Đất phân lô bán nền thị trường phía Nam sắp “sốt”?

Những lô đất phân lô thứ cấp tại thị trường phía Nam có giao dịch tăng rõ nét so với cùng thời điểm này vào năm ngoái. Hầu hết các chuyên gia đều nhận định, cơn sốt đất có thể sẽ trở lại vào giai đoạn 2025 -2026.

Đông Tăng Long

Một trong những điểm mới đang được dư luận quan tâm thời gian gần đây là quy định siết chặt thêm việc phân lô bán nền tại các đô thị loại II, loại III và trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai. 

Bên cạnh những dự báo tác động tích cực thì nhiều quan điểm bày tỏ việc siết phân lô bán nền có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hồi phục của thị trường bất động sản. 

Chia sẻ về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, Quy định mới tại Khoản 6 Điều 31 của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đặt ra nhiều thay đổi quan trọng đối với thị trường bất động sản trong thời gian tới. 

Theo quy định này, các chủ đầu tư không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân xây dựng nhà ở thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III. 

Như vậy, quy định này là chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành khi chỉ ngăn chặn phân lô bán nền tại các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Và khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị. Cùng với mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

Góc phố ở Đông Tăng Long

Theo vị Luật sư này, việc quy định chặt chẽ như vậy là cần thiết để đảm bảo mục đích kiểm soát và quản lý tốt hơn việc chuyển nhượng đất đã có hạ tầng, giúp đảm bảo quy hoạch và phát triển đô thị theo hướng bền vững. Từ đó hướng đến chấm dứt tình trạng tự phát mua bán đất nền những năm qua. 

Với các khu vực khác nằm ngoài các địa bàn đặc biệt, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) "mở cửa" cho UBND cấp tỉnh quyền xác định các khu vực chủ đầu tư dự án có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân xây dựng nhà ở. Điều này có thể tạo điều kiện linh hoạt cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư tại những địa bàn này, tăng cơ hội và sự đa dạng trong quá trình phát triển bất động sản. 

“Trong ngắn hạn, quy định mới về siết vấn đề phân lô bán nền có thể sẽ khiến nguồn cung trên thị trường trở nên kém đa dạng, bị thu hẹp; khách hàng mua bán đất nền ít nhiều giảm sút do không dễ tiếp cận và tìm kiếm sản phẩm như trước đó. Bên cạnh đó, cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều đối tượng là cá nhân có nhu cầu tách thửa không nhằm mục đích kinh doanh, nên có thể trong thời gian tới sẽ xuất hiện một lượng lớn sản phẩm đất nền diện tích lớn rao bán hạ giá. Và những sản phẩm này chủ yếu đến từ những cá nhân lỡ “ôm đất” với mục đích phân lô, tách thửa kiếm lời”, Ls Hà cho biết.

Khi được hỏi, liệu quy định này có ngăn chặn được tình trạng “sốt đất” hay không, Luật sư Nguyễn Thanh Hà nhấn mạnh, tình trạng phân lô bán nền được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần đưa thị trường bất động sản phát triển đúng quy hoạch. Và tạo ra giá trị thực sự từ việc sử dụng đất đai, hạn chế được những “cơn sốt đất” nhưng có thể sẽ chỉ được trong một thời gian ngắn. 

Về lâu dài, các cơn sốt đất vẫn có thể xảy ra. Bởi với quy định siết phân lô, nhiều nhà đầu tư có thể rút khỏi thị trường thời điểm trước mắt, nhưng sau khi thị trường ổn định và tăng trưởng trở lại, nhà đầu tư vẫn sẽ quay trở lại. Chưa kể, giá đất nền sẽ tiếp tục gia tăng bởi nguồn cung khan hiếm nên cơ bản “sốt đất” khó có thể được ngăn chặn hoàn toàn.

Giao dịch Đông Tăng Long tăng lênThị trường giao dịch tại dự án Đông Tăng Long khá tốt trong 4 tháng vừa rồi.

Theo ghi nhận, kể từ đầu năm 2024 đến nay, thị trường bất động sản đã ghi nhận sự đảo chiều của phân khúc đất nền. Tại khu vực phía Nam, “băng” có dấu hiệu tan và phân khúc này đã tăng lượng giao dịch tích cực. Dù thị trường chưa sôi động trở lại song đất nền vẫn là “món khoái khẩu” được các nhà đầu tư quan tâm. 

Các chuyên gia nhận định, nhiều khả năng, giá bán đất nền sẽ điều chỉnh tăng từ quý 2/2024. Một số nhận định lại cho rằng, dù thị trường đất nền đã ấm lên nhưng khả năng sốt đất sẽ khó xảy ra. Khó lặp lại kịch bản giá đất nền nhân đôi, nhân ba chỉ sau vài năm như trước kia khi thị trường bất động sản đang được định hướng để phát triển bền vững, lành mạnh hơn. 

Ông Trần Khánh Minh, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong đầu tư bất động sản cho rằng, từ quý 2/2024 đất nền sẽ phục hồi sức cầu. Phân khúc này sẽ không có tình trạng nóng "sốt" ồ ạt như trước đây. Giao dịch chủ yếu cũng chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhất định, chưa lan rộng. Phải đến năm 2025 trở đi, thị trường đất nền mới bước vào chu kỳ tăng giá. 

Trong đó, nhà đầu tư tham gia vào thị trường đất nền hiện tại đa phần là những người có sẵn tài chính. Hướng tới đầu tư dài hạn, mua với mục đích làm tài sản tích trữ, để dành, am hiểu về thị trường. 

Thực tế, nhiều khu vực từng là điểm nóng của phân lô bán nền phía Nam vẫn "đắp chiếu" hàng năm nay không có người hỏi mua. Nhiều khu đất phân lô với đủ loại diện tích khác nhau ở ngoại thành để hoang, thành nơi chăn thả trâu bò, quây tôn làm nhà xưởng, để máy móc… là thực trạng dễ thấy. 

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, đất nền tự tách thửa có giá bán, diện tích, nguồn hàng đa dạng, dễ tiếp cận và phù hợp với tài chính của nhiều người mua. Loại hình này cũng thường phát triển theo hình thức "ăn theo" hạ tầng hay các dự án chính quy, giá bán sẽ rẻ hơn các dự án đất nền quy hoạch hoàn thiện. Vì vậy, người bán và người mua đều chuộng đất nền tự tách thửa hơn là mua các dự án đất nền chính quy. 

Theo một số chuyên gia, sự phục hồi chung toàn thị trường đất nền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó liên quan đến thu nhập, dòng tài chính của người dân và cả niềm tin vào thị trường. Đất nền hiện tại sẽ khó sốt như giai đoạn trước. 

Tuy nhiên, việc siết phân lô bán nền trong luật mới đã quy định chặt chẽ ở phía chủ đầu tư. Các hoạt động tách thửa thổi giá ăn theo hạ tầng vẫn cần những quy định quản lý chặt chẽ hơn nữa để loại bỏ tình trạng thổi giá ảo đất nền.

 

Dự án cầu Tăng Long, Lã Xuân Oai bước vào giai đoạn thi công nước rút

Sau một thời gian tái khởi động, dự án cầu Tăng Long, đường Lã Xuân Oai, TP Thủ Đức đã bắt đầu nhộn nhịp, tái khởi động trở lại.

Hiện dự án xây dựng cầu Tăng Long, TP Thủ Đức đã có 100% mặt bằng sạch, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, bù đắp tiến độ hụt trước đó.

Cầu Tăng Long thực tế

Hiện trạng cầu Tăng Long.

Cầu Tăng Long đã có 100% mặt bằng sạch:

Trước đó, TP Thủ Đức đã bàn giao một phần mặt bằng cho dự án, nhưng phải tới ngày 14-3, dự án cầu Tăng Long mới có 100% mặt bằng sạch. Hiện nay, người dân đã tháo dỡ nhà cửa, ổn định cuộc sống và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Hiện nay, hàng ngày có hàng ngàn lượt phương tiện ì ạch đi qua cầu Tăng Long hiện hữu, có những ngày tình trạng ùn ứ kéo dài tới đường Lò Lu - Lã Xuân Oai và đường Võ Chí Công, TP Thủ Đức.

Cầu Tăng Long

Khu vực cầu Tăng Long hiện hữu có lượng phương tiện đi lại lớn.

Ở hai bên đầu cầu Tăng Long, tình trạng buôn bán, lấn chiếm lòng đường đã khiến khu vực này càng trở nên ùn ứ, các phương tiện đi lại khó khăn.

Thi công Cầu Tăng Long

Hiện trạng thi công cầu Tăng Long

Đẩy nhanh dự án xây dựng cầu Tăng Long:

Ông Phạm Trường Giang - Phó Trưởng ban Điều hành dự án đường bộ 2 (thuộc Ban Giao thông TP.HCM - chủ đầu tư), cho biết từ ngày 14-3, 17 hộ dân còn lại ảnh hưởng bởi dự án đã bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư. Hiện đơn vị thi công cũng đang di dời đường ống nước D600 để bắt tay vào làm dự án.

Thi công Cầu Tăng Long

Vật liệu, nhân lực đang được chủ đầu tư huy động để đẩy nhanh tiến độ. 

Ông Giang cho biết khu vực cầu Tăng Long có mật độ phương tiện đi lại lớn, đường cũng thường xuyên xuống cấp. Vì vậy, đơn vị thi công đang tiến hành dặm vá đường, làm đường tránh để tiếp tục thi công phần dự án dở dang.

Đồng thời, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ phối hợp để điều tiết giao thông khi triển khai thi công dự án, buôn bán hàng rong trong khu vực.

Mặt bằng Cầu Tăng Long

Người dân đã dọn dẹp mặt bằng, bàn giao cho dự án cầu Tăng Long.

"Chúng tôi bắt đầu bước vào giai đoạn thi công quyết liệt đối với dự án xây dựng cầu Tăng Long. Tất cả sẽ được đẩy nhanh tiến độ để đưa một nhánh cầu hoàn thành vào cuối tháng 10-2024 và nhánh còn lại sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025" - ông Giang nói.

Cầu Tăng Long đẩy mạnh thi công.

Cầu Tăng Long bắc qua rạch Trau Trảu dài 231 m, gồm 2 nhánh, mỗi nhánh rộng 11 m cho 2 làn xe và lề đi bộ.

Hai đầu cầu là đường dẫn tổng chiều dài 559 m, cùng hệ thống chiếu sáng, cây xanh, thoát nước.

Công trình được khởi công từ cuối năm 2017, đến tháng 9-2019 tạm ngưng do vướng mặt bằng.

Đến cuối tháng 10-2023, UBND TP Thủ Đức tổ chức lễ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

4 tháng đầu năm TP.HCM: Có 120.000 giao dịch nhà đất

Tình hình giao dịch nhà đất ở Tp. HCM

Giao dịch nhà đất trong 4 tháng đầu năm của TP.HCM tăng 13% so với cùng kỳ, sôi động nhất là ở 4 địa phương TP. Thủ Đức, quận Bình Tân, quận 12 và huyện Củ Chi.

Đầu tháng 5/2024, Cục Thống kê TP.HCM công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm đã cho biết. Tình hình thị trường bất động sản thành phố có tín hiệu khởi sắc khi doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản ước đạt 80.845 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, thu thuế từ nhà, đất tăng 37,1% so với cùng kỳ.

Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thể hiện, cơ quan này đã xử lý hơn 120.000 hồ sơ giao dịch nhà đất trong 4 tháng đầu năm, tăng 13% so với cùng kỳ 2023. Giao dịch chủ yếu là giữa các cá nhân, tập trung lớn nhất ở 4 địa phương là TP. Thủ Đức, quận Bình Tân, quận 12 và huyện Củ Chi.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM chia sẻ tại phiên họp kinh tế - xã hội của UBND TP.HCM: "Có thể do đầu tư cơ sở hạ tầng gia tăng ở các địa phương này nên kéo theo giao dịch nhà đất đi lên. Giao dịch nhà đất sôi động hơn giúp nguồn thu từ đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Thành phố tăng trưởng. Trong 4 tháng qua, địa phương thu được hơn 2.500 tỷ đồng từ hoạt động này, tăng 859 tỷ đồng so với cùng kỳ".

Dự báo giao dịch nhà đất tại TP.HCM trong quý 2 sẽ duy trì ở mức xấp xỉ 100.000 hồ sơ, giúp nguồn thu tiếp tục đảm bảo.

Giao dịch nhà ở khu đô thị Đông Tăng Long trong 4 tháng đầu năm 2024 rất tốt

Bên cạnh đó, Sở Tài Nguyên và Môi trường cùng các đơn vị chuẩn bị văn bản hướng dẫn cấp sổ đỏ cho hộ gia đình đang sử dụng đất không có giấy tờ từ ngày 1/7/2014, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực. Việc tháo gỡ nhóm vướng mắc lâu nay sẽ tạo nguồn thu từ cấp sổ đỏ của Thành phố.

Đánh giá về thị trường bất động sản phía Nam tại một tọa đàm, ông Trần Quốc Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã cho rằng. Nếu xét trên các số liệu của thị trường, có thể thấy bất động sản phía Nam đã bước ra khỏi "vùng đáy", vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, được các chuyên gia dự đoán sẽ chính thức phục hồi theo xu hướng hình "chữ V" từ cuối quý 2/2024.
"Niềm tin là yếu tố quan trọng quyết định tới việc phục hồi của thị trường bất động sản. Đặc biệt, niềm tin này đang được nâng đỡ từ điểm tựa nền tảng vĩ mô – 3 luật "xương sống" đã được thông qua là Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024. Đây sẽ là vấn đề mấu chốt để thị trường bất động sản bước vào chu kỳ hồi phục được dự báo rõ ràng từ quý 2/2024 ", ông Dũng cho biết.

 

Đông Tăng Long đón đầu làn sóng hồi phục thị trường đổ về khu Đông 2024

Đầu năm 2024 đã chứng kiến một cú hồi phục mạnh mẽ của thị trường bất động sản khu Đông. Với vị trí chiến lược và những đổi mới trong ngành bất động sản cùng sự phát triển không ngừng của cực Đông Sài Gòn đang tạo ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư và người mua nhà.

Đón đầu xu thế đó,” Khu nhà ở thấp tầng số 5 tại khu đô thị mới Đông Tăng Long” đã nhanh chóng đón đầu sóng ngầm và thúc đẩy quá trình hồi phục của thị trường trong năm 2024.

Đô thị Đông Tăng Long

 

Đông Tăng Long đón đầu sóng ngầm hồi phục thị trường đổ về cực Đông Sài Gòn đầu năm 2024

Các chuyên gia nhận định, lý do đầu tiên là hạ tầng giao thông phía Đông Sài Gòn được đầu tư tốt gồm đầu tư mới và mở rộng vài năm gần đây. TP HCM hiện triển khai khoảng 216 dự án hạ tầng giao thông, trong đó các dự án hạ tầng khu Đông chiếm tới 70% tổng nguồn vốn 350.000 tỷ đồng đầu tư cho giao thông thành phố giai đoạn 2010 – 2020.

Lý do thứ hai chính là dòng vốn khủng không ngừng dồn về cực Đông Sài Gòn là vì khu vực này có vị trí chiến lược kết nối vùng kinh tế trọng điểm của trục tứ giác TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đông Tăng Long đã sớm nhận ra tiềm năng của cực Đông Sài Gòn và đưa ra những chiến lược linh hoạt để phát triển các dự án bất động sản tại đây. Bằng cách kết hợp giữa chất lượng xây dựng và tiện ích hiện đại, “ Khu nhà ở thấp tầng số 5” tại dự án Đông Tăng Long không chỉ mang lại giá trị về mặt sinh lợi mà còn tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho cư dân.

 

1) Đông Tăng Long - Nội khu khép kín hoàn hảo

  Ngay từ khi mới xây dựng, khu đô thị Đông Tăng Long đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng và các nhà đầu tư.

Trên nền đất rộng gần 160ha, chủ đầu tư Đông Tăng Long chỉ dành khoảng 40% diện tích cho nhà ở, còn lại 60% hệ thống cây xanh đan xen với các công trình thiết yếu khác.

Dự án dành 19 ha để xây dựng công viên và hồ cảnh quan, chúng được ví như "lá phổi xanh" lọc sạch bụi bẩn, ô nhiễm cho cư dân. Chỉ cần đặt chân vào khu đô thị, mọi người sẽ bị choáng ngợp bởi không gian cực kỳ trong lành, tươi mát.

Trung tâm thương mại hay shophouse nằm ngay mặt tiền thuận tiện phục vụ nhu cầu ăn uống, mua sắm mà không phải đi đâu xa.

Bên cạnh đó là trường học liên cấp chất lượng cao giúp các bé có thể phát triển và hoàn thiện nhân cách. Bệnh viện, trung tâm y tế trong khu đô thị cũng được chú trọng mang lại đời sống sức khỏe, tinh thần tốt nhất cho cư dân.

Hệ thống điện nước, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy được kiểm tra định kỳ, mạng lưới an ninh lúc nào cùng túc trực 24/7.

Tiện ích Đông Tăng Long

2) Đông Tăng Long với hệ thống Tiện ích ngoại khu nổi bật

 Trước tiên phải kể đến thế mạnh của khu đô thị Đông Tăng Long là sở hữu vị trí siêu "đắc địa", ngay tại nút giao quan trọng: Liên Phường và Vành đai 3, dễ dàng kết nối với quận 2, Thủ Đức, Bình Dương, cao tốc Long Thành Dầu Giây.

Chỉ mất vài phút, bạn có thể di chuyển ra đường lớn như Nguyễn Duy Trinh, Lã Xuân Oai, Liên Phường,… Sau đó là tới trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí xung quanh cực kỳ gần và thuận tiện. Điển hình trong đó bao gồm:

● Sân bay Long Thành, sân golf Đại Phước - mất khoảng 30 phút

● Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - mất khoảng 15 phút

● Trung tâm tài chính Thủ Thiêm, sân golf Thủ Đức, siêu thị Coopmart - mất khoảng 10 phút

● Chợ Long Trường, nhà văn hóa phường Trường Thạnh, sân cầu lông, sân bóng đá diện tích lớn ngay gần kề,…

Có thể thấy, cư dân sinh sống tại khu đô thị Đông Tăng Long đang nhận "lợi kép" siêu hời từ cả tiện ích nội khu lẫn ngoại khu.

Đặc biệt, tiện ích nội khu chất lượng cao được đầu tư tỉ mỉ sẽ làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của cư dân theo hướng tích cực nhất. Môi trường sống xanh, trong lành, văn minh, hiện đại như Đông Tăng Long là điều mà các nhà đầu tư và khách hàng không nên bỏ lỡ.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ đơn vị phân phối:

Công ty Cổ phần Bất động sản Hưng Hưng Thịnh : 0908 838 696

 

3 Động Lực Tăng Trưởng của thị trường bất động sản

Trong quý 1/2024, dù lạm phát tăng nhẹ nhưng nhìn chung kinh tế và tiêu dùng - du lịch của Việt Nam ghi nhận đà tăng trưởng tốt. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt 1.538 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2023.

Đáng chú ý, lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt 4,6 triệu lượt, tăng mạnh so với cùng kỳ 2023 (2,7 triệu lượt). Kỳ vọng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ hồi phục sau năm 2023 nhiều khó khăn. Trong đó, vốn FDI trong quý 1 đạt 6,2 tỷ USD, tuy giảm so với quý 4/2023 nhưng tăng mạnh so với quý 1.

Các dự án đầu tư công 2024

Các dự án đầu tư công trong năm 2024

Từ những thông tin kinh tế vĩ mô, báo cáo thị trường quý 1/2024 của trang Bất Động Sản dự báo 3 động lực tăng trưởng đối với thị trường bất động sản 2024:

Nguồn vốn bất động sản

Lãi suất được một số ngân hàng từng bước điều chỉnh từ cuối năm 2023 và tín dụng đã tăng trưởng trở lại sau 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm.

Khoản 3 Điều 200 Luật các tổ chức tín dụng 2024 quy định: dự án bất động sản được chuyển nhượng làm tài sản bảo đảm để thu hồi nợ phải đáp ứng được nhiều quy định chặt chẽ: đã phê duyệt quy hoạch chi tiết, hoàn thành giải phòng mặt bằng, có quyết định giao đất, cho thuê đất. Với quy định này, dòng vốn trên thị trường sẽ minh bạch và khỏe mạnh hơn.

Đặc biệt, dòng tiền từ nước ngoài sẽ "trợ lực" cho thị trường khi FDI vào bất động sản và Kiều hối vẫn tiếp tục ổn định qua các năm. Trong khi đó, Luật đất đai 2024 và Luật Nhà ở 2023 tiếp tục có những quy định mới gỡ nút thắt cho nguồn vốn nước ngoài. Trong đó, Điều 44 Luật đất đai 2024 quy định, người gốc Việt Nam ở nước ngoài được chuyển nhượng bất động sản (trước đây chỉ được giao quản lý nhà không sử dụng). Điều 30 Luật Nhà ở 2023 thì cho phép sự tham gia vốn nước ngoài/tổ chức nước ngoài trong phát triển nhà ở xã hội.

Nền tảng chính sách

Hành lang pháp lý từ các bộ luật mới dự kiến sẽ có tác động tích cực đến thị trường. Trong đó có Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật các tổ chức tín dụng và Luật thuế bất động sản.

Động lực chính sách tiếp theo đến từ đầu tư công khi tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt với các cơ sở hạ tầng trọng điểm trong năm 2024. Tốc độ giải ngân đầu tư công năm 2023 cũng ghi nhận kết quả rất tích cực.

Tâm lý thị trường

Theo báo cáo của trang Bất Động Sản, mức độ quan tâm tìm kiếm bất động sản của người tiêu dùng đã tăng trưởng trở lại trong quý 1/2024. Khảo sát của trang Bất Động Sản thực hiện với 500 đáp viên cho thấy, 62% số người tham gia sẵn sàng tận dụng cơ hội để mua bất động sản giảm giá hoặc có chính sách tốt.

Đông Tăng Long

Khu đô thị Đông Tăng Long là điểm sáng của Bất động sản TP Thủ Đức

Nhìn chung người tiêu dùng thể hiện tâm lý tích cực hơn nhờ chính sách tiền tệ cải thiện. Ngược lại, giá bất động sản vẫn là mối quan ngại lớn của đa số mọi người. Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động đã tăng mạnh trở lại so với hai quý liền trước. Đây cũng là một chỉ báo cho thấy thị trường đã có những khởi sắc nhất định.

Kinh tế TP HCM được giải ngân 9.600 tỷ vào đầu tư công

Trong 4 tháng đầu năm 2024, đầu tư công tại TP HCM ước đạt trên 9.600 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cục Thống kê.

Con số này bao gồm vốn kế hoạch cuối năm cũ cùng vốn mới năm nay, gần bằng một nửa vốn đầu tư công được bơm ra trung bình mỗi năm tại TP HCM giai đoạn 2011-2022, với khoảng 20.000 tỷ đồng.

Cục Thống kê TP HCM ước tính riêng vốn đầu tư công giải ngân theo kế hoạch năm nay đến cuối tháng 4 xấp xỉ 8.000 tỷ đồng, đạt 10,1% kế hoạch và gấp 3,2 lần so cùng kỳ năm ngoái (gần 2.500 tỷ đồng, đạt 3,5% kế hoạch).

Vốn đầu tư công được xem là vốn mồi của nền kinh tế. Tiến độ giải ngân năm nay tăng tốc khi TP HCM tập trung đẩy nhanh các giải pháp khơi thông nguồn vốn. Suốt quý I, UBND thành phố cùng các chủ đầu tư, sở ngành quận huyện và các nhà thầu tổ chức họp hàng tuần để giải quyết các vướng mắc dự án.

Nút giao An Phú

Dự án nút giao An Phú, TP Thủ Đức di công xuyên lễ trưa 29/4

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi ban hành chương trình hành động với mục tiêu rút ngắn 30% thời gian làm thủ tục đầu tư công. Trong giai đoạn cao điểm cuối quý I, ông yêu cầu kho bạc, sở ngành liên quan làm việc cả thứ 7 và chủ nhật tuần cuối tháng 3 để đảm bảo tiến độ giải ngân.

Cục Thống kê thành phố cho hay, trong các dự án trọng điểm, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã hoàn thành 98% khối lượng, sẽ chạy thử từ tháng 7 đến tháng 9 miễn phí vé và khai thác thương mại vào quý IV. Dự án Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đã bàn giao khoảng 90% mặt bằng.

Các dự án thành phần của Vàng đai 3 đang đúng tiến độ nhưng còn gặp khó về nguồn cung cát đắp nền. Trong khi, dự án mở rộng Quốc lộ 50 đang vướng mắc bồi thường cho 11 hộ dân nên có nguy cơ ảnh hưởng tiến độ.

Vành Đai 3 TPHCM

Dự án Vành đai 3 Tp HCM đoạn qua Khu đô thị Đông Tăng Long

Dù đã giải ngân vốn gấp 3 lần năm ngoái, áp lực triển khai vốn đầu tư công tại đầu tàu kinh tế còn rất cao. Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư, năm 2024, TP HCM cần giải ngân hơn 79.260 tỷ đồng và đặt mục tiêu đạt từ 95% số tiền này.

Điều này đồng nghĩa mỗi quý TP HCM phải giải ngân gần 20.000 tỷ đồng, gấp đôi con số của 4 tháng qua. Với tiến độ hiện tại, mỗi tuần địa phương cần giải ngân được 2.100 tỷ đồng để đạt mục tiêu tối thiểu.

Bên cạnh vốn đầu tư công, vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài chảy vào nền kinh tế TP HCM còn yếu.

Nếu như trong quý I, cứ một doanh nghiệp mới tham gia thị trường TP HCM lại có 1 doanh nghiệp rút lui thì tính chung 4 tháng qua, tình hình khả quan hơn khi với 100 doanh nghiệp ra đời, chỉ 79 doanh nghiệp dừng hoạt động.

Nếu như trong quý I, cứ một doanh nghiệp tham gia thị trường TP HCM lại có 1 doanh nghiệp rút lui thì tính chung 4 tháng qua, tình hình khả quan hơn khi với 100 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chỉ 83 doanh nghiệp dừng hoạt động.

Tổng cộng, có 22.345 doanh nghiệp cấp phép mới và quay trở lại hoạt động, tăng 10% so với cùng kỳ 2023. Vốn đăng ký bình quân chỉ 8,1 tỷ đồng, giảm 17,1% (cùng kỳ 2023 là 9,8 tỷ đồng) phản ánh quy mô doanh nghiệp mới chủ yếu là nhỏ. Với vốn ngoại, tính từ đầu năm đến ngày 20/4, tổng vốn FDI vào thành phố chỉ hơn 915 triệu USD, giảm 6,5%.

Điểm sáng là doanh nghiệp có niềm tin hơn trong việc vay vốn làm ăn so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tính đến 30/4 tăng 9,5%, nhanh hơn mức 7,8% của 4 tháng đầu năm ngoái.

Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển các vùng “trọng điểm mới”

Dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là một cột mốc quan trọng trong việc nâng cao hạ tầng giao thông, mà còn là một yếu tố quyết định tác động đến sự phát triển của thị trường bất động sản trong khu vực. 

Việc xây dựng và hoàn thiện các dự án hạ tầng giao thông luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phát triển của thị trường bất động sản.

Sơ đồ Vành Đai 3

 

Sơ đồ Vành đai 3

Dự án Vành đai 3 có tổng mức đầu tư trên 75.300 tỉ đồng, là trục giao thông chiến lược nâng tầm phát triển của TP.HCM. Dự án có tổng chiều dài là 92 km, đi qua 4 tỉnh, thành gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Vành đai 3 Hồ Chí Minh là một mạng lưới đường bộ quan trọng, kết nối các quận trung tâm với khu vực ngoại ô và các tỉnh thành lân cận. Sự hoàn thiện của dự án này không chỉ giảm thiểu áp lực giao thông cho các tuyến đường hiện tại mà còn tạo ra những tiện ích mới, mở ra cơ hội phát triển mới cho các khu vực ven thành phố.

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Vành đai 3 đối với thị trường bất động sản là việc tạo ra các "vùng trọng điểm" mới. Các khu vực trước đây nằm ở ngoại ô, xa trung tâm thành phố bây giờ trở nên dễ dàng tiếp cận hơn và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư và người mua nhà. Sự kết nối thông suốt với trung tâm thành phố thông qua Vành đai 3 là yếu tố quyết định giúp các khu vực này trở thành điểm nóng mới của thị trường bất động sản.

Vành Đai 3 qua rạch Trau Trảu

Dự án Vành đai 3 đoạn qua Rạch Trau Trảu

Ngoài ra, Vành đai 3 cũng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư bất động sản trong lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ. Việc xây dựng các dự án căn hộ, khu dân cư mới, trung tâm thương mại, và các tiện ích công cộng tại các khu vực gần Vành đai 3 đơn cử như Khu đô thị mới Đông Tăng Long ở khu vực Tp.Thủ Đức. Điều này không chỉ tạo ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư mà còn cung cấp những lựa chọn sống mới cho cộng đồng dân cư.

Một trong những điểm đáng chú ý của dự án là sự gấp rút trong quá trình thi công. Với mục tiêu đưa Vành đai 3 vào khai thác vào năm 2026, các công việc xây dựng đang được thực hiện với tốc độ cao và sự tập trung cao độ từ các nhà thầu và các đơn vị thi công. Công việc này không chỉ đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ năng cao từ các nhà thầu mà còn yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương liên quan. Điều này thúc đẩy thị trường bất động sản là tại các "vùng trọng điểm" mới có tiềm năng phát triển thu hút dân cư nhanh chóng.

Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bất động sản dưới tác động của Vành đai 3 cũng đặt ra một số thách thức. Việc cân nhắc giữa sự phát triển và bảo vệ môi trường, giữa lợi ích kinh tế và an sinh xã hội là điều cần được quan tâm đặc biệt. Đồng thời, việc đảm bảo an ninh và trật tự xã hội trong quá trình phát triển bất động sản cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Vành Đai 3 qua rạch Đông Tăng Long

Dự án Vành đai 3 Tp HCM đoạn qua Khu đô thị Đông Tăng Long

Dù vẫn còn một số khó khăn, nhưng việc đẩy nhanh dự án Vành đai 3 vẫn được xem là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh. Khi hoàn thành, nó sẽ không chỉ mang lại lợi ích lâu dài cho người dân và doanh nghiệp mà còn là một biểu tượng của sự phát triển và tiến bộ của đất nước.

Đi kèm với sự phát triển đó, với lợi thế hưởng lợi trực tiếp từ dự án Vành đai 3 là khu nhà ở thấp tầng số 5 tại Khu đô thị mới Đông Tăng Long nằm trong diện tích gần 160ha. Cư dân được tận hưởng cuộc sống tiện nghi, hoàn hảo với hệ thống công viên xanh và hồ cảnh quan lên tới 19ha, mang đến bầu không khí trong lành, thoải mái, bảo vệ cư dân khỏi ô nhiễm, khói bụi. Bên cạnh đó, các tiện ích cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cũng được đầu tư chất lượng cao:

· Hệ thống đường nội bộ rộng rãi, liên kết với khu vực trong phạm vi và ngoài dự án

· Hệ thống giải trí từ trung tâm thương mại, thể thao, shophouse,...

· Hệ thống trường học, trung tâm y tế phục vụ sức khỏe, giáo dục

· Hệ thống nhà hàng, cửa hàng, quán ăn phục vụ nhu cầu ăn uống, thực phẩm

· Hệ thống điện nước, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy hiện đại, mạng lưới an ninh 24/7

Có thể thấy, khu nhà ở thấp tầng số 5 tại Khu đô thị mới Đông Tăng Long sở hữu đầy đủ các tiện ích “điện - đường - trường - trạm” mang đến cuộc sống “all - in - one” thuận tiện cho quỹ cư dân.