dân bị ảnh hưởng. Đối với các hộ dân đồng thuận với phương án đền bù, địa phương dự kiến chi trả tiền bồi thường từ tháng 12, mục tiêu khởi công dự án vào giữa năm sau.
Hướng tuyến các đoạn còn lại chưa khép kín thuộc Vành đai 2
Hai đoạn Vành đai 2 nói trên được HĐND TP HCM thông qua chủ trương đầu tư hồi cuối năm 2023. Hai dự án được giải phóng mặt bằng từ đầu, rộng 67 m, sau đó xây đường song hành hai bên và làm các nút giao. Phần đất trống giữa tuyến dự trữ để triển khai sau này. Cả hai dự án dự kiến được khởi công năm 2025, hoàn thành sau đó hai năm.
Ngoài hai dự án trên, Vành đai 2 TP HCM còn hai đoạn khác chưa khép kín. Trong đó, đoạn 3 cũng ở TP Thủ Đức, dài hơn 2,7 km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, đang thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Đoạn còn lại (đoạn 4) ở phía nam thành phố, dài 5,3 km nối quốc lộ 1 qua đường Nguyễn Văn Linh chưa được đầu tư.
Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch là xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu mang đẳng cấp quốc gia, quốc tế.
TP Vũng Tàu thường đông khách du lịch trong những kỳ nghỉ lễ
Ngày 25.11, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong thời gian qua, ngành du lịch địa phương đã có tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của tỉnh.
Trong năm 2023, toàn tỉnh đón hơn 14 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 14.994 tỉ đồng. Còn trong năm 2024, ước tính hết tháng 10, toàn tỉnh đón hơn 14,4 triệu lượt khách, đạt 92,76% kế hoạch năm, tăng 20% so với cùng kỳ. Doanh thu ước đạt 15.397 tỉ đồng, đạt 93,37% kế hoạch năm, tăng 21% so với cùng kỳ...
Dù có sự tăng trưởng tốt, nhưng du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn cò nhiều hạn chế như: còn mang tính thời vụ; sản phẩm dịch vụ chưa phong phú; xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế; kết nối tour, tuyến du lịch chưa đồng bộ... Do đó chưa phát huy được thế mạnh của địa phương, thiếu sức cạnh tranh.
Theo ông Lê Ngọc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để tạo bước đột phá, thực chất trong phát triển, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung triển khai 4 nội dung trọng tâm trong thời gian tới.
Trong đó, một nội dung rất quan trọng là xây dựng thương hiệu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu mang đẳng cấp quốc gia, quốc tế. Thương hiệu sẽ được hình thành và phát triển gắn với 8 loại hình du lịch, dịch vụ tại địa phương gồm: du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch hội thảo (MICE), du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch cộng đồng.
Đồng thời, công tác tổ chức các lễ hội, sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế sẽ được chú trọng đổi mới, đa dạng hình thức. Chẳng hạn tổ chức các sự kiện đẳng cấp với thời gian dài hơn (3-7 ngày); tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch; xây dựng các kênh fanpage để truyền thông quảng bá sự kiện, lễ hội được tổ chức tại địa phương.
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng sẽ tăng cường hơn trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tàu biển; đẩy mạnh công tác đón khách du lịch quốc tế tàu biển; giới thiệu sản phẩm du lịch trên địa bàn; tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển du lịch. Trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu đầu tư dự án cảng khách quốc tế Vũng Tàu...
Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trên nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng lượng khách du lịch 16-18%/năm; doanh thu tăng từ 28-20%/năm trong thời gian tới. Tỉnh cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, thời gian lưu trú của khách du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ bình quân 1,8 ngày sẽ tăng lên 2,4 ngày; mức chi tiêu tăng lên khoảng 4,3 triệu đồng/người; và hình thành được thương hiệu du lịch của địa phương với hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chất lượng cao phục vụ khách du lịch.
Tháng 10 vừa qua, lượt tìm kiếm đất nền cả nước tăng 29% so với cùng kỳ 2023, dưới tác động của bảng giá đất mới và chính sách cấm phân lô tách thửa.
Bất động sản khu Đông TP HCM ở TP Thủ Đức, với các dự án chung cư, nhà phố, đất nền, tháng 10/2024 - Khu đô thị mới Đông Tăng Long
Theo dữ liệu nghiên cứu thị trường từ chuyên trang Batdongsan, nhu cầu mua đất nền trên cả nước ghi nhận đà hồi phục mạnh. Cụ thể, tháng vừa qua, lượt tìm kiếm đất nền tăng 14% so với tháng trước và tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Ăn theo nhu cầu mua tăng, lượng tin rao bán đất nền cũng tăng 12% theo tháng và 19% so với cùng kỳ.
Batdongsan cho rằng tháng 10 là lần đầu tiên (sau thời gian dài) thị trường đất nền TP HCM diễn biến sôi động hơn Hà Nội. Lượt tìm mua đất nền ở TP HCM tăng 16%, tin rao bán tăng 22% so với tháng trước, trong khi con số này tại Hà Nội lần lượt là 14% và 23%. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với phân khúc đất nền ở các tỉnh lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu có lượt tìm mua tăng 20%, Long An tăng 14%, Đồng Nai tăng 5% và Bình Dương tăng 9%...
Báo cáo mới đây về phân khúc đất nền của DKRA Group cũng cho thấy giao dịch loại hình này đã tăng 2,8 lần so với cùng kỳ 2023. Tập trung ở nhóm sản phẩm thổ cư tách thửa, đất nền dự án hoàn thiện hạ tầng, pháp lý, giá dưới 50 triệu đồng mỗi m2 tại TP HCM và dưới 22 triệu đồng mỗi m2 với các tỉnh phụ cận.
Theo DKRA, giá đất nền dự án tại TP HCM có mức cao nhất chạm mốc 140 triệu đồng mỗi m2. Trong khi Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh dao động 38-74 triệu đồng mỗi m2. Với đất nền thổ cư, giá bình quân từ 6-30 triệu đồng mỗi m2 với thị trường tỉnh và trên dưới 50 triệu đồng mỗi m2 ở TP HCM. Ở thị trường thứ cấp, giá đất cũng rục rịch tăng khoảng 3-5% so với quý trước.
Ông Nguyễn Đức Hòa, nhà đầu tư bất động sản lâu năm ở TP HCM, nhìn nhận phân khúc đất nền nói riêng đang chịu ảnh hưởng nhiều từ các thay đổi trong Luật đất đai mới và bảng giá đất vừa ban hành. Giao dịch dù chưa hoàn toàn phục hồi, song đã thoát khỏi đáy và đang có những dấu hiệu tích cực, bằng 50-60% so với giai đoạn cao điểm 2022. Riêng TP HCM đã bắt đầu ghi nhận hoạt động mua bán sôi động với giá tăng từ 10-20% so với năm ngoái.
Theo kế hoạch, đến năm 2028, TP.HCM sẽ triển khai TOD ở 11 vị trí dọc metro và vành đai chia thành hai giai đoạn.
Cơ quan chức năng sẽ lần lượt xác định ranh giới, tình trạng pháp lý quy hoạch và chức năng phát triển đô thị của từng khu vực.
Mới đây, UBND TP.HCM có Quyết định về kế hoạch phát triển 11 đô thị quanh metro theo mô hình TOD dọc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và tuyến Vành đai 3 theo Nghị định 98. Các chuyên gia đã hiến kế nhiều chiến lược để phát triển các đô thị này hiệu quả.
Trong đó, metro số 1 là khu vực quanh ga Phước Long (khu Trường Thọ, TP.Thủ Đức), với diện tích hơn 160 ha. Tại metro số 2 sẽ có 3 vị trí gồm: Ô phố I/82a, Tây Thạnh (26,65 ha), Trung tâm Triển lãm và Trung tâm thể dục thể thao quận Tân Bình (5,1 ha), khu C30 gần ga Lê Thị Riêng (40,9 ha).
Tại đường Vành đai 3 sẽ có 5 vị trí gồm: khu đất Nông trường Dừa (152,6 ha) và khu đất Long Bình (29 ha) ở TP.Thủ Đức. Khu số 8 rộng 198,4 ha ở Tân Hiệp. Và khu số 6 rộng 389,3 ha tại Xuân Thới Thượng và khu 104,9 ha ở Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn).
TOD (Transit Oriented Development) là mô hình lấy định hướng phát triển giao thông công cộng để quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị. Những nơi làm TOD được tăng hệ số sử dụng đất, mật độ dân số cao, từ đó thu hút nhu cầu đi và đến các đầu mối giao thông lớn. Việc triển khai các khu đô thị dọc các tuyến metro sẽ khai thác hiệu quả nguồn lực về đất đai.
Mô hình TOD đặt mục tiêu kiến tạo các đô thị năng động và đáng sống. Bằng cách tập trung việc làm, nhà ở, dịch vụ và tiện ích dọc các tuyến đường sắt đô thị (MRT) hay xe buýt nhanh (BRT). Các dự án phát triển hoặc tái phát triển theo mô hình TOD được quy hoạch theo hướng đa chức năng. Vừa kết hợp nhà ở, không gian thương mại (văn phòng, bán lẻ) và vừa là địa điểm giải trí để thu hút cư dân, người làm việc, khách mua sắm lẫn khách vãng lai.
Một mặt, TOD thúc đẩy người dân đi lại bằng phương tiện công cộng, từ đó có thể thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng. Mặt khác, thông qua mô hình TOD các chủ đầu tư bất động sản có thể ước tính quy mô dân số, lưu lượng giao thông, lượt khách hàng cũng như tiềm năng phát triển của khu vực.
Ở khía cạnh khác, các dự án TOD giúp tạo ra nguồn doanh thu mới, từ quảng cáo hay thuế ở không gian xung quanh và bên trong nhà ga, và doanh thu này có thể được chia sẻ giữa các bên liên quan.
Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng, ông Đậu Minh Thanh được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) kể từ ngày 15/11.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trao quyết định điều động, bổ nhiệm cho ông Đậu Minh Thanh
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa chủ trì Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên HUD.
Theo quyết định, ông Đậu Minh Thanh - Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng - được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên HUD, kể từ ngày 15/11.
Khu đô thị mới Đông Tăng Long (Tp Thủ Đức) do HUD làm chủ đầu tư
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã cho biết. Việc bổ nhiệm này nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo tổng công ty.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá đồng chí Đậu Minh Thanh có nhiều năm kinh nghiệm làm lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo đơn vị chức năng thuộc Bộ Xây dựng. Do đó, việc bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên HUD vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm lớn lao đối với đồng chí Đậu Minh Thanh.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị ông Đậu Minh Thanh tiếp tục phát huy kinh nghiệm, sở trường của mình để góp phần xây dựng Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị ngày càng lớn mạnh. Có đóng góp quan trọng hơn cho Bộ Xây dựng, ngành Xây dựng và cả nước.
Hồi tháng 9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Trong đó, ông Nguyễn Việt Hùng - Chủ tịch HĐTV HUD được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Cùng với đó, ông Phạm Minh Hà - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Tại TP.HCM, các khu vực phía Đông, Đông Bắc được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn. Nơi này vừa đủ gần để cư dân có thể tiếp cận những dịch vụ tiện ích sẵn có, vừa đủ xa để tận hưởng không gian sống trong lành, chan hòa với thiên nhiên.
Tọa lạc giữa trung tâm trung tâm TP. Thủ Đức, Khu đô thị mới Đông Tăng Long sở hữu không gian sống tiêu chuẩn trong khu đô thị rộng gần 160ha, có nhiều không gian dành cho mặt nước và cây xanh.
Toàn khu đô thị quy hoạch với 18 hệ thống tiện tích, 7ha hồ điều hòa, 13 ốc đảo công viên tạo mảng xanh lớn. Hệ thống này giúp cư dân tương lai tận hưởng trọn vẹn không khí trong lành, thoải mái tại TP.HCM.
Những căn nhà phố trong dự án có thiết kế mở. Gần gũi thiên nhiên phù hợp với nhiều đối tương khách hàng, từ gia đình một thế hệ cho đến gia đình nhiều thế hệ. Từ những khách hàng mua nhà ở thực lần đầu cho tới những gia đình muốn thay đổi không gian sống.
Với mức giá từ 8.8 tỷ mỗi căn nhà phố, khách hàng có thể sở hữu bất động sản tại đây bằng một phần tích lũy, phần còn lại sẽ được ngân hàng hỗ trợ vay 70%.
Đăng ký để nhận tư vấn và tham quan dự án Đông Tăng Long hôm nay, có cơ hội sở hữu những căn nhà phố hiện hữu ngay trung tâm Thủ Đức với mức giá và ưu đãi vô cùng hấp dẫn.
Khu đô thị mới Đông Tăng Long hiện có giá nhà phố từ 68 triệu đồng/m2, rẻ hơn mức gần 100 triệu đồng của chung cư và hơn 200 triệu đồng của nhà phố tại thành phố Thủ Đức.
Khu đô thị Đông Tăng Long (phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức) nằm cạnh đường Nguyễn Duy Trinh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 15 km.
Khu đô thị được khởi công xây dựng từ năm 2005 bởi chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD). Không chỉ được bao bọc bởi những tuyến đường quan trọng của TP Thủ Đức như Lã Xuân Oai, Nguyễn Duy Trinh, Liên Phường, cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây mà Đông Tăng Long còn nằm cách đại dự án Vành đai 3 TP. HCM khoảng 500 m.
Được biết, trong thời gian tới, quanh khu đô thị Đông Tăng Long sẽ có 8 tuyến đường mới, giúp cho việc kết nối lưu thông từ khu đô thị này đến các khu vực khác dễ dàng hơn rất nhiều.
Đông Tăng Long có diện tích khu đất làm dự án là 159,36 ha. Trong đó đất ở là 68,56ha (chiếm 43,02%), đất công trình công cộng khoảng 11,10ha (6,97%), đất công viên cây xanh, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, hồ nước (điều tiết, cảnh quan) khoảng 28,56ha (17,92%), đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật và bãi xe tập trung khoảng 51,14ha (32,09%).
Mật độ xây dựng chung toàn khu khoảng 28,2%. Đất xây dựng nhà ở phân bổ theo chủng loại nhà ở cải tạo chỉnh trang và tái định cư, nhà liên kế có sân vườn, nhà vườn liên kế, nhà biệt thự, nhà ở chung cư cao tầng (12, 18, 25 tầng). Toàn khuôn viên được quy hoạch tổng cộng 14 cụm công viên cây xanh và một hồ điều tiết trung tâm. Hồ nước rộng 7 ha đã được hình thành, bên trong được quy hoạch sẽ có bến neo đậu cho du thuyền.
Nhưng hiện tại giá rao bán của một số căn nhà phân khu số 5 xây hoàn thiện cơ bản bên ngoài 1 trệt 2 lầu 1 tum chỉ từ 68tr/m2 cả nhà và đất. Thấp hơn giá chung cư khu đô thị gần đó. Và so với giá nhà phố thì càng thấp hơn. Do vậy việc chọn mua nhà phố Đông Tăng Long sẽ giúp cho các nhà đầu tư thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Đông Tăng Long được trang bị đầy đủ các tiện ích như trường học, bệnh viện, siêu thị, khu vui chơi, công viên, giúp tạo ra một môi trường sống tiện nghi và hiện đại.
--> 18 tiện ích hiện đại hài hòa chức năng --> 20ha công viên cây xanh --> 7ha hồ cảnh quan xanh mát --> 13 ốc đảo xanh --> 2 phút đến trung tâm TP Thủ Đức
Tất cả có tại Đông Tăng Long, khu nhà phố hiện hữu giữa trung tâm Thủ Đức.
Là sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống tiện ích hiện đại, không gian sống xanh mát, vị trí kết nối thuận tiện, và pháp lý hoàn chỉnh, Đông Tăng Long mang đến một không gian sống hiện đại giữa thiên nhiên an lành – chốn an cư lý tưởng cho cư dân mọi độ tuổi.
Nơi đây, có 18 công trình tiện ích hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí và rèn luyện sức khỏe, Y tế, giáo dục của cư dân.
20ha công viên cây xanh cùng 7ha hồ cảnh quan xanh mát giúp điều hòa không khí, kiến tạo một không gian sống xanh mát, tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Nhà phố được thiết kế theo phong cách hiện đại, tối ưu mặt thoáng, đang bước vào những khâu hoàn thiện cuối và dự kiến bàn giao cho khách hàng vào Qúy I/2025.
Từ Đông Tăng Long, cư dân chỉ mất từ 2 phút để đến trung tâm hành chính Thủ Đức, khoảng 20 – 30 phút để di chuyển đến trung tâm Quận 1, Thủ Thiêm, Quận 7… Một vị trí “đắc địa” không chỉ thuận tiện di chuyền mà còn có tiềm năng gia tăng giá trị rất cao.
Thị trường khu Đông Sài Gòn, đặc biệt là quận 9 (Tp Thủ Đức), hiện đang ghi nhận giao dịch tăng. Giá đã nhích từ 10-20% (tùy khu vực) so với cùng kì năm ngoái.
Ghi nhận thị trường cho thấy, tình trạng nhà đầu tư bán tháo, bán lỗ đất nền Tp.HCM gần như đã chấm dứt từ đầu năm 2024. Các sản phẩm bất động sản có giao dịch giá đã nhích dần. So với năm 2023, giá đã tăng từ 10-20% (tuỳ san phẩm, vị trí). Nhà đầu tư có đất bắt đầu kì vọng vào sức cầu và giữ hàng không bán. Về phía người mua khó tìm sản phẩm “ngộp” giảm giá 20-30% như thời điểm giữa năm 2023.
Nhân viên kinh doanh BDS tư vấn trực tiếp khách hàng đi tham quan khu đô thị mới Đông Tăng Long
Theo khảo sát, hiện nền đất thổ cư diện tích 50-60m2 chào bán tại khu vực quận 9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) có giá từ 2,8-3,1 tỉ đồng/nền. Giá này đã gần về mốc giá cuối năm 2021. Trong khi đầu năm 2024, một số lô đất cùng diện tích bán ra với giá 2,4-2,6 tỉ đồng/căn. Theo môi giới, hiện nguồn hàng giá ngộp đã hết.
Tại khu vực Củ Chi, Hóc Môn, giá đất nền, nhà riêng lẻ cũng bắt đầu nhích nhẹ từ 5-10% so với cùng kì năm ngoái. Một số mảnh đất rao bán giá giảm sâu từ trên dưới 30% vào thời điểm đầu năm 2023 hiện đã có người mua. Nguồn hàng gửi môi giới rao bán gần đây hầu như ngang giá hoặc thấp hơn khoảng 10% so với đầu năm 2022.
Theo một môi giới khu vực, các thông tin về cấm phân lô cộng với hiệu ứng Luật mới đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Một số nhà đầu tư có đất thổ cư giữ hàng chờ tăng giá do nguồn cung tương lai khan hiếm. Có một số trường hợp rao bán giảm sâu trước đó hiện rút hàng chờ thêm tín hiệu từ thị trường.
Theo Quyết định 83, chủ đầu tư không được phân lô bán nền nếu chưa hoàn thiện việc xây dựng. Cùng với đó, các quy trình mới cũng yêu cầu phải đáp ứng nghĩa vụ tài chính, khiến cho giá sản phẩm tăng cao hơn theo các phương pháp định giá phổ biến. Vì thế, việc giá đất thổ cư tăng là điều dễ hiểu.
Đường Liên Phường khi hoàn thiện giúp người dân dễ dàng di chuyển từ khu vực quận 9 cũ (Tp Thủ Đức) vào trung tâm TP. Giải tỏa áp lực cho cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và nút giao An Phú.
Sơ đồ tuyến Liên Phường
Thực tế, Liên Phường được xem là một trong những tuyến giao thông quan trọng của TP Thủ Đức, giúp kết nối khu vực quận 2 và quận 9 cũ. Tuyến đường có điểm đầu kết nối Ngã 3 Cát Lái, điểm cuối kết nối Khu đô thị Đông Tăng Long cạnh Vành đai 3 TP.HCM.
Hiện, đoạn đẹp nhất của đường Liên Phường thuộc khu đô thị The Global City đã hoàn thiện 6 làn xe, vỉa hè hai bên cũng đã được chỉnh trang, lát gạch.
Phân khu đầu tiên của The Global City có tên Soho, gồm 915 nhà phố và biệt thự, đã hoàn thiện để bàn giao cho khách hàng. Đầu năm 2022, các căn này bắt đầu được chào bán với giá lên đến 39-80 tỷ đồng/căn, tương đương từ 400 triệu đồng/m2.
Các sản phẩm nhà phố liền kề, biệt thự giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của dự án cũng đang được xây dựng phần móng và nhà mẫu.
Phân khu nhà phố Global City
Quý cuối năm nay, phân khu cao tầng gồm 27 tòa nằm dọc theo kênh đào của dự án cũng dự kiến gia nhập đường đua chung cư mới của TP.HCM. Hiện tại, phân khu căn hộ này có giá khoảng từ 100 triệu đồng/m2.
Ngay cạnh The Global City là dự án khu phức hợp Saigon Sports City vẫn gần như bất động sau hơn 4 năm khởi công. Kế hoạch ban đầu của nơi này là cung cấp 4.300 căn hộ cao cấp, bên cạnh tổ hợp thể thao, trung tâm giải trí... với tổng vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD.
Liên Phường qua Sài Gòn Sport City
Cách đây vài ngày, Tập đoàn Keppel (Singapore) cho biết công ty con Jencity sẽ chuyển nhượng 70% vốn tại Công ty TNHH Saigon Sports City. Đây là đơn vị nắm quyền phát triển dự án - với tổng giá trị dự kiến hơn 6.500 tỷ đồng. Bên mua là Công ty TNHH HTV Đại Phước và CTCP Đầu tư Bất động sản Vinobly. Động thái này khiến thị trường kỳ vọng hơn vào sự triển khai trở lại của "siêu dự án".
Liên Phường kết nối ra Võ Nguyên Giáp
Đến thời điểm hiện tại, tuyến đường Liên Phường đi qua dự án Saigon Sports City đoạn kết nối với đường Mai Chí Thọ và đường Võ Nguyên Giáp đã được thi công hoàn thiện 6 làn xe. Đoạn đường có kinh phí xây dựng khoảng 260 tỷ đồng, trong đó một tập đoàn tư nhân ủng hộ 100 tỷ đồng.
Ngoài 2 đại dự án trên, đường Liên Phường cũng đi qua dự án Khu đô thị Đông Tăng Long được khởi công từ năm 2005. Khu đô thị này nằm ngay điểm cuối đường Liên Phường, cách trung tâm TP.HCM khoảng 20 km.
Dự án được quy hoạch có quy mô gần 160 ha với nhiều phân khu có chức năng khác nhau như khu căn hộ phức hợp, chung cư, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, vui chơi, thể thao...
Việc kiểm tra xác minh hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép không được quy định trong trình tự, thủ tục đăng ký biến động. Và cũng không thuộc chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đăng ký đất đai.
Việc kiểm tra xác minh hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép không được quy định trong trình tự, thủ tục đăng ký biến động và cũng không thuộc chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đăng ký đất đai.
Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng vừa ký văn bản gửi văn phòng đăng ký đất đai(VPĐKĐĐ) TP, VPĐKĐĐ các quận, huyện, TP Thủ Đức nhằm chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai.
Theo Sở TN&MT, hiện nay sở nhận được nhiều thông tin phản ánh một số chi nhánh VPĐKĐĐ vẫn kiểm tra hiện trạng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động đối với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận.
Theo đánh giá của sở, việc này là thêm thủ tục, không đúng chủ trương cải cách hành chính và không đúng quy định, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân.
"VPĐKĐĐ TP và chi nhánh VPĐKĐĐ các quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện theo đúng quy định khi giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đối với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận" - Sở TN&MT đề nghị.
Dẫn chứng việc kiểm tra hiện trạng nhà, công trình xây dựng của một số VPĐKĐĐ là sai quy định, Sở TN&MT đã đưa ra nhiều căn cứ pháp lý.
Khoản 5 Điều 224 Luật Đất đai năm 2024 quy định: “Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật. Không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó".
Ngoài ra theo khoản 8 Điều 18 Nghị định số 101/2024 của Chính phủ quy định: “Đối với tài sản là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận đã cấp thì khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động, VPĐKĐĐ, chi nhánh VPĐKĐĐ thực hiện việc đăng ký trên cơ sở thông tin về tài sản trên giấy chứng nhận đã cấp. Trừ trường hợp chủ sở hữu tài sản có yêu cầu đăng ký thay đổi tài sản; chủ sở hữu tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện giao dịch nếu tài sản đã có thay đổi so với giấy chứng nhận đã cấp."
Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 101 cũng quy định: “Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục không tiếp nhận hồ sơ hoặc dừng giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và trả hồ sơ cho người yêu cầu đăng ký. Trừ trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trong các trường hợp sau:
Nhận được văn bản của UBND cấp xã, hoặc UBND cấp huyện, hoặc UBND cấp tỉnh, hoặc Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc đã thụ lý đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai. Hoặc đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;
Nhận được văn bản yêu cầu dừng thực hiện thủ tục hành chính về đất đai để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 37 Nghị định số 101 không quy định việc chi nhánh VPĐKĐĐ thực hiện kiểm tra hiện trạng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động,
Ngoài ra, theo Quyết định số 17/2024 của UBND TP xác định trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã. Trách nhiệm kiểm tra, phát hiện những vi phạm trật tự xây dựng thuộc cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
Từ các quy định trên, đối với tài sản là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận đã cấp, VPĐKĐĐ và chi nhánh VPĐKĐĐ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động trên cơ sở thông tin về tài sản trên giấy chứng nhận đã cấp (trừ trường hợp chủ sở hữu tài sản có yêu cầu đăng ký thay đổi tài sản).
Việc kiểm tra xác minh hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép không được quy định trong trình tự, thủ tục đăng ký biến động và cũng không thuộc chức năng, nhiệm vụ của VPĐKĐĐ.
Việc không tiếp nhận hồ sơ hoặc dừng giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và trả hồ sơ cho người yêu cầu đăng ký nếu có vi phạm xây dựng sẽ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Và phải đảm bảo theo quy định.
Sau khoảng thời gian “chốt lời” tại thị trường phía Bắc, nhà đầu tư tiếp tục tìm cơ hội tại thị trường phía Nam.
Thị trường đất nền vùng ven và các tỉnh lân cận Tp.HCM gần đây đón lượng cầu đến từ nhà đầu tư phía Bắc. Trong đó, các nền đất thổ cư, nhà phố trong các khu đô thị đã có sổ, giá còn tốt được nhà đầu tư quan tâm xuống tiền.
Khu đô thị mới Đông Tăng Long, Quận 9(cũ) nay là Tp Thủ Đức
Tại một số khu đô thị tại khu vực Nhơn Trạch, Đồng Nai giao dịch đất nền cũng rục rịch trở lại nhờ hoạt động của nhà đầu tư phía Bắc. Các lô đất giá 1-3 tỉ đồng/nền (tuỳ nền, vị trí) được nhà đầu tư quan tâm. Thậm chí, hiện tại môi giới khó kiếm nguồn hàng giá trên dưới 1,5 tỉ đồng/nền để bán lại cho khách đầu tư có nhu cầu. Hầu hết các nền đất thổ cư tại khu vực đã tăng giá từ 10-15% so với đầu năm 2024.
Ghi nhận tại khu vực quận 9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) nhà đầu tư phía Bắc tiếp tục quay trở lại thị trường săn đất nền, nhà phố giá tốt. Các căn nhà phố giá từ 8-11 tỉ đồng/căn. Nền đất tái định cư giá 6-7 tỉ đồng/nền được nhà đầu tư mua vào. Theo môi giới khu vực, khoảng vài tháng nay, lượng giao dịch chủ yếu đến từ khách đầu tư phía Bắc. Một số nguồn hàng giá ngộp, giảm trên dưới 20% so với giá bán đầu năm 2022 có giao dịch nhanh.
Tại các văn phòng công chứng, hồ sơ chuyển nhượng đất đai tăng lên. Theo một số nhà đầu tư, với bối cảnh khan hiếm đất nền thổ cư, giá phân khúc này có thể bật tăng thêm một nấc vào cuối năm hoặc quý đầu năm 2025. Theo đó, sau khoảng thời gian “chốt lời” tại thị trường phía Bắc, nhà đầu tư tiếp tục tìm cơ hội tại thị trường phía Nam. Họ hầu hết là nhà đầu tư lâu năm, có sẵn dòng tiền và đã từng tham gia đầu tư tại thị trường phía Nam.
Các căn nhà phố Đông Tăng Long giá từ 8-11 tỉ đồng/căn tại các khu đô thị được nhà đầu tư phía Bắc nhòm ngó
Theo anh Q, một môi giới nhà đất phía Nam, thường đầu tư phía Bắc đi theo nhóm và tìm kiếm các nền đất thổ cư giá dưới 2 tỉ đồng/nền trong các khu đô thị/khu dân cư. Đồng thời các nền đất mặt tiền ở các khu vực hạ tầng đang mở rộng cũng được nhà đầu tư quan tâm, đón đầu sóng hạ tầng.
Tuy nhiên, so với thời điểm 2020-2021, hoạt động của nhà đầu tư ở giai đoạn này vẫn khá cầm chừng. Thị trường phía Nam nhìn chung chưa sôi động, chỉ một vài khu vực có "sóng nhẹ" do nhóm đầu tư xuất hiện trở lại đón sóng thị trường. Dự báo phải bước sang năm 2025, thị trường đất nền mới thực sự lấy lại "phong độ" sau khoảng thời gian dài chờ đợi.