Hiển thị các bài đăng có nhãn vành đai 4. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vành đai 4. Hiển thị tất cả bài đăng

3 tuyến đường vành đai bao quanh TPHCM giúp giảm ùn tắc

Vành đai 2, 3, 4 bao quanh TPHCM giúp giảm ùn tắc cho nội thành, tăng kết nối vùng, được quy hoạch hơn 10 năm trước nhưng chưa dự án nào hoàn thành.

Định tuyến các đường vành đai TP HCM

Hệ thống đường vành đai, cao tốc, quốc lộ kết nối TPHCM

Vành đai 2

Dự án đường Vành đai 2 TPHCM được quy hoạch từ năm 2007 với tổng chiều dài 64 km quy mô 6-10 làn xe, chạy qua TP Thủ Đức, Quận 7, 8, 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn.

Đây là trục đường quan trọng giúp phân luồng, giảm ùn tắc giao thông ở nội thành cũng như tăng kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, cao tốc...

Đến nay, toàn tuyến mới hoàn thành 50km, còn 14km (chia làm 4 đoạn) dang dở. Trong đó, chỉ có đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức), dài 2,7km, tổng vốn hơn 2.700 tỉ đồng đã triển khai từ năm 2017, nhưng đang dừng thi công.

Đầu năm nay, UBND TPHCM có quyết định lùi thời gian hoàn thành dự án đến năm 2026 để gỡ vướng mặt bằng và thủ tục hợp đồng.

Vành đai 2

Công trường đoạn Vành đai 2 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa sau gần 4 năm dừng thi công

Hai đoạn Vành đai 2 dài hơn 6km cũng qua địa bàn TP Thủ Đức dự kiến được khởi công cuối năm nay, hoàn thành năm 2026.

Trong đó, đoạn 1 dài 3,5km, từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp (trước là Xa lộ Hà Nội), tổng vốn khoảng 9.328 tỉ đồng. Đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng, dài 2,8km, tổng vốn 4.543 tỉ.

Đoạn còn lại (đoạn 4) dài 5,3km từ Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh, tổng mức đầu tư khoảng 16.417 tỉ đồng chưa được phê duyệt đầu tư.

Vành đai 3 TPHCM

Được quy hoạch từ năm 2011, Vành đai 3 TPHCM dài hơn 90km đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Đến nay, toàn tuyến mới có hơn 15km đi qua tỉnh Bình Dương (đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn) hoàn thành.

Ngoài ra, dự án 1A dài hơn 8km, nối tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) qua cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (TPHCM) của tuyến Vành đai 3 TPHCM, tổng mức đầu tư hơn 6.900 tỉ đồng được khởi công tháng 9.2022. Hiện dự án đạt 40% tổng khối lượng.

Cầu Nhơn Trạch

Cầu Nhơn Trạch là cây cầu lớn nhất trên đường Vành đai 3 TPHCM

Trong đó, cầu Nhơn Trạch, dài 2,6km đạt hơn 60% khối lượng, dự kiến hợp long đầu năm 2025, hoàn thành cầu vào 30.4.2025. Toàn bộ đoạn này sẽ hoàn thành tháng 9.2025.

Phần còn lại hơn 76 km của Vành đai 3 TPHCM được khởi công tháng 6.2023, tổng mức đầu tư gần 75.400 tỉ đồng. Trong đó, đoạn qua TPHCM dài hơn 47km, tổng mức đầu tư hơn 41.000 tỉ đồng.

Sau 6 tháng khởi công, khối lượng Vành đai 3 qua TPHCM đạt hơn 11%, qua tỉnh Bình Dương đạt 18% và Long An đạt 25% khối lượng. Riêng dự án qua tỉnh Đồng Nai mới đạt 2% khối lượng. Dự án đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành cuối năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Vành đai 3 khép kín giúp liên kết các cao tốc TPHCM - Trung Lương, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, TPHCM – Thủ Dầu Một - Chơn Thành; các tuyến quốc lộ 1, 22; hình thành mạng lưới giao thông liền mạch giữa TPHCM với các tỉnh xung quanh, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Vành đai 4 TPHCM

Vành đai 4 TPHCM tổng chiều dài hơn 200km, đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỉ đồng. Dự án được Chính phủ phê quyệt quy hoạch năm 2013 nhưng chưa triển khai.

Tháng 9.2021, Chính phủ giao mỗi địa phương chủ trì thực hiện dự án đoạn qua địa bàn mình theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, Vành đai 4 qua tỉnh Đồng Nai dài 45,6km, tổng mức đầu tư khoảng 17.300 tỉ đồng. Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 47,45km, tổng vốn 18.993 tỉ đồng. Đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dài 18km, tổng vốn khoảng 8.100 tỉ đồng.

Vành đai 4 qua TPHCM dài 17,3km, tổng mức đầu tư khoảng 14.502 tỉ đồng. Đoạn qua tỉnh Long An dài 78,3km, tổng mức đầu tư khoảng 47.068 tỉ đồng.

Vành đai 4 TP HCM

Hướng tuyến của Vành đai 4 TPHCM

Theo kế hoạch, Vành đai 4 TPHCM sẽ được trình thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong quý 2/2024.

Dự án sẽ trình các cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trong quý 4/2024. Nếu được thông qua, dự án tổ chức lựa chọn nhà đầu tư trong quý 1/2025.

Vành đai 4 TPHCM sẽ khởi công quý 3/2025, hoàn thành quý 1/2028.

Tuyến đường này khi hoàn thành mang vai trò liên kết vùng, tạo mạng lưới giao thông liền mạch nối qua các cao tốc, quốc lộ, sân bay. Đặc biệt, tuyến đường kết nối Khu đô thị cảng Hiệp Phước ở phía Nam Sài Gòn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn lợi lớn từ Vành Đai 4 TP HCM

Vành đai 4 đoạn qua địa bàn TP.HCM sẽ được điều chỉnh để tránh khu công nghiệp đã quy hoạch, đường hiện hữu, khu vực đông dân cư…giúp tiết kiệm 4.000 tỉ đồng chi phí đầu tư. Nhưng cái lợi lớn hơn là thành phố sẽ có thêm gần 600ha đất để mở ra các không gian đô thị, khu công nghiệp mới.

Hướng tuyến Vành Đai 4 qua các tỉnh

Hướng tuyến Vành đai 4 TP.HCM

UBND TP.HCM vừa chấp thuận về mặt chủ trương điều chỉnh hướng tuyến đường vành đai 4 đoạn từ cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) thuộc dự án vành đai 4 TP.HCM.

Cụ thể, sẽ điều chỉnh hướng tuyến đoạn từ điểm đầu tuyến đến đoạn giao với Quốc lộ 22 (phạm vi dự án nằm ngoài ranh khu quy hoạch khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi giai đoạn 2); đoạn từ vị trí cách nút giao Vành đai 4 với Quốc lộ 22 khoảng 1,6 km đến cuối tuyến, hướng tuyến theo quy hoạch được duyệt. Tổng chiều dài tuyến khoảng 17,12 km.

Theo UBND TP.HCM, phương án điều chỉnh này sẽ tránh ảnh hưởng đến khu công nghiệp đã được quy hoạch, các tuyến đường hiện hữu, khu vực đông đúc dân cư…qua đó hạn chế hộ dân phải di dời, tiết giảm chi phí đầu tư 4.000 tỉ đồng so với quy hoạch trước đó.

Bên cạnh đó, hướng tuyến Vành đai 4 sau khi điều chỉnh giúp thành phố có thêm quỹ đất khoảng 590ha dọc tuyến. Đây là nguồn lực ngân sách đồng thời khai mở ra nhiều không gian phát triển khu công nghiệp, đô thị - dịch vụ…

Về kinh phí đầu tư sau khi điều chỉnh, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đang nghiên cứu theo hai phương án:

Phương án đi bằng giai đoạn 1 có mức vốn khoảng 13.893 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng là 7.156 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 6.736 tỉ đồng.

Phương án đi trên cao giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư khoảng 25.951 tỉ đồng. Bao gồm chi phí xây dựng là 19.540 tỉ đồng, mặt bằng 6.411 tỉ đồng.

Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài gần 200km, tổng vốn đầu tư khoảng 100.000 tỉ đồng đi qua các địa phương TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An. Đây là hạ tầng đóng vai trò quan trọng giúp kết nối giao thông, luân chuyển hàng hóa khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bên cạnh đó, những dự án lớn như Vành đai 3, Vành đai 3 cũng mở ra nhiều không gian để phát triển khu công nghiệp, đô thị. Qua đó hình thành, kết nối với các đô thị vệ tinh giúp kéo dẫn dân số khu vực trung tâm hiện đang quá tải.

vành đai 4