Hiển thị các bài đăng có nhãn VÀNH ĐAI 2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VÀNH ĐAI 2. Hiển thị tất cả bài đăng

4 nút giao hàng nghìn tỷ đồng giúp khơi thông, giảm ùn tắc ngay cửa ngõ TP Thủ Đức

TPHCM đang tập trung triển khai 4 nút giao kết nối các tuyến cao tốc cửa ngõ để giảm ùn tắc, rút ngắn thời gian di chuyển cho người dân.

Cụ thể, TPHCM dự kiến bố trí khoảng 2.400 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nút giao đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành, triển khai giai đoạn 2024-2030. Nút giao này đóng vai trò giúp người dân trong vùng Đông Nam Bộ và các khu vực lân cận có thể đến Cần Giờ nhanh hơn.

Nút giao kết nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành với quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh )

Cao tốc Bến Lức - Long Thành

Đang được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) triển khai. Quy mô nút giao giai đoạn 1 gồm xây dựng cầu vượt trên quốc lộ 50 và vuốt nối đường đầu cầu với quốc lộ 50 hiện hữu, đáp ứng 4 làn xe.

Phía TPHCM sẽ chi khoảng 573 tỷ đồng đầu tư hoàn chỉnh nút giao quốc lộ 50 với cao tốc bằng các dự án riêng, triển khai giai đoạn 2024-2027.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi công năm 2014, tổng mức đầu tư 31.300 tỷ đồng, dài gần 58km nối Long An, TPHCM, Đồng Nai. Hiện công trình được khẩn trương thi công để hoàn thành vào năm 2025.

Cao tốc này có một đoạn dài 38km sẽ ráp nối với Vành đai 3 TPHCM tạo thành vòng tròn khép kín hoàn chỉnh. Đây là trục giao thông chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dự án nút giao Gò Công và nhánh nối xa lộ Hà Nội đến nút giao Gò Công trên Vành đai 3 TPHCM đang được đầu tư hoàn.

Nút giao Gò Công

Dự án Vành đai 3 TPHCM qua địa bàn TP Thủ Đức dài khoảng 14,7km, nhưng chỉ bố trí một nút giao khác mức (nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây) và một chỗ ra vào Vành đai 3 là khu vực cảng ICD Long Bình.

Do đó, TPHCM sẽ đầu tư hoàn chỉnh nút giao thông Gò Công trên Vành đai 3 và đường nối từ nút giao Gò Công đến đường Võ Nguyên Giáp (trước đây là xa lộ Hà Nội). Tổng mức đầu tư hơn 8.500 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.498 tỷ đồng.

Dự án được đề xuất đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP); trong đó, vốn ngân sách tham gia dự án khoảng 3.500 tỷ đồng, nhà đầu tư huy động khoảng 5.000 tỷ đồng, triển khai, thực hiện trong giai đoạn 2024-2027.

Về quy mô, tuyến đường từ nút giao Gò Công đến đường Võ Nguyên Giáp được xây mới, dài 5,9km. Dự án giải phóng mặt bằng một lần rộng 67m (từ Gò Công đến đường Lê Văn Việt), giai đoạn một làm trước 4 làn xe hai bên (để trống ở giữa 27,5m dự phòng mở rộng sau này). Đồng thời, dự án xây dựng cầu vượt nút giao Lê Văn Việt, nút giao Gò Công.

Dự án xây dựng nút giao Gò Dưa đến cao tốc TPHCM – Chơn Thành

Vành đai 2 TPHCM

Đoạn Vành đai 2 thuộc địa bàn TPHCM đến ngã ba Độc Lập giáp với tỉnh Bình Dương) sẽ chuyển thành đường dẫn cao tốc.

Đoạn đường dẫn này có tổng chiều dài khoảng 1,65km, rộng 60m. Tuyến đường có điểm đầu từ nút giao Gò Dưa - Vành đai 2 (TP Thủ Đức), đi trùng với đường Bình Chiểu.

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.660 tỷ đồng, dự kiến triển khai giai đoạn 2024-2028.

Năm 2026, Tp.HCM sẽ khép kín Vành đai 2, cơ hội cho khu Đông chuyển mình

TP.HCM phấn đấu khởi công dự án Vành đai 2 trong tháng 12/2024 và điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án vào năm 2026. Việc triển khai dự án Vành đai 2, cùng với sự cộng hưởng từ hệ thống hạ tầng giao thông lớn đang dần hoàn thiện và đồng bộ, thị trường bất động sản khu Đông có nhiều tiềm năng để gia tăng giá trị mạnh mẽ.

Hạ tầng khu Đông Tp HCM

 

TP.HCM nỗ lực khép kín Vành đai 2 vào năm 2026

Mới đây, Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, tại cuộc họp lần thứ 2 của Thường trực Ban chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm TP.HCM diễn ra ngày 3/4.

Theo đó, người đứng đầu UBND TP.HCM chỉ đạo, với dự án Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND TP, đảm bảo tiến độ khởi công trong tháng 12/2024.

Theo quy hoạch, Vành đai 2 TP.HCM dài khoảng 64km với 6-10 làn xe. Tuyến đường này đi qua thành phố Dĩ An (Bình Dương) và các quận Bình Tân, quận 7, quận 8, quận 12, huyện Bình Chánh và TP. Thủ Đức.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM được giao chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất liên quan đến ranh dự án đoạn 1, 2 đường Vành đai 2.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Vành đai 2 đoạn từ đường Võ Nguyên giáp đến đường Phạm Văn Đồng (Tp.Thủ Đức) của Sở Giao thông vận tải trình UBND TP.HCM, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 4.543 tỉ đồng cho đoạn này. Dự án được đề xuất triển khai từ năm 2023 - 2027. 

Theo UBND TP.HCM, đường Vành đai 2 là tuyến đường quan trọng của TP.HC. Giúp kết nối các khu công nghiệp, khu đô thị và các tuyến đường trục xuyên tâm, nhằm giảm tải cho khu vực nội đô, nhằm kết nối giao thông vùng.

Việc khép kín đường Vành đai 2 là hết sức cần thiết, cần triển khai ngay. Nhằm giải quyết việc vận chuyển hàng hóa qua các cảng phía Đông, Đông Bắc, phía Nam Thành phố như cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu…

Vành đai 2 Tp HCM

Sơ đồ các đoạn đường Vành đai 2 TPHCM

Dự án này sẽ được chia thành 2 dự án thành phần, gồm dự án xây dựng và dự án bồi thường giải phóng mặt bằng. Thành phần 1 là xây dựng đường Vành đai 2 Thành phố. Đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư.

Dự án thành phần 2 là bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư để phục vụ đầu tư xây dựng Vành đai 2 Thành phố. Đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng do Ban Bồi thường giải phóng mặt bừng TP. Thủ Đức làm chủ đầu tư.

Thời gian qua, TP.HCM đã đầu tư và đưa vào khai thác các đoạn tuyến với tổng chiều dài hơn 50km. Vì vậy, việc ưu tiên nguồn vốn để khép kín toàn bộ con đường này nhằm điều phối xe ở khu vực nội thành là vấn đề hết sức cấp bách. Dự án này nếu được kết nối đồng bộ với các tuyến đường trong khu vực sẽ giúp thúc đẩy phát triển hạ tầng khu Đông.

"Bệ phóng" cho thị trường bất động sản

Việc khởi công dự án Vành đai 2 và dự kiến thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2026 đang giúp diện mạo bất động sản khu Đông TP.HCM thay đổi từng ngày. Gần đây, thông tin hai đoạn dự án Vành đai 2 chuẩn bị khởi công không chỉ được nhà đầu tư quan tâm, mà người mua ở thực cũng để ý do tính kết nối giữa các khu vực sẽ được tăng cường khi dự án hình thành. Vì vậy, các dự án bất động sản có vị trí gần tuyến Vành đai 2 đang có lợi thế ở giai đoạn này.

Theo các chuyên gia, việc thị trường bất động sản khu Đông sôi động trở lại trong thời gian gần đây là điều không quá khó hiểu. Bởi lẽ, thực tế khu vực này đang được trợ lực rất lớn về nền tảng kinh tế, cơ sở hạ tầng và chính sách, quy hoạch.

Cửa ngõ phía Đông TP.HCM nằm trong khu vực liên kết các tuyến, dự án giao thông trọng điểm quốc gia nên trong tương lai gần khi các công trình hoàn thành sẽ là khu vực đóng vai trò trung chuyển, tâm điểm liên kết các đầu tàu kinh tế.

Trong đó, cụm liên kết đang hình thành bao gồm:

- Liên kết Đông Nam Bộ - Tây Nam Bộ thông qua Vành đai 3, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức - Long Thành;

- Liên kết TP.HCM - Đông Nam Bộ qua Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu;

- Liên kết TP.HCM - Nam Trung Bộ qua cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Phan Thiết - Dầu Giây…

Tất cả tạo nên bức tranh hạ tầng giao thông đa tầng, khép kín, hiện đại bậc nhất cả nước.

Đường Vành đai 2 TP.HCM khép kín cùng loạt hạ tầng đã hiện hữu hoặc đang đẩy mạnh đầu tư tại khu vực phía Đông như Vành đai 3, cao tốc TP.HCM – Dầu Giây – Phan Thiết, nút giao Mỹ Thủy, cầu Cát Lái, cao tốc Bến Lức – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Sân bay Quốc tế Long Thành, Metro số 4… đang tạo thành chuỗi giao thông liên kết vùng cho khu vực này.

Các tuyến Vành đai Tp HCM

Sơ đồ các tuyến đường

Chưa kể, khu Đông còn là khu vực có tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Đây là công trình đường sắt đô thị đầu tiên ở TP.HCM dự kiến thi công xong cuối năm nay, vận hành tháng 6/2024. Theo đó, mô hình quy hoạch đô thị TOD (Transit Oriented Development) cũng có tiềm lực phát triển tại đây khi có lợi thế về hệ thống đường sắt đô thị.

Theo dự báo của Cushman & Wakefield Việt Nam, nguồn cung nhà ở, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà liền thổ tại TP.HCM giai đoạn 2024 – 2026 sẽ chủ yếu nằm tại khu vực phía Đông. Nhờ hấp lực từ hạ tầng và xu hướng "ly tâm" của giới đầu tư, bất động sản khu vực phía Đông có điều kiện thuận lợi để hồi phục và phát triển tích cực.

Ghi nhận thực tế cũng cho thấy, trong những tháng đầu năm 2024, các dự án tại khu Đông TP.HCM đang lần lượt được công bố triển khai trở lại. Ở phân khúc căn hộ, dự án Eaton Park toạ lạc ngay mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ, quận 2 cũ (nay thuộc TP Thủ Đức) là một trong những dự án được khởi công rầm rộ thời gian qua bởi chủ đầu tư Gamuda Land. Dự án gần 3,8 ha này đang được quy hoạch thành 6 tòa tháp cao 29-39 tầng, cung cấp ra thị trường hơn 2.000 sản phẩm với tổng giá trị phát triển ước tính hơn 1,1 tỷ USD. Dự án gây chú ý khi các căn hộ tại đây có giá lên tới 130-135 triệu đồng/m2.

Tại khu đô thị Vinhomes Grand Park (quận 9 cũ, nay thuộc TP Thủ Đức), phân khu căn hộ cao cấp The Opus One cũng đang được chủ đầu tư tất bật xây dựng. Theo thông tin từ các đơn vị môi giới, The Opus One dự kiến mở bán đợt 1 trong quý 2 năm nay, với giá rumor từ 5.000 USD/m2 (khoảng 127 triệu đồng/m2).

Trong khi đó, ở phân khúc nhà phố, biệt thự, chủ đầu tư Masterise Homes đang dẫn đầu thị trường về giá bán với dự án The Global City tại đường Đỗ Xuân Hợp với giá bán lên đến hơn 400triệu/m2. Sự ra mắt của cụm tiện tích này cũng đồng thời giúp gia tăng giá trị mạnh mẽ cho nhiều dự án trong cùng khu vực đường Đỗ Xuân Hợp, đường Võ Chí Công… .

Đặc biệt khu đô thị mới Đông Tăng Long, trong thời gian từ đầu năm đến nay khi phân khu mới, Đông Tăng Long Hưng Gia vừa công bố ra mắt đã được đón nhận rất nhiệt tình của khách hàng cũng như nhà đầu tư. Chủ đầu tư dự án Đông Tăng Long dành khoảng 40% quy mô 160 ha là công trình nhà ở, dịch vụ, còn lại tới 60% đầu tư cho công viên, các mảng xanh. Trong đó, điểm nhấn chính hấp dẫn nhất của dự án nằm ở hồ cảnh quan quy mô lên đến 19 ha với 7 ha mặt nước (hồ tự nhiên nối ra sông Tắc). Chỉ 42 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn, có vị trí đẹp nhất khu, thanh toán kéo dài, ngân hàng hỗ trợ cho vay đến 30 năm với mức giá từ 54tr/m2 cả nhà và đất.

Đông Tăng Long

Phối cảnh dự án Đông Tăng Long

 

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ đơn vị phân phối:
--------------------------------------------------------
Công ty Cổ phần Bất động sản Hưng Hưng Thịnh 
0908 838 696

 

Khởi công làm 6km vành đai 2 TP HCM vào cuối năm 2024

Các đơn vị đặt mục tiêu phấn đấu đến tháng 11 có 70% mặt bằng và khởi công 6km dự án vành đai 2 TP.HCM vào tháng 12-2024.

Trong ảnh là hướng đi của đoạn vành đai 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng (hướng tuyến trong bài viết được vẽ tương đối theo báo cáo, quy hoạch)

Sáng 3-2, UBND TP Thủ Đức tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư để phục vụ đầu tư xây dựng đường vành đai 2 TP.HCM đoạn qua TP Thủ Đức. 

Dự án dài khoảng 6km, gồm đoạn 1 (cầu Phú Hữu - Võ Nguyên Giáp) và đoạn 2 (nút giao Bình Thái - Phạm Văn Đồng). Dự án đi qua địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, Phước Long A, Phước Long B, Bình Thọ, Trường Thọ và Linh Đông, với 935 trường hợp bị ảnh hưởng.

Tại hội nghị, ông Võ Trí Dũng - trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Thủ Đức - cho biết công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị bắt đầu từ nay đến ngày 15-3, sẽ thu thập pháp lý, thống kê danh sách, phê duyệt ranh dự án, trình duyệt, đăng ký vốn...

Giai đoạn thực hiện chia làm 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho trường hợp bị ảnh hưởng đất nông nghiệp; bị ảnh hưởng đất ở nhưng đồng thuận thu hồi đất trước hạn. Thời gian thực hiện từ ngày 15-3 đến 30-8-2024. 

Còn lại là trường hợp bị ảnh hưởng đất ở không đồng thuận thu hồi đất trước hạn, thực hiện từ ngày 9-8 đến 15-3-2025.

"Chúng tôi phấn đấu đến tháng 11-2024 sẽ bàn giao 70% mặt bằng toàn dự án, tháng 3-2025 có 100% mặt bằng bàn giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM thi công dự án", ông Dũng nêu mục tiêu.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM - chủ đầu tư - cho biết sau khi tiếp nhận mặt bằng, đơn vị phấn đấu khởi công toàn dự án vào tháng 12-2024.

Đây là phương án xây dựng nút giao Phạm Văn Đồng - vành đai 2 trong tương lai. Khi hoàn thành, vành đai 2 sẽ là đường quan trọng của TP.HCM để kết nối các khu công nghiệp, đô thị và các tuyến đường trục xuyên tâm nhằm giảm tải cho khu vực nội đô

Ông Bùi Xuân Cường, phó chủ tịch UBND TP, đánh giá đây là dự án quan trọng góp phần khép kín tuyến vành đai 2 TP.HCM. Để đạt mốc tiến độ đề ra, ông Cường chỉ đạo các sở ngành và UBND TP Thủ Đức lưu ý không để ách tắc khâu giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng tiến độ dự án.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, ông Hoàng Tùng, chủ tịch UBND TP Thủ Đức, cam kết hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, đơn vị tư vấn và UBND các phường sẽ khẩn trương thực hiện dự án xuyên Tết Nguyên đán.

13.871 tỉ đồng khép kín vành đai 2

Năm 2023, HĐND TP đã thông qua chủ trương đầu tư 2 đoạn đường vành đai 2 trên địa bàn TP Thủ Đức. Trong đó, đoạn 1 (cầu Phú Hữu - Võ Nguyên Giáp) dài 3,58km, tổng mức đầu tư 9.328 tỉ đồng. Đoạn 2 (nút giao Bình Thái - Phạm Văn Đồng) dài 2,8km, tổng mức đầu tư 4.543 tỉ đồng.

Vành đai 2 TP.HCM được quy hoạch từ năm 2007 với tổng chiều dài hơn 64km, đến nay mới hoàn thành 50km. Đây sẽ là tuyến đường khép kín theo vòng tròn ôm lấy thành phố từ phía ngoài, với mục đích giảm tải áp lực giao thông lên các tuyến nội đô và rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 trục Đông - Tây.

Hiện 14km chưa hoàn thành gồm 4 đoạn. Ngoài đoạn 1 và 2 vừa được thông qua chủ trương đầu tư, tuyến còn hai đoạn khác dài khoảng 8km. Đó là đoạn 3 (Phạm Văn Đồng -nút giao Gò Dưa) dài 2,7km, đã triển khai nhưng chưa xong và đoạn 4 (quốc lộ 1 - Nguyễn Văn Linh) dài 5,3km chưa được xây dựng.

Giới thiệu Khu đô thị Đông Tăng Long

3 tuyến đường vành đai bao quanh TPHCM giúp giảm ùn tắc

Vành đai 2, 3, 4 bao quanh TPHCM giúp giảm ùn tắc cho nội thành, tăng kết nối vùng, được quy hoạch hơn 10 năm trước nhưng chưa dự án nào hoàn thành.

Định tuyến các đường vành đai TP HCM

Hệ thống đường vành đai, cao tốc, quốc lộ kết nối TPHCM

Vành đai 2

Dự án đường Vành đai 2 TPHCM được quy hoạch từ năm 2007 với tổng chiều dài 64 km quy mô 6-10 làn xe, chạy qua TP Thủ Đức, Quận 7, 8, 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn.

Đây là trục đường quan trọng giúp phân luồng, giảm ùn tắc giao thông ở nội thành cũng như tăng kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, cao tốc...

Đến nay, toàn tuyến mới hoàn thành 50km, còn 14km (chia làm 4 đoạn) dang dở. Trong đó, chỉ có đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức), dài 2,7km, tổng vốn hơn 2.700 tỉ đồng đã triển khai từ năm 2017, nhưng đang dừng thi công.

Đầu năm nay, UBND TPHCM có quyết định lùi thời gian hoàn thành dự án đến năm 2026 để gỡ vướng mặt bằng và thủ tục hợp đồng.

Vành đai 2

Công trường đoạn Vành đai 2 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa sau gần 4 năm dừng thi công

Hai đoạn Vành đai 2 dài hơn 6km cũng qua địa bàn TP Thủ Đức dự kiến được khởi công cuối năm nay, hoàn thành năm 2026.

Trong đó, đoạn 1 dài 3,5km, từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (trước là Xa lộ Hà Nội), tổng vốn khoảng 9.328 tỉ đồng. Đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng, dài 2,8km, tổng vốn 4.543 tỉ.

Đoạn còn lại (đoạn 4) dài 5,3km từ Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh, tổng mức đầu tư khoảng 16.417 tỉ đồng chưa được phê duyệt đầu tư.

Vành đai 3 TPHCM

Được quy hoạch từ năm 2011, Vành đai 3 TPHCM dài hơn 90km đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Đến nay, toàn tuyến mới có hơn 15km đi qua tỉnh Bình Dương (đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn) hoàn thành.

Ngoài ra, dự án 1A dài hơn 8km, nối tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) qua cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (TPHCM) của tuyến Vành đai 3 TPHCM, tổng mức đầu tư hơn 6.900 tỉ đồng được khởi công tháng 9.2022. Hiện dự án đạt 40% tổng khối lượng.

Cầu Nhơn Trạch

Cầu Nhơn Trạch là cây cầu lớn nhất trên đường Vành đai 3 TPHCM

Trong đó, cầu Nhơn Trạch, dài 2,6km đạt hơn 60% khối lượng, dự kiến hợp long đầu năm 2025, hoàn thành cầu vào 30.4.2025. Toàn bộ đoạn này sẽ hoàn thành tháng 9.2025.

Phần còn lại hơn 76 km của Vành đai 3 TPHCM được khởi công tháng 6.2023, tổng mức đầu tư gần 75.400 tỉ đồng. Trong đó, đoạn qua TPHCM dài hơn 47km, tổng mức đầu tư hơn 41.000 tỉ đồng.

Sau 6 tháng khởi công, khối lượng Vành đai 3 qua TPHCM đạt hơn 11%, qua tỉnh Bình Dương đạt 18% và Long An đạt 25% khối lượng. Riêng dự án qua tỉnh Đồng Nai mới đạt 2% khối lượng. Dự án đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành cuối năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Vành đai 3 khép kín giúp liên kết các cao tốc TPHCM - Trung Lương, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, TPHCM – Thủ Dầu Một - Chơn Thành; các tuyến quốc lộ 1, 22; hình thành mạng lưới giao thông liền mạch giữa TPHCM với các tỉnh xung quanh, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Vành đai 4 TPHCM

Vành đai 4 TPHCM tổng chiều dài hơn 200km, đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỉ đồng. Dự án được Chính phủ phê quyệt quy hoạch năm 2013 nhưng chưa triển khai.

Tháng 9.2021, Chính phủ giao mỗi địa phương chủ trì thực hiện dự án đoạn qua địa bàn mình theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, Vành đai 4 qua tỉnh Đồng Nai dài 45,6km, tổng mức đầu tư khoảng 17.300 tỉ đồng. Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 47,45km, tổng vốn 18.993 tỉ đồng. Đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dài 18km, tổng vốn khoảng 8.100 tỉ đồng.

Vành đai 4 qua TPHCM dài 17,3km, tổng mức đầu tư khoảng 14.502 tỉ đồng. Đoạn qua tỉnh Long An dài 78,3km, tổng mức đầu tư khoảng 47.068 tỉ đồng.

Vành đai 4 TP HCM

Hướng tuyến của Vành đai 4 TPHCM

Theo kế hoạch, Vành đai 4 TPHCM sẽ được trình thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong quý 2/2024.

Dự án sẽ trình các cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trong quý 4/2024. Nếu được thông qua, dự án tổ chức lựa chọn nhà đầu tư trong quý 1/2025.

Vành đai 4 TPHCM sẽ khởi công quý 3/2025, hoàn thành quý 1/2028.

Tuyến đường này khi hoàn thành mang vai trò liên kết vùng, tạo mạng lưới giao thông liền mạch nối qua các cao tốc, quốc lộ, sân bay. Đặc biệt, tuyến đường kết nối Khu đô thị cảng Hiệp Phước ở phía Nam Sài Gòn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.

TP.HCM: Vành đai 2 thị công trở lại vào tháng 6/2023 sau 6 năm chờ đợi

Lãnh đạo TP.HCM chỉ đạo các sở liên quan sớm hoàn thiện thủ tục pháp lý trong tháng 5 để dự án xây dựng đường Vành đai 2 đoạn tuyến Phạm Văn Đồng - nút giao Gò Dưa, Quốc lộ 1 tiến tới thi công trở lại trong tháng 6/2023.

Tái thi công đường Vành đai 2 vào tháng 6

Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM mới đây đã có chuyến kiểm tra thực địa các dự án giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng BT trên địa bàn TP.HCM.

Một trong những dự án được đoàn công tác quan tâm là đường Vành đai 2, đoạn tuyến kết nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, Quốc lộ 1.

Đoạn Vành đai 2

Đoạn 3 (từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, thành phố Thủ Đức) thuộc đường Vành đai 2 vẫn đang ngổn ngang

Dự án khởi công từ năm 2017, thi công đoạn tuyến dài chỉ khoảng 2,8km với mức đầu tư hơn 2.700 tỉ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Bắc Ái (công ty Văn Phú Bắc Ái) làm nhà đầu tư, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Từ tháng 3/2020 khi dự án đạt 43,8% giá trị hợp đồng xây lắp, nhà đầu tư đã tạm dừng thi công. Một trong những nguyên nhân dự án đình trệ do chưa thống nhất quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư.

Làm việc với lãnh đạo thành phố trong chuyến công tác mới đây, chủ đầu tư dự án đã báo cáo về tiến độ triển khai dự án cũng như các vướng mắc gặp phải và đề xuất phương án tháo gỡ để có thể tái thi công dự án.

Lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư, lãnh đạo TP.HCM cho biết thời gian tới sẽ tập trung chỉ đạo để giải quyết cơ bản xong phần giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thi công thuận lợi. Hiện dự án đang được người dân đồng thuận là một thuận lợi lớn.

Kiểm tra Vành đai 2

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Hiếu và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường kiểm tra bình đồ Vành đai 2 TP.HCM

Nan giải chuyện khép kín đường Vành đai 2

Đoạn tuyến Phạm Văn Đồng – Nút giao Gò Dưa là một trong số dự án thành phần của đường Vành đai 2 chưa hoàn thành. Sau 3 năm đình trệ, nhiều hạng mục được thi công dang dở, sắt thép hoen gỉ, cỏ dại mọc um tùm sau thời gian dài ngừng thi công. Một số điểm bị người dân tận dụng để đổ rác, xà bần hoặc là nơi chăn thả trâu bò.

Người dân phản ánh việc tuyến đường chậm tiến độ không chỉ gây lãng phí, mà còn tạo cảnh quan nhếch nhác. Do đó, người dân mong muốn chủ đầu tư sớm hoàn thành để góp phần kết nối giao thông, giảm áp lực cho các tuyến đường hiện hữu. Đồng thời, dự án cũng là động lực làm tăng giá trị nhà đất, giúp người dân thuận tiện làm ăn kinh doanh khi hoàn thành.

Việc tái khởi công đoạn tuyến Phạm Văn Đồng – Nút giao Gò Dưa cũng là tiền đề để các dự án khép kín đường Vành đai 2 – TP.HCM được triển khai. Được biết, dự án khép kín sẽ thi công 3 đoạn tuyến gồm 1 đoạn qua huyện Bình Chánh và 2 đoạn trên địa bàn TP.Thủ Đức.

Trong kỳ họp cuối năm 2022, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM đã bổ sung 2 đoạn tuyến qua TP.Thủ Đức trong danh mục đề xuất đầu tư trình HĐND TP xem xét thông qua chủ trương.

Cụ thể, Đoạn 1 dài 3,5 km, từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội tại vị trí nút giao Bình Thái yêu cầu mức vốn gần 8.600 tỉ đồng; Đoạn 2 dài 2,8 km, từ nút giao nêu trên đến đường Phạm Văn Đồng ở ngã ba Linh Đông với vốn dự tính gần 8.600 tỉ đồng.

Toàn tuyến Vành đai 2

Các đoạn tuyến thuộc dự án khép kín đường Vành đai 2 - TP.HCM

Còn lại Đoạn 3 từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh (quận Bình Tân, huyện Bình Chánh) dài 5,3km, rộng 60m, có tổng mức đầu tư hơn 9.200 tỉ đồng đang trong quá trình nghiên cứu.

Phía Sở GTVT TP.HCM cho biết các dự án yêu cầu mức đầu tư lớn do phải dự trù chi phí GPMB qua khu vực đô thị, đông dân cư và đã có nhiều công trình hiện hữu. Cơ quan có thẩm quyền lên kế hoạch huy động vốn đầu tư dự án theo pheo phương thức PPP (đối tác công tư), trong trường hợp không khả thi sẽ tiến hành đầu tư công.

Dự án đường Vành đai 2 TP.HCM được thiết kế quy mô 6 - 10 làn xe, tổng chiều dài thi công 64km. Dự án đi qua địa bàn TP.Thủ Đức, quận 2, 7, 8, 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Sau khi hoàn thành, đây sẽ trở thành trục đường quan trọng giúp phân luồng, giảm ùn tắc giao thông ở nội thành cũng như tăng kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, cao tốc...

Quy hoạch từ năm 2007 nhưng đến nay dự án mới triển khai xong 50km, chưa thể khép kín. Bên cạnh 2 đoạn được đề xuất, tuyến Vành đai 2 còn hai đoạn khác dài khoảng 8km chưa khép kín.

Những dự án bất động sản được hưởng lợi từ việc khép kính Vành Đai 2 TP.HCM

Căn hộ Elysian Thủ Đức

Căn hộ Elysian Thủ Đức

Dự án căn hộ Elysian Thủ Đức được được chủ đầu tư Gamuda Land (Malaysia) phát triển theo hướng căn hộ xanh với thiết kế độc đáo nhất TP Thủ Đức. Bên trong ngôi nhà, Gamuda Land đã áp dụng các tính năng thiết kế Biophilic vào dự án, để thúc đẩy cân bằng sinh thái, mang đến môi trường sống trong lành, thư thái cho cư dân

Vị trí Elysian Thủ Đức

Từ vị trí Elysian Thủ Đức liền kề đường Vành đai 2 để kết nối tới Khu công nghệ cao và các tiện ích lân cận

Khu đô thị Đông Tăng Long

Khu đô thị Đông Tăng Long tọa lạc tại Phường Trường Thạnh, TP.Thủ Đức ( Quận 9 củ) sẻ là khu đô thị Thông minh của Thành phố Thủ Đức. Là cầu nối quan trọng giữa 2 khu công nghệ cao 1 và khu công nghệ cao 2

Đông Tăng Long

Tọa lạc tại trung tâm khu đô thị thông minh, từ vị trí Đông Tăng Long dể dàng kết nối ra đường Vành đai 2 chỉ 5 phút di chuyển, và thuận tiện kết nối tới các tiện ích xung quanh

Nhà Thủ Đức

VÀNH ĐAI 2