Hiển thị các bài đăng có nhãn cao tốc Biên Hòa - vũng tàu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cao tốc Biên Hòa - vũng tàu. Hiển thị tất cả bài đăng

TP Vũng Tàu: Bất động sản nghỉ dưỡng rục rịch trở lại đường đua

Sau thời gian dài tạm lắng để nạp thêm năng lượng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Vũng Tàu đã trở lại đường đua với những tín hiệu bứt tốc mới...

Bất động sản Vũng Tàu đang trở thành tâm điểm thu hút các nhà đầu tư.

TÂM ĐIỂM "SĂN" BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

Ngày 18/6 vừa qua, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã chính thức khởi công với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Đây là công trình giao thông trọng điểm đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, có chiều dài khoảng 53,7km với tổng mức đầu tư sơ bộ là 17.837 tỷ đồng. Theo yêu cầu của Chính phủ, dự án phải cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và được đưa vào khai thác toàn bộ trong năm 2026.

Trong giai đoạn 1, dự án có quy mô 4 đến 6 làn xe theo từng đoạn tuyến. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ kết nối với cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành; kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

Dự kiến khi đi vào khai thác toàn bộ năm 2026, dự án sẽ giúp giảm tải, phá thế độc đạo của tuyến QL51 hiện hữu, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Bà Rịa dự kiến chỉ còn 70 phút thay vì 150 phút như hiện nay.

Cùng với các công trình hạ tầng trọng điểm đã và đang được triển khai, lãnh đạo Vũng Tàu và các đơn vị liên quan đang tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công nhằm khơi thông dòng du khách tới Vũng Tàu. Tính đến cuối tháng 5/2023, giá trị giải ngân vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là hơn 3.566 tỉ đồng, đạt 22,8% so với kế hoạch được giao, cao hơn cùng kì năm 2022.

Với sự đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng, Vũng Tàu ngày càng trở thành điểm du lịch yêu thích của du khách và là tâm điểm săn bất động sản nghỉ dưỡng của các nhà đầu tư sành sỏi.

Mới đây, trong bảng xếp hạng điểm đến được khách Việt yêu thích trong quý 1/2023 của The Outbox Company, Bà Rịa - Vũng Tàu đã vươn lên trở thành điểm đến trong nước được du khách Việt Nam yêu thích nhất với 13,6% lựa chọn. Cuối năm ngoái, Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ xếp ở vị trí thứ 4.

Hạ tầng được khơi thông chính là cơ hội cho các dự án nghỉ dưỡng đẳng cấp tọa lạc ngay trung tâm thủ phủ nghỉ dưỡng.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Giám đốc chi nhánh của Batdongsan.com.vn tại Vũng Tàu cho biết, trong nửa cuối năm 2022, số lượng người mua bất động sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là người đến từ TP.HCM, chiếm 49%. Trong khi đó, lượng người mua đến từ Hà Nội chiếm 16%. Tỉ lệ này tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 và cao hơn mức 3% người Hà Nội tìm kiếm bất động sản ở TP.HCM.

CƠ HỘI CHO CÁC DỰ ÁN CHUẨN PHÁP LÍ

Trở thành điểm nóng thu hút đầu tư, tuy nhiên, do khan hiếm quỹ đất, suốt thời gian 2 - 3 năm vừa qua, các dự án công bố ra mắt thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu tập trung tại khu vực Hồ Tràm, Bình Châu, Long Hải hay khu vực ngoại thành. Khu vực trung tâm thành phố Vũng Tàu gần như vắng bóng dự án nghỉ dưỡng mới.

Những dự án sở hữu mặt tiền biển và pháp lí vững chắc như Vung Tau Centre Point là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư.

Đây chính là cơ hội cho các dự án sở hữu pháp lí vững chắc, tọa lạc ở “tọa độ vàng” trung tâm thành phố biển. Gần đây, bên cạnh một dự án căn hộ mới mở bán, tại trung tâm thành phố Vũng Tàu chỉ ghi nhận sự ra mắt của Vung Tau Centre Point - giai đoạn 2 của dự án quy mô 500 căn hộ view biển đẳng cấp 5 sao tại Vũng Tàu. Tọa lạc trên đường 2/9 và Nguyễn Hữu Cảnh, với tầm nhìn toàn cảnh mặt tiền biển Chí Linh đắt giá, Vũng Tàu Centre Point đang là sản phẩm nghỉ dưỡng được thị trường mong chờ khi chính thức ra mắt vào cuối tháng 7.

Được biết, dự án này được đầu tư bởi DIC Holding, chủ đầu tư đã đóng vai trò xây dựng lên đại đô thị Chí Linh City và các công trình hạ tầng trọng điểm tại thị trường Vũng Tàu. Chủ đầu tư này cũng được biết đến là đơn vị sở hữu quỹ đất lớn ở Vũng Tàu, nổi bật với tốc độ xây dựng thần tốc cùng chất lượng bàn giao vượt trội hơn hẳn so với các dự án cùng phân khúc. Đây là lí do các sản phẩm thuộc quần thể nghỉ dưỡng Chí Linh City luôn nhận được sự săn đón của các nhà đầu tư trong mỗi lần ra mắt.

Cú hích cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được kỳ vọng góp phần giải quyết bài toán giao thông liên vùng, tạo thuận lợi trong giao thương, giảm ùn tắc cho Quốc lộ 51, tiết kiệm chi phí, thời gian di chuyển cho người dân, doanh nghiệp.

Cao tốc biên hòa - vũng tàu

Điểm đầu tại Km34+200 dự án thành phần 3, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu thuộc phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Giảm tải cho Quốc lộ 51

Công trình xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã chính thức khởi công vào trung tuần tháng 6/2023. Đây là một trong những dự án đường cao tốc nhận được sự quan tâm lớn của người dân, doanh nghiệp bởi khi đưa vào khai thác sẽ góp phần giảm tải cho tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 51 (QL51) đi Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ông Ngô Minh Hải - tài xế lái xe tải chở hàng hải sản tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu đi Đồng Nai và Bình Dương rất vui mừng khi biết tin đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khởi công. “Cánh tài xế chúng tôi thấy rất vui vì nếu có cao tốc sẽ đi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian di chuyển vì bây giờ xe đi Vũng Tàu chủ yếu qua tuyến QL51. Như tôi vận chuyển hải sản đến các vựa được sớm hơn cả tiếng, hàng cũng sẽ tươi ngon hơn, giảm chi phí vận chuyển” - ông Hải phấn khởi cho biết.

Còn với ông Nguyễn Thành Nam, (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) cũng rất hồ hởi khi hay tin dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khởi công. Gia đình ông Nam có người thân sinh sống ở TP Vũng Tàu nên cuối tuần nào cũng về thăm. Ông Nam chia sẻ, từ Đồng Nai về Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ có duy nhất QL51, gần như cuối tuần và lễ, tết tuyến đường này lúc nào cũng kẹt xe, ùn tắc. Mặc dù chỉ khoảng 100km nhưng có khi đi mất 3-4 tiếng. “Trong tương lai cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ hình thành thì việc đi lại chắc chắn sẽ thuận lợi hơn và rút ngắn thời gian di chuyển, không còn nỗi lo kẹt xe, ùn tắc” - ông Nam nói.

Cũng như ông Hải và ông Nam, đa số người dân đều mong chờ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được triển khai bởi những lợi thế mà dự án mang lại trong tương lai và khẳng định, dự án là một trong những giải pháp chia sẻ bớt gánh nặng về lưu lượng xe cho QL51. Vì hiện nay, tuyến đường này đang bị quá tải nghiêm trọng, đặc biệt vào dịp cuối tuần, lễ, tết trung bình HCM đi Vũng Tàu có thể mất từ 5 - 6 tiếng đồng hồ vì kẹt xe, ùn tắc kéo dài.

Nhiều năm qua, 2 điểm nóng ùn tắc tại nút giao 25B và đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây qua QL51 chưa được xử lý, trong khi đó mỗi ngày, hàng nghìn xe tải trọng lớn ra vào các khu công nghiệp Nhơn Trạch và xe lưu thông đi vào cao tốc rẽ ra QL51 gây xung đột giao thông, nên ùn tắc luôn thường trực.

Phần lớn hàng hóa tại các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai như Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa đến cảng Cái Mép - Thị Vải của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều được vận chuyển qua QL51 dẫn đến áp lực giao thông là vô cùng lớn. Với lượng xe đông, tải trọng lớn đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hóa, lưu thông qua lại giữa các địa phương và phát sinh chi phí tăng thêm. Đối với các doanh nghiệp, việc lưu thông hàng hóa cũng sẽ thuận lợi hơn khi dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hoàn thành đưa vào khai thác.

Theo ghi nhận  của phóng viên, tuyến QL51 cũng đang xuống cấp nhiều đoạn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Việc có thêm tuyến đường song song với QL51 sẽ đảm bảo cho việc lưu thông thêm an toàn.

Định tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Kết nối giao thông liên vùng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang triển khai xây dựng hứa hẹn giải quyết bài toán giao thông liên vùng, tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa, giảm tối đa chi phí cho doanh nghiệp của 2 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số địa phương lân cận. Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối trực tiếp với các cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cùng với các dự án đã và đang khai thác trên địa bàn Đồng Nai như tuyến tránh QL1 qua TP Biên Hòa, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và sắp tới sẽ thông xe nút giao 319 kết nối cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức - Long Thành đang triển khai... sẽ hình thành hệ thống giao thông đồng bộ kết nối liên vùng Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và các địa phương lân cận, hình thành trục giao thông xương sống giải quyết kẹt xe trên QL51.

Dự án cũng là cú hích phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, việc đầu tư hoàn thành dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 để đưa vào khai thác đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 dài 53,7km, quy mô 4-6 làn xe, tổng vốn đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng. Điểm đầu dự án giao với tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP Biên Hòa (Đồng Nai), điểm cuối giao với Quốc lộ 56. Trong đó, Dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư có chiều dài khoảng 16km; Dự án thành phần 2 do Ban Quản lý dự án 85 – Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư có chiều dài khoảng 18,2km; Dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư có chiều dài khoảng 19,5km.

6 lý do không nên mua dự án Vung Tau Centre Point

Vũng Tàu Centre Point là dự án Khu căn hộ chung cư thương mại cao cấp do DIC làm chủ đầu tư. Kết hợp khu dịch vụ, vui chơi, giải trí phục vụ cho cư dân nội khu và thành phố Vũng Tàu. Sau đây là 6 lý do bạn nên tham khảo trước khi xuống tiền mua căn hộ Vung Tau Centre Point

Vũng Tàu Centre Point

1/ Bạn không yêu Thành Phố Biển Vũng Tàu…

Nếu Bạn yêu Thành Phố Vũng Tàu thì bạn sẽ mong muốn sở hữu một sản phẩm bất động sản nơi đây. Tuy nhiên Bạn không yêu Thành Phố Vũng Tàu thì chắc chắn Bạn sẽ không muốn mình có một căn nhà hay một căn hộ tại thành phố biển xinh đẹp này…

2/ Bạn thích căn hộ condotel hơn là căn hộ sở hữu lâu dài

Tại Tp Vũng Tàu đa phần là căn hộ condotel hay còn gọi là căn hộ du lịch với giá bán từ 60tr/m2 trở lên sở hữu có thời hạn. Những dòng căn hộ condotel này để khách hàng xuống tiền mua các CĐT thường cam kết lợi nhuận trong 3 hay 5 năm đầu. Tuy nhiên chi phí để trả cho nhà đầu tư thì CĐT đã tính vào giá bán hết rồi. Tại Vung Tau Centre Point chủ đầu tư không cam kết gì ngoài cam kết chất lượng xây dựng…

Quy hoạc biển Vũng Tàu

3/ Các Bạn không thích Sáng Làm ở Sài Gòn - Chiều dạo phố biển Vũng Tàu.

Hiện nay hạ tầng giao thông trên cả nước nói chung và Vũng Tàu nói riêng đang được đầu tư rất lớn rút ngắn khoảng cách di chuyển rất nhiều. Trước đây khi nghĩ đến đi từ tỉnh này đến tỉnh khác thường nghĩ ngay là cách bao nhiêu km, thời nay mọi người thường sẽ hỏi di chuyển trong bao lâu. Sắp tới cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây thì việc di chuyển từ TP HCM đến Vũng Tàu không còn mất nhiều thời gian như giện nay nữa. Những Anh Chị nào thích lái xe thì hoàn toàn có thể sáng làm việc ở Sài Gòn, sau giờ làm dạo phố Biển Vũng Tàu là hoàn toàn có thể…

4/ Các Bạn thích nhà liền thổ hơn căn hộ

Cái này có rất nhiều Anh Chị nói có tiền mua nhà đất chứ không mua căn hộ nhưng khi sống ở căn hộ thì lại không muốn xuống nhà đất ở nữa. Tại Vung Tau Centre Point CĐT thiết kế và xây dựng một hệ thống tiện ích đa dạng, phong phú và đáp ứng nhu cầu càng cao của cư dân, đem lại cho cư dân một cuộc sống tiện hoàn hảo nhất.

5/ các Bạn không thích sự khan hiếm mà chạy theo số đông thị trường.

Hiện nay Condotel được xây dựng trải dọc theo đường bờ biển nhằm khai thác dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên căn hộ cao cấp "Sở Hữu Lâu Dài" tại trung tâm thành phố biển thì lại khá ít dự án. Đặc biệt trong 2 năm tới tại lõi trung tâm Tp Vũng Tàu sẽ không có dự án căn hộ sở hữu lâu dài được xây dựng.

Vũng Tàu Centre Point

6/ Các Anh Chị không chủ động được dòng tài chính…

Dự án hiện nay đã xây dựng lên tầng 18 có nghĩa là chỉ còn 07 tầng nữa là cất nóc đi vào hoàn thiện, với tiềm lực của CĐT thì tầm 15 - 18 tháng nữa sẽ bàn giao căn hộ cho Anh Chị. Với tiến độ này thì dòng tiền thanh toán sẽ khá nhanh. Hiện nay nhiều Anh Chị là chủ doanh nghiệp đang bị đứt gãy dòng tiền do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Nếu Anh Chị cảm thấy dòng tiền chưa ổn định thì không nên tham gia dự án này.

Tuy nhiên CĐT đã xây dựng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, phù hợp với nhiều khách hàng mong muốn được sở hữu một sản phẩm tại dự án Vung Tau Centre Point. Anh Chị có thể nghiêm cứu chọn phương thức thanh toán phù hợp nhất để có thể sở hữu một căn hộ cao cấp tại dự án Vung Tau Centre Point…

Nguồn: Sưu Tầm

Kích hoạt loạt dự án hạ tầng, Vũng Tàu trở thành tâm điểm mới

Từ lâu, Vũng Tàu đã trở thành “điểm ngắm” của giới đầu tư địa ốc, bởi đây là địa phương duy nhất của miền Đông Nam bộ có biển. Gần đây, một loạt công trình hạ tầng kết nối với Vũng Tàu được khởi động, khiến vùng đất này càng trở nên hấp dẫn hơn.

Khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

“Sợi chỉ đỏ” kết nối cung cầu

Cuối tuần qua, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã chính thức được khởi công xây dựng. Đây là tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian tới.

Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài toàn tuyến là 53,7 km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34 km, đoạn đi qua tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu dài 19,7 km. Giai đoạn đầu, tuyến đường được đầu tư xây dựng với 4 làn xe, rộng 24,75 m. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ có 6 làn xe, rộng 32,25 m, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.

Tổng mức đầu tư của Dự án là gần 18.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công. Theo kế hoạch, Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ vào năm 2026. Khi cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi vào hoạt động, sẽ thúc đẩy kết nối với sân bay Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng.

Ngoài Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cũng trong tuần qua, Bộ Giao thông - Vận tải đã phối hợp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai tổ chức khởi công Dự án cầu Phước An bắc qua sông Thị Vải, nối thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).

Dự án cầu Phước An có tổng chiều dài khoảng 4,4 km. Trong đó, phần cầu dài hơn 3,5 km, thiết kế nhịp chính có hình cánh buồm; đường dẫn lên cầu dài 247 m; đường dẫn kết nối với đường xuống cảng Phước An dài hơn 600 m.

Một công trình hạ tầng khác cũng được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công xây dựng trong tuần qua là Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận, có chiều dài gần 77 km, quy mô 6 - 8 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Điểm đầu tuyến giao với đường 991B (thị xã Phú Mỹ), điểm cuối tuyến giao với Quốc lộ 55 (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc).

Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh làm chủ đầu tư với 5 dự án thành phần, có tổng chiều dài 57,46 km.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cùng với các dự án giao thông quan trọng như tuyến kết nối đường bộ cao tốc từ nút giao Quốc lộ 56 (TP. Bà Rịa) đến vòng xoay 51 B, C (TP.  Vũng Tàu), cầu Phước An và ĐT 994… sẽ tạo nên “sợi chỉ đỏ” kết nối mạng lưới giao thông thông suốt, hiện đại, gắn kết hạ tầng nội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và kết nối địa phương này với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo nên những tuyến giao thông quốc gia, quốc tế quan trọng.

Dự án Vũng Tau Centre Point

Dự án Vũng Tàu Centre Point đang được gấp rút thi công để sớm ra mắt, đón nhu cầu thị trường

Tâm điểm mới của thị trường địa ốc

Theo phân tích của giới chuyên môn, nếu như 50 năm trước, toàn bộ hoạt động kinh tế của Đông Nam bộ xoay quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn của TP.HCM, thì thời gian tới, 2 tâm điểm mới được xác định là sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) và cảng Cái Mép (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Khi 2 tâm điểm mới được hình thành, thì toàn bộ giao thông trong vùng sẽ hướng về 2 khu vực này. Nông sản miền Tây sẽ được vận chuyển theo tuyến nào để đưa về cảng Cái Mép nhanh nhất, rồi xuất sang Mỹ, châu Âu? Sản phẩm công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM và Đông Nam bộ đi theo tuyến nào về cảng Cái Mép, về sân bay Long Thành nhanh nhất để xuất sang nước ngoài? Câu trả lời là: tuyến nào có chi phí rẻ nhất, nhanh nhất, thì tuyến đó có lợi thế. Do vậy, cả 2 tâm điểm mới này đang tạo ra một vùng lợi thế rất lớn.

Hạ tầng phát triển đến đâu sẽ kéo theo sự phát triển sự phát triển kinh tế - xã hội đến đó, đặc biệt là với thị trường bất động sản. Theo ông Nguyễn Thanh Sang, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản SG Holdings, Bà Rịa - Vũng Tàu hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành nơi phát triển công nghiệp, du lịch tiềm năng của miền Đông Nam bộ. Bởi địa phương này có bờ biển dài 305 km với nhiều bãi tắm đẹp được đánh giá như “trái tim của du lịch biển” khu vực miền Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu vị trí chiến lược cửa ngõ ra biển Đông, tiếp giáp TP.HCM trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh cũng là đầu mối tiếp giáp của hệ thống hạ tầng kết nối vùng kinh tế trọng điểm thông qua cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay quốc tế Long Thành… được quy hoạch và từng bước đi vào hoạt động. Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu được quy hoạch để trở thành trung tâm về dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước.

Căn hộ Vung Tau Centre Point

Với những gì đang diễn ra, theo dự báo của các chuyên gia, tốc độ phát triển của Vũng Tàu sẽ bứt phá mạnh. Nơi đây cũng đang thu hút một lượng lớn nguồn lao động chất lượng cao, các chuyên gia kinh tế, nhân sự cấp cao trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực hàng không, cảng biển, logistics và du lịch cao cấp.

Với những gì đang diễn ra, theo dự báo của các chuyên gia, tốc độ phát triển của Vũng Tàu sẽ bứt phá mạnh. Nơi đây cũng đang thu hút một lượng lớn nguồn lao động chất lượng cao, các chuyên gia kinh tế, nhân sự cấp cao trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực hàng không, cảng biển, logistics và du lịch cao cấp.

Khởi công dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu ngày 18/6/2023

Sáng 18/6, Bộ Giao thông-Vận tải phối hợp với các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đắk Lắk đồng loạt tổ chức lễ khởi công 3 dự án giao thông trọng điểm gồm: đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đường vành đai 3 - TP. Hồ Chí Minh và đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột.

khởi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Các đại biểu thực hiện nghi thức nhấn nút khởi công dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

Tham dự lễ khởi công cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, về phía Trung ương có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện Bộ Giao thông-Vận tải, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Bộ Tài chính…

Về phía địa phương có ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương; đại diện chủ đầu tư, nhà thầu và người dân… đã tham dự buổi lễ.

Về phía tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tỉnh Đồng Nai tham dự lễ.

khởi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - ông Nguyễn Hồng Lĩnh tham dự lễ khởi công

khởi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Bí thư Tỉnh ủy - ông Phạm Viết Thanh và các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tham dự lễ khởi công

khởi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự lễ khởi công đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

khởi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu dự lễ khởi công.

khởi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Ông Kiều Anh Mận, Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh báo cáo về quá trình chuẩn bị triển khai dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

khởi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Đại diện các nhà thầu thi công tham dự lễ khởi công

Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 17.837 tỷ đồng. Dự án được chia làm 3 dự án thành phần. Dự án thành phần 3 dài khoảng 19,5 km đi qua địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu, tổng mức đầu tư 4.964 tỷ đồng.

khởi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Sơ đồ hướng tuyến, đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

Điểm đầu dự án thành phần 3 tại Km34+200, đường Tô Nguyệt Đình, xã Phước Bình (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), giáp ranh với địa phận TX.Phú Mỹ. Điểm cuối tại nút giao QL56 thuộc xã Hòa Long (TP.Bà Rịa).

Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu đi qua địa phận TX.Phú Mỹ khoảng 15,5km (phường Mỹ Xuân, phường Hắc Dịch, xã Tóc Tiên và xã Châu Pha); TP.Bà Rịa khoảng 4km (xã Tân Hưng, xã Hòa Long).

khởi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Mô hình một nút giao đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

Việc đầu tư hoàn thành dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 để đưa vào khai thác đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; phát huy tối đa tiềm năng của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải; đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

khởi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại lễ khởi công dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: hệ thống chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vào cuộc, thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để khởi công dự án.

Đến nay, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án đã đạt 90%. Tỉnh đã bố trí đủ vốn ngân sách tỉnh để thực hiện các nội dung công việc thuộc nhiệm vụ của địa phương; hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án như lựa chọn, ký hợp đồng với nhà thầu, chuẩn bị sẵn nguồn nguyên vật liệu, bảo đảm có thể triển khai thi công dự án ngay sau lễ khởi công.

“Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu là dự án giao thông trọng điểm mà Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 154 của Chính phủ về phát triển vùng Đông Nam Bộ, xác định đến năm 2026 phải hoàn thành đưa vào sử dụng, nhằm mở ra tuyến giao thông kết nối các địa phương trong khu vực với hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, giúp giảm tải, phá thế độc đạo của tuyến QL51 hiện hữu. Khi công trình đưa vào hoạt động, thời gian di chuyển từ TP.Hồ Chí Minh đến Bà Rịa dự kiến rút xuống chỉ còn 70 phút thay vì 150 phút như hiện nay. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sau khi hình thành sẽ cơ bản giải quyết bài toán giao thông liên vùng, phát huy tối đa lợi thế của cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành, qua đó giúp DN giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, tạo động lực để vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới”, ông Nguyễn Văn Thọ nhấn mạnh.

Đồng loạt khởi công 3 tuyến cao tốc ở phía Nam

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Vành đai 3 TP HCM cùng được khởi công giúp liên kết vùng, sáng 18/6.

Lễ khởi công các cao tốc trên được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại TP HCM có sự tham gia của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các điểm tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Lăk.

Vành đai 3 TP HCM là dự án có kinh phí lớn nhất với gần 75.400 tỷ đồng, dài hơn 76 km. Tuyến đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, chia làm 8 dự án thành phần, mỗi tỉnh, thành thực hiện hai dự án gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp.

Phối cảnh Vành Đai 3

Phối cảnh nút giao Tân Vạn thuộc dự án Vành đai 3 khi hoàn thành.

TP HCM là địa phương khởi công dự án trên địa bàn sớm nhất, cũng là nơi đoạn vành đai đi qua dài nhất với hơn 47 km, tổng mức đầu tư hơn 41.400 tỷ đồng. Ba tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An cũng dự tính khởi công các phân đoạn còn lại của tuyến trong tháng 6.

Vành đai 3 có điểm đầu tại nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai); điểm cuối tại nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Khi hoàn thành, vành đai này cùng cao tốc Bến Lức sẽ tạo trục giao thông bao quanh khu vực TP HCM, hạn chế xe phải chạy xuyên tâm qua nội đô.

Ở giai đoạn 1, công trình được xây dựng trước 4 làn cao tốc ở giữa, đường song hành hai bên qua các khu dân cư. Toàn tuyến dự kiến hoàn thành năm 2026, mở ra không gian phát triển các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển, giảm thời gian đi lại, chi phí logistics... Công trình được kỳ vọng tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển Vùng trọng điểm phía Nam.

Định tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Hướng tuyến cao tốc Biên Hoà -Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài khoảng 53,7 km, đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Điểm đầu tuyến nối với tuyến tránh quốc lộ 1, đoạn qua TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại nút giao quốc lộ 56 thuộc TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Dự án có tổng mức đầu tư 17.837 tỷ đồng từ vốn ngân sách, chia làm ba thành phần do các địa phương tuyến đi qua cùng Bộ Giao thông Vận tải chủ trì triển khai. Giai đoạn đầu, cao tốc này được xây dựng 4-6 làn xe, dự kiến hoàn thành năm 2026. Tuyến đường khi đưa vào khai thác sẽ kết nối với trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sân bay Long Thành, cảng biển, cùng các trung tâm kinh tế, góp phần phát triển cho toàn vùng Đông Nam Bộ.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng mức đầu tư 21.935 tỷ đồng, dài khoảng 117,5 km, kết nối hai tỉnh Khánh Hòa và Đăk Lăk. Tuyến đường được chia làm ba dự án thành phần, phân cấp cho Bộ Giao thông Vận tải và hai địa phương tuyến đi qua thực hiện. Dự án bắt đầu từ nút giao quốc lộ 26B - quốc lộ 1 (thị xã Ninh Hoà, Khánh Hòa) và kết thúc tại điểm giao với đường Hồ Chí Minh, phía Đông TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Công trình được xây dựng trước 4 làn xe, rộng 17 m, dự kiến khai thác năm 2027. Tuyến cao tốc này khi hoàn thành sẽ tạo trục ngang liên kết khu vực Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ và kết nối cao tốc Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1, đường ven biển... góp phần thúc đẩy phát triển vùng.

Định tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Hướng tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Một ngày trước, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188 km, đi qua 4 tỉnh miền Tây, tổng mức đầu tư gần 44.700 tỷ đồng cũng đã được khởi công. Tuyến có điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang; điểm cuối tại cảng Trần Đề, Sóc Trăng. Trong đó, đoạn qua An Giang dài gần 57 km, Cần Thơ gần 38 km, Hậu Giang khoảng 37 km và hơn 56 km qua Sóc Trăng.

Giai đoạn một, dự án làm trước 4 làn xe, rộng 17 m, cho ôtô chạy 80 km/h. Khi hoàn thiện mặt đường sẽ được mở rộng lên hơn 32 m với 6 làn xe. Dự kiến, toàn tuyến hoàn thành năm 2027, hình thành tuyến giao thông huyết mạch theo trục ngang ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuyến này sẽ kết nối cao tốc Bắc - Nam theo trục dọc, giảm tải cho quốc lộ 1, tuyến N1, quốc lộ 91... Đồng thời, công trình cũng góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông khu vực, kết nối kinh tế, xã hội các tỉnh miền Tây cùng Campuchia và các nước Đông Nam Á.

 

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ xóa thế độc đạo QL51

Ngày 18/6, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ khởi công theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/7/2022. Dự kiến, sau khi hoàn thành tuyến cao tốc này. thời gian chạy xe từ TPHCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu được rút ngắn, chỉ còn khoảng 70 phút thay vì 150 phút như hiện nay.

Hình thành trục giao thông xương sống, giải quyết ùn tắc QL51

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối trực tiếp với các cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 dài 53,7 km, tổng vốn đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng. Điểm đầu dự án giao với tuyến tránh QL1 qua TP. Biên Hòa, điểm cuối giao với QL56 (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trên tuyến sẽ xây dựng 2 nút giao quan trọng gồm nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (cao tốc Long Thành) và nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành. 

Mặt khác, với hàng loạt dự án ở Đồng Nai đã hoàn thành đưa vào khai thác như: Tuyến tránh QL1 qua Biên Hòa, cao tốc Long Thành, sắp tới thông xe nút giao 319 kết nối cao tốc Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành (đang triển khai)... sẽ hình thành hệ thống giao thông đồng bộ kết nối liên vùng ở Đồng Nai và các tỉnh lân cận.

Định tuyến cao tốc biên hòa - vũng tàu

Phối cảnh hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Như vậy, cụm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sau hoàn thành sẽ kết nối các tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức (đang triển khai), các tuyến đường kết nối vào sân bay Long Thành sẽ hình thành trục giao thông xương sống giải quyết kẹt xe trên QL51.

Song song đó, trục cao tốc này sẽ phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Tài xế, doanh nghiệp đều vui mừng

QL51 đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai là tuyến đường độc đạo từ Đồng Nai đi Bà Rịa-Vũng Tàu thường xuyên trong tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là nút giao QL51 - đường Ngô Quyền, phường An Hòa, TP. Biên Hòa do mặt đường đang thi công sửa chữa cải tạo nên tình trạng ùn tắc xảy ra không kể giờ cao điểm hay thấp điểm.

Hai điểm nóng ùn tắc khác là nút giao 25B và đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đã tồn tại nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết. Hằng ngày, hàng đoàn xe tải trọng lớn ra vào các khu công nghiệp Nhơn Trạch và xe lưu thông đi vào cao tốc rẽ ra QL51 gây xung đột giao thông, nên ùn tắc luôn thường trực.

Anh Nguyễn Văn Thế, một người dân phường Phước Tân, TP. Biên Hòa cho biết: Vào giờ tan tầm, nhiều công nhân, học sinh băng qua đường trước đầu xe ben, xe container chạy rầm rập, rất nguy hiểm. Mặt đường thì bong tróc, chỉ xảy ra va chạm nhỏ là giao thông kẹt cứng.

"Thứ Bảy, Chủ nhật nào cung đường từ Bà Rịa - Vũng Tàu về TPHCM cũng ùn tắc như vậy. Trung bình, dòng xe sẽ nối đuôi nhau khoảng 1 giờ sau khi qua khỏi ngã ba Vũng Tàu, sau đó lên tới cao tốc Long Thành - Dầu Giây tiếp tục 'chôn chân' thêm khoảng 3 giờ nữa. Tổng thời gian từ Vũng Tàu về TPHCM có khi mất 5 - 6 giờ đồng hồ", anh Nguyễn Văn Thế kể lại.

Tài xế Đinh Tiến Lợi chạy tuyến TPHCM - Vũng Tàu than thở: Các nút giao 25B và đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây hằng ngày xe tải trọng lớn ra vào các khu công nghiệp Nhơn Trạch và vào cao tốc rẽ ra QL51 gây ách tắc giao thông luôn là nỗi ám ảnh của tài xế. Kẹt xe nhiều nhất là đoạn qua Biên Hòa và thị trấn Phú Mỹ.

"Nghe nói sắp có cao tốc mới rút ngắn được thời gian chạy xe chúng tôi rất mừng vì chạy tuyến này quãng đường không xa nhưng thời gian đi lúc nào cũng phải hơn 2 giờ đồng hồ, chưa kể đoạn đường này còn hay xảy ra tai nạn có khi ùn tắc đến nửa ngày mới đi được", anh Lợi cho hay.

Theo ông Bùi Văn Tuấn, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Đồng Nai, mật độ phương tiện tham gia giao thông trên tuyến QL51 quá tải. Tình trạng ùn ứ giao thông thường xuyên xảy ra, nhất là vào giờ cao điểm. Một số nút giao trọng yếu tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông. Do đó, việc sớm đưa vào khai thác cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và các dự án đường kết nối liên vùng sẽ giảm tải cho QL51, chắc chắn sẽ giảm tai nạn giao thông.

Phối cảnh cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Phối cảnh một nút giao của dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai đánh giá cao tốc Bến Lức - Long Thành hoàn thành và thêm tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ tạo thành trục đường Đông - Tây giúp giải tỏa nhanh lưu lượng phương tiện đang dồn trên tuyến độc đạo QL51. 

Hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp khu vực Long Thành, Nhơn Trạch đến cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), cảng Gò Dầu (Đồng Nai) đều đi qua QL51. Tuyến đường này ùn tắc từ nhiều năm khiến chi phí logistics bị đội lên cao. Cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu khi hoàn thành sẽ cơ bản giải quyết bài toán giao thông liên vùng, tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm chi phí cho doanh nghiệp. 

Khởi công đồng loạt 3 dự án giao thông trọng điểm vào ngày 18/6

Văn phòng Chính phủ đã ban hành kế hoạch về việc tổ chức khởi công các dự án đường bộ cao tốc. Trong đó, 2 dự án đường Vành đai 3 - TPHCM và cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu sẽ được tổ chức khởi công đồng loạt vào ngày 18/6 (trong ngày này, dự án đường cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột cũng sẽ được khởi công).

Việc khởi công 2 dự án đường Vành đai 3 - TPHCM và cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu sẽ được tổ chức tại các điểm cầu TPHCM và điểm cầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dự án đường Vành đai 3 - TPHCM có chiều dài hơn 76 km đi qua địa bàn 4 địa phương gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TPHCM. Trong đó, đoạn đi qua địa bàn tỉnh (thuộc dự án thành phần 3) có chiều dài hơn 11 km. Tổng mức đầu tư dự án hơn 75.400 tỷ đồng.

Riêng về Dự án đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu có chiều dài hơn 53 km đi qua tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu với 3 dự án thành phần. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh dài hơn 34 km, được chia làm 2 dự án thành phần. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 17.800 tỷ đồng. 

Trong đó, dự án thành phần 1 (Km0 - Km16) do UBND tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư với chiều dài khoảng 16 km.

Dự án thành phần 2 (Km16 - Km 34+200) do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản (Ban QLDA 85 đại diện chủ đầu tư) với chiều dài khoảng 18,2 km.

Dự án thành phần 3 (Km 34+200 - Km 53+700) do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư với chiều dài khoảng 19,5 km. Giai đoạn 1, dự án được đầu tư với quy mô 4   làn xe theo từng đoạn tuyến.

Giai đoạn hoàn thiện, tuyến cao tốc sẽ được mở rộng bảo đảm quy mô 6-8 làn xe. Theo kế hoạch, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2026.

Đồng Nai sắp rót 2.800 tỷ mở rộng trục đường kết nối cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu, vành đai 4, quốc lộ 1A

Dự án đường ĐT.769 nâng cấp, mở rộng có chiều dài gần 30 km, đi qua các huyện Long Thành và Thống Nhất của Đồng Nai. Tuyến này sẽ giao cắt với QL1A; đường sắt Bắc Nam; vành đai 4; quốc lộ 51B và giao với cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu.

định tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Toàn cảnh dự án nhìn trên bản đồ

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông tỉnh Đồng Nai vừa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT.769 tại các huyện Thống Nhất và Long Thành. Đơn vị tư vấn lập báo cáo là CTCP Tư vấn và Xử lý Môi trường Việt Nam.

Dự án này được ban hành chủ trương đầu tư vào tháng 12/2021. Đến tháng 10/2022 được chuyển giao về cho Ban quản lý dự án tỉnh làm chủ đầu tư và thực hiện.

Đi qua khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn

ĐT.769 mở rộng có tổng chiều dài 29,78 km, đi qua địa phận thị trấn Dầu Giây, xã Hưng Lộc, Xã Lộ 25 thuộc huyện Thống Nhất (15,3 km) và xã Bình An, Bình Sơn, Lộc An thuộc huyện Long Thành (khoảng 14,48 km).

Điểm đầu tuyến nằm tại nút giao với đường quốc lộ 1 tại ngã tư Dầu Giây thuộc thị trấn Dầu Giây. Điểm cuối giao với Quốc lộ 51B tại ngã tư Lộc An, huyện Long Thành.

Về hướng tuyến cụ thể, từ điểm đầu, tuyến sẽ chạy dọc theo hướng Bắc - Nam bám theo đường ĐT.769 hiện hữu đến vị trí giao với huyện Long Thành, riêng đoạn qua khu vực cầu Cái Hảo, tuyến được mở mới theo quy hoạch và đi qua huyện Thống Nhất.

Sau khi đi qua huyện Thống Nhất, tuyến tiếp tục bám theo đường hiện hữu đến khu vực nghĩa trang Bình An, sau đó tiếp tục mở mới theo quy hoạch, đi xuyên qua các lô cao su thuộc nông trường An Viễn, sau đó đi trùng vào đường D1 trong khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, sau đó nhập lại vào ĐT.769 hiện hữu đến cuối tuyến giao với Quốc lộ 51B.

Hiện trạng DT769

Hiện trạng DT769

Hiện trạng đoạn tuyến ĐT.769

Về hiện trạng tuyến, đoạn thuộc huyện Thống Nhất đang là đường cấp IV đồng bằng, vận tốc khai thác 50 - 60 km/h, nền đường rộng 9 m, mặt đường nhựa rộng 8 m. Còn đoạn thuộc huyện Long Thành hiện là đường cấp III đồng bằng, vận tốc khai thác 50 - 70 km/h, nền đường rộng 12 m, mặt đường nhựa rộng 11 m. Cả hai đoạn tuyến này có một số đường cong bán kính nhỏ, cần phải điều chỉnh khi nâng cấp mở rộng. 

Đoạn qua khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn dài khoảng 2,5 km đang xây dựng theo quy mô đường đô thị, nền đường rộng 45 m, mặt đường rộng 25 m, vỉa hè rộng 20 m. Đoạn đường mới còn lại dài khoảng 6 km đi xuyên qua khu vực trồng cây cao su. 

Tổng diện tích đất cần giải phóng mặt bằng thực hiện dự án là 134,4 ha. Việc bồi thường hỗ trợ tái định cư cho dự án sẽ được tách thành dự án độc lập.  

Về hiện trạng sử dụng đất khu vực cần GPMB, đất thổ cư chiếm 29,4 ha; đất nông nghiệp chiếm 50,8 ha; đất chuyên dùng là 53 ha và đất kinh doanh sản xuất là 1,04 ha. Số nhân khẩu cần ổn định đời sống và sản xuất là 903 người và số hộ phải di chuyển chỗ ở là 1.393 người. Thời gian thực hiện GPMB dự kiến khoảng 18 tháng.

Hiện trạng DT769

Hiện trạng DT769

Những khu vực mà tuyến đi qua.

Về tính chất, khi đi vào hoạt động, đây sẽ là con đường nhanh và ngắn nhất kết nối quốc lộ 1A và quốc lộ 51 mà không phải qua TP Biên Hoà, tăng cường khả năng lưu thông, giảm tải phương tiện cho khu vực lân cận. Bên cạnh đó sẽ tạo tiền đề phát triển đô thị dọc 2 bên tuyến. 

Về quy mô, đây là dự án nhóm A, cấp hạng đường ô tô cấp III, vận tốc thiết kế 80 km/h, là dự án nâng cấp đoạn đường cũ kết hợp xây dựng mở mới.

Đoạn từ quốc lộ 1 đến đường vành đai sẽ có mặt cắt ngang 39,5 - 45 m, trong đó làn đường xe chạy 27 - 30 m. Đoạn từ cuối thị trấn Dầu Giây đến đến đầu Xã Lộ 25 và cuối Xã Lộ 25 đến vành đai 4 sẽ có mặt cắt ngang 30,5 m, làn xe chạy 27 m. Đoạn từ đường vành đai 4 đến quốc lộ 51B có mặt cắt ngang 38,5 - 45 m, trong đó làn đường xe chạy là 33 m.

Toàn tuyến sẽ có 6 nút giao lớn, bao gồm nút giao với QL1A; giao với đường sắt Bắc Nam; giao với Hương lộ 10; giao với vành đai 4; giao với quốc lộ 51B và giao với cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu. Các nút giao còn lại được thiết kế cùng mức dạng ngã ba và ngã tư, bán kính bo không dưới 3 m.

Cùng với đó, tuyến sẽ có 5 công trình cầu, bao gồm cầu vượt đường sắt (rộng 34,5 m); cầu Suối Bí (rộng 39,5 m); cầu Cái Hảo (rộng 38,5 m); cầu An Viễng (rộng 38,5 m) và cầu Quán Thủ (rộng 11,1 m).

Về tiến độ, tổng thời gian thực hiện dự án khoảng 6 năm (quý III/2021 - 2027). Dự kiến từ năm 2024 dự án sẽ bắt đầu khởi công và hoàn thành vào cuối năm 2027. Tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 2.827 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.332 tỷ đồng.

Sẽ có thêm nhiều tỉnh lộ quanh sân bay Long Thành

Bên cạnh tuyến ĐT.769, trong thời gian tới Đồng Nai dự kiến sẽ khởi công một tuyến đường khác kết nối trực tiếp Sân bay Long Thành với vành đai 4, đó là dự án nâng cấp, mở rộng ĐT.773 qua các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Long Thành. Tuyến này dài hơn 39 km, tổng mức đầu tư 4.311 tỷ đồng.

Theo quy hoạch, tuyến ĐT.773 sẽ kéo dài từ quốc lộ 1 (thuộc địa phận huyện Xuân Lộc) đến trung tâm huyện Cẩm Mỹ và kéo dài về phía tây nam nang qua sân bay Long Thành, kết nối vào đường vành đai 4 đến ĐT.769.

Khi tuyến đường này đi vào hoạt động, sẽ rút ngắn khoảng 30 km hành trình từ các tỉnh phía bắc vào sân bay quốc tế Long Thành, vào các khu vực Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Trong quy hoạch điều chỉnh giao thông của tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, phần lớn các tuyến đường được đề xuất mở mới, mở rộng và nâng cấp đều lấy sân bay Long Thành làm trung tâm.

Theo quy hoạch, Đồng Nai sẽ mở mới 4 tuyến đường có lộ giới từ 45 - 60m kết nối các địa phương đến khu vực sân bay, cũng như giảm tải cho các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới.

Đầu tiên là đường ĐT.770B có chiều dài 53 km, vốn đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng, kéo dài từ đoạn giao với đường ĐT.763, thuộc huyện Định Quán đến Quốc lộ 51, huyện Long Thành.

Tiếp đến là đường ĐT.773B có chiều dài hơn 51 km, tổng kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng, nhằm chia sẻ lưu lượng phương tiện cho đường ĐT.773, cũng như tạo thêm kết nối cho khu vực cửa ngõ phía Đông Nam của sân bay Long Thành.

Thứ 3 là đường ĐT.773B bắt đầu từ đường song hành phía Đông Quốc lộ 20 thuộc huyện Thống Nhất, đến đường ĐT.764 thuộc huyện Cẩm Mỹ. Đường ĐT.773B bắt đầu từ đường song hành phía Đông Quốc lộ 20 thuộc huyện Thống Nhất, đến đường ĐT.764 thuộc huyện Cẩm Mỹ.

Thứ 4 là đường ĐT.780B từ Quốc lộ 1A, huyện Trảng Bom đến đường Sông Nhạn - Dầu Giây thuộc huyện Cẩm Mỹ, kết nối Quốc lộ 1A đến khu vực cửa ngõ phía Đông sân bay. 

Ngoài ra Đồng Nai sẽ còn mở thêm tuyến đường ĐT.763B từ Quốc lộ 56 thuộc huyện Cẩm Mỹ đến nút giao giữa đường huyện Suối Quýt và đường Phước Bình - Bàu Cạn - Cẩm Đường thuộc huyện Long Thành. 

Bà Rịa-Vũng Tàu chốt kế hoạch khởi công 2 dự án giao thông trọng điểm

Ngày 18-6-2023 Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ khởi công hai dự án trọng điểm về giao thông kết nối liên vùng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của tỉnh trong tương lai.

Ngày 30-5, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin đã ký kế hoạch tổ chức lễ khởi công dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu giai đoạn 1 và dự án cầu Phước An.

Cụ thể, thời gian khởi công hai dự án trong sáng 18/6/2023. Trong đó, dự án cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu sẽ tổ chức lễ khởi công tại phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ (giáp ranh với địa phận tỉnh Đồng Nai). Dự án cầu Phước An sẽ tổ chức tại đầu cầu phía bờ thuộc thị xã Phú Mỹ (điểm cuối đường Liên cảng).

Phối cảnh cầu Phước An

Hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu đang được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai khẩn trương để đảm bảo tiến độ bàn giao theo kế hoạch, chuẩn bị khởi công.

Đây là hai dự án giao thông trọng điểm về kết nối liên vùng rất quan trọng với sự phát triển của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong tương lai. Theo quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, là cửa ngõ hướng ra biển của vùng Đông Nam Bộ và của quốc gia.

Đến năm 2030, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, cơ cấu đô thị đa trung tâm, có kết cấu hạ tầng giao thông đa phương thức. Theo đó, sẽ hình thành ba trục động lực phát triển là trục động lực dọc sông Thị Vải gắn với hệ thống giao thông liên cảng và Quốc lộ 51, trục động lực dọc đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu và đường Vành đai 4, trục động lực dọc ĐT994 và đường trục kết nối cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu.

Căn hộ Vũng Tàu Centre Point có vị trí trung tâm thành phố mới Vũng Tàu đang đang làm nóng thị trường bất động sản trong khu vực

Khảo sát địa điểm tổ chức lễ khởi công đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

Chiều 16/5, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi khảo sát thực tế tại khu vực tổ chức lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Cầu Phước An.

Khảo sát cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã khảo sát thực tế tại khu vực đường Tô Đình Nguyệt, xã Phước Bình, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), nơi tổ chức lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.

Sau khi khảo sát, ông Nguyễn Công Vinh đã thống nhất chọn vị trí cho lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu tại khu vực km34+200, đường Tô Đình Nguyệt, xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (nơi tiếp giáp giữa phường Mỹ Xuân, TX.Phú Mỹ).

Khảo sát cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi khảo sát thực tế tại vị trí tổ chức lễ khởi công dự án cầu Phước An là khu vực đầu cầu Phước An (phường Mỹ Xuân, TX.Phú Mỹ)

Vị trí tổ chức dự án cầu Phước An là khu vực đầu cầu Phước An, phường Mỹ Xuân, TX.Phú Mỹ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư dự án phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn tất kịch bản chi tiết buổi lễ, trình UBND tỉnh xem xét quyết định trên tinh thần trang trọng, chu đáo, an toàn, chặt chẽ, tiết kiệm; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lễ khởi công.

Đồng thời, chủ đầu tư phối hợp với UBND TX.Phú Mỹ, ngành y tế của địa phương lên phương án bảo đảm an toàn phòng chống dịch tại lễ khởi công.

Dự kiến, lễ khởi công sẽ diễn ra vào ngày 18/6, tại phường Mỹ Xuân, TX.Phú Mỹ (nơi tiếp giáp với xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).

Hiện nay, công tác chuẩn bị lễ khởi công cơ bản đã hoàn thành. Chủ đầu tư đã san gạt mặt bằng, hợp đồng với đơn vị tổ chức sự kiện, dự kiến thành phần, số lượng khách mời.

cao tốc Biên Hòa - vũng tàu