Hiển thị các bài đăng có nhãn Bà rịa vũng tàu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bà rịa vũng tàu. Hiển thị tất cả bài đăng

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa cao tốc Hồ Tràm-sân bay Long Thành vào quy hoạch tỉnh?

Tuyến cao tốc Hồ Tràm - sân bay Long Thành dài 41km. Có tổng vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu khởi công vào quý 1/2026. Và dự kiến đưa vào khai thác đầu quý 3/2027.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Nguyễn Văn Thọ đã chủ trì họp và thống nhất thông qua hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nhằm triển khai dự án đường cao tốc đô thị kết nối khu vực Hồ Tràm với cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị đưa cao tốc nối Hồ Tràm - sân bay Long Thành vào quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh điều chỉnh ngoài việc cập nhật tuyến cao tốc này vào mạng lưới đường bộ của tỉnh (trước đây chưa có). Và còn bổ sung các nội dung liên quan đến phân bổ và khoanh vùng đất đai; điều chỉnh danh mục dự án ưu tiên đầu tư...

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu Sở Tài chính chủ trì tham mưu UBND tỉnh văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành Trung ương để điều chỉnh Quy hoạch tỉnh theo đúng quy định. Và làm căn cứ cho các bước tiếp theo để nhanh chóng triển khai dự án đường cao tốc nối Hồ Tràm với sân bay Long Thành.

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn tất thủ tục để khởi công dự án trong tháng 1/2026 và đưa vào khai thác đầu quý 3/2027.

Hướng tuyến sân bay Long Thành - Hồ TràmHướng tuyến cao tốc sân bay Long Thành đi Hồ Tràm

Được biết, tuyến cao tốc này dài 41km, điểm đầu kết nối với Vành đai 4 TP.HCM tại huyện Châu Đức và điểm cuối nối với đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận tại huyện Xuyên Mộc. Đây là cao tốc đô thị với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh (quy hoạch tương lai là 6 làn xe), vận tốc thiết kế 100km/h. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 4.500 tỷ đồng.

Việc xây dựng tuyến cao tốc này nhằm mở ra không gian phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, đồng thời phát huy tối đa tiềm năng kinh tế du lịch biển phía Đông của tỉnh.

Ngoài tuyến cao tốc Hồ Tràm - Long Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang triển khai xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, có tổng chiều dài khoảng 53km. Tuyến cao tốc này sẽ kết nối thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) với thành phố Vũng Tàu, một trong những trung tâm du lịch và công nghiệp lớn của vùng.

Cả 2 tuyến cao tốc Hồ Tràm - sân bay Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu đều mang lại những lợi ích lớn cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và khu vực Đông Nam Bộ. Việc kết nối giữa các khu công nghiệp, khu du lịch và sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo ra các cơ hội phát triển mới, nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa và du khách, góp phần nâng cao giá trị Bất động sản và thu hút đầu tư.

Ngự trị ngay tại vị trí đắc địa, Đô thị du lịch quốc tế Gold Coast Vũng Tàu cùng phân khu Limassol mới ra mắt sẵn sàng đón nhận sức bật mạnh mẽ từ giai đoạn tăng tốc phát triển hạ tầng với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm, từ cao tốc, vành đai đến sân bay, cảng biển.

Gold Coast Vũng Tàu Limassol

Gold Coast Vũng Tàu tập trung vào bốn trụ cột gồm thương mại, tri thức và công nghệ, thể thao và giải trí, wellness.

 

Hình dáng 19,5km cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thông xe trước dịp 30/4

Sau gần 2 năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt 95%, nhiều hạng mục đã hoàn thành 100%, sẽ thông xe kỹ thuật dịp 30/4.

 

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công tháng 6/2023, dài gần 54km, quy mô 4-6 làn xe, với tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư đoạn 3 dài 19,5km; Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư đoạn hai dài 18,2km; tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư đoạn còn lại 16km.

Sau gần 2 năm thi công, đoạn dài gần 19,5km qua địa bàn TP Phú Mỹ và Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã hoàn thiện hơn 95%, các nhà thầu đang tăng công suất để thông xe kỹ thuật vào dịp 30/4 tới.

Điểm đầu đoạn cao tốc qua phường Hắc Dịch, TP Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được thảm nhựa và lắp đặt dải phân cách. Trong ảnh, phía còn dang dở là dự án thành phần 2 qua địa phận tỉnh Đồng Nai vừa được giải tỏa, đang thi công đắp nền đường. 

Trên tuyến đã có gần 19km được thảm nhựa, nhiều vị trí đã được lắp đặt hàng rào, hộ lan. 

Ngoài ra các rãnh thoát nước, cống cơ bản hoàn thiện. Người dân chạy xe trên đoạn cao tốc qua phường Hắc Dịch, TP Phú Mỹ, những ngày đầu tháng 4.

Cầu vượt cao tốc trên tuyến đường Võ Văn Kiệt (phường Hắc Dịch, TP Phú Mỹ) đang được thi công, nhiều móng trụ và đường dẫn đã hình thành.

Hàng chục công nhân thi công hạng mục đường dẫn và lan can cầu vượt.

Có 11 cây cầu đang được triển khai, trong đó 7 cầu đang thi công mố trụ, gác dầm và đổ bê tông bản mặt cầu, 4 cầu đang trong giai đoạn hoàn thiện. 

Trong ảnh là cầu Suối Nhum đang trong giai đoạn thi công bản mặt cầu.

Ở thời điểm này các nhà thầu đang tập trung 15 mũi thi công, gấp rút đưa dự án về đích trước 8 tháng so với dự kiến. Công nhân đang thi công thép trên mặt cầu để sắp tới đổ bê tông và thảm nhựa mặt cầu.

Tại nút giao với đường Hội Bài - Châu Pha đoạn qua xã Tóc Tiên cũng đã thành hình. Hai cây cầu vượt đoạn qua nút giao này cũng đã hoàn thành lao lắp dầm và đang thi công bản mặt cầu.

Nút giao tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với Quốc lộ 56 và đường tỉnh 994 cũng đã hoàn thành phần lớn hạng mục chính. Trong đó chỉ còn 1 đoạn khoảng 400m đang gia cố bê tông xi măng và khoảng 500m sắp thảm nhựa.

Sau khi hoàn thành cao tốc và các tuyến kết nối, sẽ hình thành một tuyến đường liền mạch từ TP Biên Hòa đến TP Vũng Tàu, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TPHCM đến thành phố biển từ 120 phút xuống chỉ còn 70 phút.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Gold Coast Vũng Tàu tọa lạc cửa ngỏ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Bãi biển đông nghẹt, doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt bao nhiêu dịp giỗ Tổ?

Ba ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều thời điểm bãi biển đông nghẹt, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 170.000 lượt khách.

Biển Vũng Tàu

Du khách tắm biển Vũng Tàu trong kỳ nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết trong ba ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương (từ ngày 5 đến ngày 7-4), tỉnh này đón gần 170.000 lượt khách, trong đó có gần 13.000 khách quốc tế. Doanh thu ngành du lịch tỉnh đạt gần 170 tỉ đồng.

Trong các địa phương thì Vũng Tàu là thành phố đón nhiều du khách nhất và doanh thu cao nhất, với cả hai chỉ tiêu chiếm trên dưới 50% của toàn tỉnh.

Cũng theo cơ quan chức năng, trong kỳ nghỉ này, các khu du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chấp hành tốt việc kê khai, đăng ký giá, niêm yết giá công khai tại nơi bán hàng.

Không có trường hợp nào vi phạm trong lĩnh vực giá cần phải xử lý. Cũng không có trường hợp du khách phản ánh, kiến nghị về giá dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú.

Gold Coast Vũng Tàu

Khu đô thị sinh thái Gold Coast Vũng Tàu là điểm đến lý tưởng cho các dịp đặc biệt cùng gia đình.

“Đón sóng” đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu hưởng “Lợi nhuận kép

Trước thông tin sáp nhập 3 tỉnh thành Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. HCM và Bình Dương trở thành một “siêu đô thị", Gold Coast Vũng Tàu là một trong số các dự án tiên phong sẵn sàng đón đầu vô vàn lợi thế về hạ tầng và lợi ích giá trị từ khu vực.

Gold Coast Vũng Tàu

Gold Coast Vũng Tàu có Lợi thế hạ tầng:

Gold Coast Vũng Tàu rộng mở liên kết vùng khi tọa lạc tại giao lộ đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Quốc lộ 55, kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành, sân bay Quốc tế Long Thành và cảng biển Cái Mép - Thị Vải.

Tất cả tạo thành bộ 4 hạ tầng “bền vững", đưa toàn khu vực trở thành trung tâm kinh tế cả nước về logistic, kinh tế số, công nghiệp,... thu hút lượng lớn nhà đầu tư đổ về và chọn dự án là “đích đến” bởi nhiều tiềm năng vượt bậc.

Tiềm năng kinh tế hàng đầu:

Nằm tại vùng đất xinh đẹp Bà Rịa - Vũng Tàu, Gold Coast Vũng Tàu không chỉ sở hữu lợi thế quy hoạch Đô thị Du lịch Quốc tế với quy mô 1.068ha cùng 300ha mặt nước, mà còn đón đầu đà tăng trưởng từ thông tin sáp nhập. Sự kiện này mở ra cơ hội khai thác tiềm năng của vùng kinh tế mở rộng, với thị trường hơn 15 triệu dân, GDP khu vực chiếm khoảng 40% cả nước.

Đồng thời, dự án nằm tại vị trí “giao điểm vàng” của bộ tứ hạ tầng chiến lược: cảng biển Quốc tế Cái Mép, sân bay Quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và cao tốc Bến Lức – Long Thành. Tất cả tạo nên một bức tranh phát triển đồng bộ, thúc đẩy kinh tế – du lịch khu vực bứt phá mạnh mẽ.

Với giá trị “LỢI NHUẬN KÉP", đây sẽ là khoản đầu tư đầy triển vọng. Chạm tay đến cơ hội đầu tư chưa-từng-có tại Gold Coast Vũng Tàu với Phân khu đầu tiên - Limassol quy mô 36ha ngay vị trí cửa ngõ thịnh vượng.

Đặc biệt, hàng loạt chính sách hỗ trợ hấp dẫn như: booking sớm ưu đãi 100 triệu, ký HĐMB đúng hạn tặng 8 chỉ vàng, cơ hội sở hữu xe Mercedes,.. được ra mắt càng tăng sức hấp dẫn tuyệt đối.

Tầm nhìn và tiềm năng bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu đang đứng trước giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, với sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng, kinh tế và bất động sản. Việc kết nối vùng với TP.HCM và các tỉnh lân cận càng tạo ra động lực phát triển.

Phối cảnh Gold Coast Vũng Tàu

Tiềm năng bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Lợi thế kinh tế vùng và cơ hội bứt phá

Xu hướng mở rộng đô thị và kết nối vùng đang trở thành chiến lược phát triển tất yếu của các trung tâm kinh tế lớn. Khu vực Đông Nam Bộ, với trọng tâm là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, đang ngày càng phát triển theo mô hình liên kết vùng để tối ưu hóa tài nguyên, hạ tầng và sức mạnh kinh tế.

Trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu nổi lên như một điểm sáng nhờ lợi thế đặc biệt về cảng biển, du lịch và tiềm năng phát triển bất động sản. Với hệ thống hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, đây không chỉ là một điểm đến du lịch nổi tiếng mà còn dần trở thành một trung tâm kinh tế, công nghiệp và logistics quan trọng.

Việc kết nối với TP.HCM qua hệ thống cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường vành đai 4 cùng sự phát triển của sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo động lực mạnh mẽ giúp khu vực này vươn lên trong thập kỷ tới.

Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ sở hữu 192km đường bờ biển đẹp mà còn có hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, được đánh giá là một trong những cảng trung chuyển container quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế, giúp Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm logistics quan trọng nhất Việt Nam.

Phối cảnh Gold Coast Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế đặc biệt về cảng biển, du lịch và tiềm năng phát triển bất động sản ven biển

Ngoài cảng biển, du lịch cũng là một mũi nhọn của nền kinh tế địa phương. Hằng năm, Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút hơn 14 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước nhờ vào bãi biển đẹp, và khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Khi các khu vực kinh tế phía Nam phát triển đồng bộ hơn, dòng vốn đầu tư vào bất động sản và thương mại tại đây sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, việc liên kết kinh tế giữa TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương - Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tạo nên một hành lang kinh tế biển và tài chính quốc tế. Khi hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện, không gian kinh tế giữa các khu vực này sẽ ngày càng xích lại gần nhau, giúp Bà Rịa - Vũng Tàu có cơ hội bứt phá để trở thành một trung tâm kinh tế ven biển quan trọng bậc nhất khu vực phía Nam.

Bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu hưởng lợi

Với đà tăng trưởng của kinh tế vùng, thị trường bất động sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là các khu đô thị an cư, sở hữu lâu dài, đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong đó dự án Gold Coast Vũng Tàu (khu nhà ở sinh thái An Điền) là một trong những điểm sáng nổi bật nhờ quy mô lớn, quy hoạch bài bản và vị trí đắc địa.

Tọa lạc ngay trung tâm đô thị hiện đại gắn liền cảng biển của khu vực, phân khu Limassol trong dự án Gold Coast Vũng Tàu được ví như một viên ngọc quý, nằm ngay cửa ngõ phồn vinh của trục giao thông huyết mạch 67 mét kết nối trực tiếp vào trung tâm Vũng Tàu.

Với diện tích 36,2ha trong tổng thể dự án rộng 1.300ha, Limassol được kỳ vọng không chỉ là một nơi để an cư mà còn là điểm đến đầu tư lý tưởng, đón đầu sự phát triển kinh tế và hạ tầng vùng.

Shophouse Gold Coast Vũng Tàu

Phân khu Limassol trong dự án Gold Coast Vũng Tàu tọa lạc ngay trung tâm

"Với nền tảng vững chắc và tầm nhìn xa, chúng tôi tin rằng Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ là thị trường tiềm năng mà còn là điểm đến lý tưởng để phát triển các dự án đô thị đẳng cấp, đón đầu xu hướng giãn dân cũng như phát triển kinh tế du lịch", ông Nguyễn Việt Thung -phó chủ tịch HĐQT Gold Coast Holdings, đơn vị phát triển dự án - cho biết.

Không chỉ dừng lại ở một khu đô thị du lịch quốc tế, Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước phát triển để trở thành một thành phố biển mang đẳng cấp quốc tế. Đây là hướng đi đã được chứng minh qua sự thành công của các thành phố biển nổi tiếng như Đà Nẵng, Hải Phòng hay Khánh Hòa.

Biệt Thự Gold Coast Vũng Tàu

Gold Coast Vũng Tàu định hình thị trường bất động sản cao cấp

Với sự đầu tư bài bản từ các chủ đầu tư lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu đang xây dựng hình ảnh của một đô thị biển hiện đại, nơi không chỉ có du lịch mà còn phát triển mạnh mẽ về tài chính, thương mại, dịch vụ và công nghệ.

Phân khu Limassol cũng như dự án Gold Coast Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều cơ hội tiềm năng cho những nhà đầu tư, đặc biệt khi đặt trong tầm nhìn dài hạn, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là một trung tâm đô thị hiện đại, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa của kinh tế biển và bất động sản cao cấp.

Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bao nhiêu xã sau sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về sắp xếp cấp xã của tỉnh Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sau khi sáp nhập vào thành phố.

Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình về Dự thảo Tờ trình Ban Thường vụ Đảng ủy UBND Thành phố trình Ban Thường vụ Thành ủy đề xuất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố theo Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Căn cứ Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh được đề xuất theo hướng sáp nhập toàn bộ tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai vào TP. Hồ Chí Minh.

Sáp nhập 3 tỉnh TPHCM

Sau khi sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh, Quy mô dân số sau sáp nhập đạt khoảng 13.731.151 người, tăng khoảng 137,15%

Trong đó, tỉnh Bình Dương hiện có diện tích tự nhiên là 2.694,70 km², dân số khoảng 2.426.561 người. Về tổ chức hành chính, toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 4 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã là 91 gồm 45 phường, 5 thị trấn và 41 xã.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích 1.980,80 km², dân số khoảng 1.148.000 người, với 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện. Hiện toàn tỉnh có 77 đơn vị hành chính cấp xã. Theo Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 1/1/2025, tỉnh sẽ thực hiện việc sắp xếp các đơn vị cấp huyện và cấp xã, trong đó có việc hợp nhất hai huyện Long Điền và Đất Đỏ.

Huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên 376,8 km², dân số khoảng 263.551 người. Huyện hiện có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn và 11 xã.

Tổng hợp các số liệu trên, sau khi hoàn tất việc sáp nhập tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch vào TP. Hồ Chí Minh, đơn vị hành chính cấp tỉnh mới dự kiến sẽ có diện tích tự nhiên khoảng 7.149,4 km², tăng khoảng 341% so với diện tích hiện tại của TP. Hồ Chí Minh. Quy mô dân số sau sáp nhập đạt khoảng 13.731.151 người, tăng khoảng 137,15%.

Trên cơ sở thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, sau khi sáp nhập tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP. Hồ Chí Minh, các đơn vị hành chính cấp xã sẽ được sắp lại.

Cụ thể, tỉnh Bình Dương hiện có 91 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp dự kiến giảm còn 37 đơn vị hành chính cấp xã mới, đạt tỷ lệ 40,65%, tương ứng giảm 54 đơn vị (chiếm tỷ lệ 59,34%).

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện có là 77, sau khi sắp xếp dự kiến giảm còn 31 đơn vị mới, đạt tỷ lệ 40,25%, tương ứng giảm 46 đơn vị (tỷ lệ 59,74%).

Đối với huyện Nhơn Trạch (thuộc tỉnh Đồng Nai), dự kiến sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã hiện có, giảm còn 5 đơn vị mới, đạt tỷ lệ 41,66%, tương ứng giảm 7 đơn vị (tỷ lệ 58,33%).

Tổng số đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh được dự kiến theo hai phương án.

Phương án thứ nhất, sau sáp nhập, tổng số đơn vị hành chính cấp xã mới sẽ là 105 đơn vị, chiếm tỷ lệ 23,17%, giảm 348 đơn vị hành chính cấp xã cũ, tương ứng tỷ lệ giảm là 76,82%.

Phương án thứ hai, số lượng đơn vị hành chính cấp xã mới được dự kiến là 183 đơn vị, đạt tỷ lệ 40,39%, tương ứng giảm 270 đơn vị hành chính cấp xã cũ, chiếm tỷ lệ 59,60%.

Sau khi sáp nhập, TP. Hồ Chí Minh mới sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm theo mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, tạo bước đột phá, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng được Bộ Chính trị giao tại Nghị quyết số 24-NQ/TW phát triển vùng Đông Nam Bộ phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao.

Gold Coast Vũng Tàu

Khu đô thị Gold Coast Vũng Tàu với quy mô 1.300 Hecta là tâm điểm thị trường bất động sản trong thời gian tới

Tầm nhìn và tiềm năng bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu đang đứng trước giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, với sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng, kinh tế và bất động sản. Việc kết nối vùng với TP.HCM và các tỉnh lân cận càng tạo ra động lực phát triển.

Phối cảnh Gold Coast Vũng Tàu

Tiềm năng bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu

Lợi thế kinh tế vùng và cơ hội bứt phá

Xu hướng mở rộng đô thị và kết nối vùng đang trở thành chiến lược phát triển tất yếu của các trung tâm kinh tế lớn. Khu vực Đông Nam Bộ, với trọng tâm là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, đang ngày càng phát triển theo mô hình liên kết vùng để tối ưu hóa tài nguyên, hạ tầng và sức mạnh kinh tế.

Trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu nổi lên như một điểm sáng nhờ lợi thế đặc biệt về cảng biển, du lịch và tiềm năng phát triển bất động sản. Với hệ thống hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, đây không chỉ là một điểm đến du lịch nổi tiếng mà còn dần trở thành một trung tâm kinh tế, công nghiệp và logistics quan trọng.

Việc kết nối với TP.HCM qua hệ thống cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường vành đai 4 cùng sự phát triển của sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo động lực mạnh mẽ giúp khu vực này vươn lên trong thập kỷ tới.

Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ sở hữu 192km đường bờ biển đẹp mà còn có hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, được đánh giá là một trong những cảng trung chuyển container quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế, giúp Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm logistics quan trọng nhất Việt Nam.

Phối cảnh Gold Coast Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế đặc biệt về cảng biển, du lịch và tiềm năng phát triển bất động sản ven biển

Ngoài cảng biển, du lịch cũng là một mũi nhọn của nền kinh tế địa phương. Hằng năm, Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút hơn 14 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước nhờ vào bãi biển đẹp, và khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Khi các khu vực kinh tế phía Nam phát triển đồng bộ hơn, dòng vốn đầu tư vào bất động sản và thương mại tại đây sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, việc liên kết kinh tế giữa TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương - Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tạo nên một hành lang kinh tế biển và tài chính quốc tế. Khi hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện, không gian kinh tế giữa các khu vực này sẽ ngày càng xích lại gần nhau, giúp Bà Rịa - Vũng Tàu có cơ hội bứt phá để trở thành một trung tâm kinh tế ven biển quan trọng bậc nhất khu vực phía Nam.

Bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu hưởng lợi

Với đà tăng trưởng của kinh tế vùng, thị trường bất động sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là các khu đô thị an cư, sở hữu lâu dài, đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong đó dự án Gold Coast Vũng Tàu (khu nhà ở sinh thái An Điền) là một trong những điểm sáng nổi bật nhờ quy mô lớn, quy hoạch bài bản và vị trí đắc địa.

Tọa lạc ngay trung tâm đô thị hiện đại gắn liền cảng biển của khu vực, phân khu Limassol trong dự án Gold Coast Vũng Tàu được ví như một viên ngọc quý, nằm ngay cửa ngõ phồn vinh của trục giao thông huyết mạch 67 mét kết nối trực tiếp vào trung tâm Vũng Tàu.

Với diện tích 36,2ha trong tổng thể dự án rộng 1.300ha, Limassol được kỳ vọng không chỉ là một nơi để an cư mà còn là điểm đến đầu tư lý tưởng, đón đầu sự phát triển kinh tế và hạ tầng vùng.

Shophouse Gold Coast Vũng Tàu

Phân khu Limassol trong dự án Gold Coast Vũng Tàu tọa lạc ngay trung tâm

"Với nền tảng vững chắc và tầm nhìn xa, chúng tôi tin rằng Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ là thị trường tiềm năng mà còn là điểm đến lý tưởng để phát triển các dự án đô thị đẳng cấp, đón đầu xu hướng giãn dân cũng như phát triển kinh tế du lịch", ông Nguyễn Việt Thung -phó chủ tịch HĐQT Gold Coast Holdings, đơn vị phát triển dự án - cho biết.

Không chỉ dừng lại ở một khu đô thị du lịch quốc tế, Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước phát triển để trở thành một thành phố biển mang đẳng cấp quốc tế. Đây là hướng đi đã được chứng minh qua sự thành công của các thành phố biển nổi tiếng như Đà Nẵng, Hải Phòng hay Khánh Hòa.

Biệt Thự Gold Coast Vũng Tàu

Gold Coast Vũng Tàu định hình thị trường bất động sản cao cấp

Với sự đầu tư bài bản từ các chủ đầu tư lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu đang xây dựng hình ảnh của một đô thị biển hiện đại, nơi không chỉ có du lịch mà còn phát triển mạnh mẽ về tài chính, thương mại, dịch vụ và công nghệ.

Phân khu Limassol cũng như dự án Gold Coast Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều cơ hội tiềm năng cho những nhà đầu tư, đặc biệt khi đặt trong tầm nhìn dài hạn, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là một trung tâm đô thị hiện đại, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa của kinh tế biển và bất động sản cao cấp.

Yếu tố thúc đẩy tiềm năng đầu tư địa ốc tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Quy hoạch giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không của Bà Rịa Vũng Tàu góp phần tạo hấp lực cho thị trường bất động sản địa phương.

Địa phương chú trọng việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án trọng điểm như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cảng Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành. Theo quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ đa phương thức.

Hệ thống giao thông này sẽ kết nối với hệ thống giao thông quốc tế, quốc gia, vùng và nội tỉnh. Và tạo thành mạng lưới thông suốt, không chỉ phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân, mà còn nâng cao hiệu quả trong hoạt động giao nhận vận tải.

Cảng Cái Mép - Bà Rịa Vũng Tàu

Toàn cảnh cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu hướng đến mục tiêu kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, từ đó, tạo động lực cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

Đồng bộ với hạ tầng, nhiều đô thị tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thực hiện chiến lược "xoay trục" theo 3 tuyến cao tốc mới, cảng Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành.

Tọa lạc tại vị trí đắc địa với những nút giao thông trọng điểm, Gold Coast Vũng Tàu đang được triển khai cũng tạo được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Chủ đầu tư dự án là Gold Coast Holdings, định hướng phát triển Gold Coast Vũng Tàu trở thành đô thị du lịch quốc tế.

Đặc biệt Đại lộ 68, trục giao thương xuyên tâm dự án Gold Coast Vũng Tàu sẽ nối dài lên với cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu. Dự án giao thông trọng điểm dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM xuống Vũng Tàu chỉ còn 60 phút.

Đại lộ 68 Gold Coast Vũng Tàu

Phối cảnh toàn phân khu Limassol, dự án Gold Coast Vũng Tàu

Đô thị du lịch quốc tế Gold Coast Vũng Tàu còn gần kề sân bay quốc tế Long Thành, dự kiến khai thác giai đoạn 1 từ năm 2026, với công suất 25 triệu lượt khách mỗi năm. Khi sân bay này đi vào hoạt động, dự án có cơ hội đón nhận lượng khách quốc tế, kéo theo nhu cầu đầu tư, đồng thời, thúc đẩy dịch vụ kinh doanh thương mại, khai thác cho thuê.

Gold Coast Vũng Tàu đã được cấp giấy phép xây dựng hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư cũng thúc đẩy việc hoàn thiện khu vực nhà điều hành, các công trình hạ tầng trọng yếu, không gian trải nghiệm (Sales Gallery) cho khách hàng khi đến tham quan. Bên cạnh đó, 10.000 cây cọ và cây chà là đang được nuôi dưỡng, chuẩn bị cho hành trình kiến tạo không gian xanh ở giai đoạn sau.

Nhà phố thương mại Gold Coast Vũng Tàu

Nhà phố thương mại dự án Gold Coast Vũng Tàu

Theo tiến độ triển khai từ phía chủ đầu tư, Gold Coast Vũng Tàu sẽ giới thiệu phân khu đầu tiên mang tên Limassol với tổng diện tích 36,2 ha. Dự án tập trung triển khai 4 trụ cột chính gồm thương mại, tri thức và công nghệ, thể thao và giải trí, Wellness. Sự kiện ra mắt dự án diễn ra vào ngày 18/3 tại TP HCM.

Với vị trí chiến lược, cú hích hạ tầng, chủ đầu tư định hướng Gold Coast Vũng Tàu không chỉ là dự án đô thị du lịch quốc tế mà còn là kênh đầu tư sinh lời bền vững.

Những 'đại lộ' kết nối TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Việc sáp nhập tỉnh thành đang được xem xét, chưa công bố chính thức. Nhưng dù diễn ra theo kịch bản nào thì bài toán kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã được tính tới.

 Mô hình trung tâm phức hợp tại thành phố mới Bình Dương có nhà ga cho tuyến metro kết nối TP.HCM - Bình Dương

Ngày 20-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương về nhiều nội dung. Trong đó có công tác sắp xếp địa giới hành chính, tổ chức bộ máy. Thủ tướng cũng dành nhiều thời gian thị sát các công trình giao thông kết nối trong khu vực. 

Các tuyến cao tốc, metro hay đường sắt, đường thủy vận chuyển hàng hóa kết nối TP.HCM với "vùng sản xuất" Bình Dương, cảng nước sâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang dần hình thành.

TP.HCM và Bình Dương kết nối bằng metro, cao tốc

Theo nhiều chuyên gia, TP.HCM và Bình Dương có vị trí địa lý liền kề, nên có nhiều giao thoa về kinh tế xã hội. Tiêu biểu như khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM rộng hơn 643 ha thì có tới 2/3 diện tích nằm trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 

Các dự án lớn như tuyến xa lộ Hà Nội, bến xe Miền Đông mới vừa nằm trên địa bàn TP.HCM, vừa nằm trên địa bàn của tỉnh Bình Dương.

Rất nhiều dự án kết nối vùng giữa TP.HCM và Bình Dương đã và đang được hình thành. Nếu tính theo "chiều ngang", có dự án vành đai 3 TP.HCM (dự kiến thông tuyến chính vào cuối năm 2025, hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026), vành đai 4 TP.HCM (sẽ được Bình Dương khởi công trong năm nay).

Nếu tính theo "chiều dọc", TP.HCM và Bình Dương đang được kết nối bằng dự án quốc lộ 13 (đoạn qua Bình Dương) đang được mở rộng lên 8 làn xe. Còn đoạn qua TP.HCM sau hàng chục năm "án binh bất động" cũng đang được xem xét mở từ 4-6 làn xe lên 10 làn xe, quy mô hơn 21.700 tỉ đồng), hay đường Mỹ Phước - Tân Vạn. 

Đặc biệt, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đã chính thức được Thủ tướng phát lệnh khởi công từ ngày 1-2-2025. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên kết nối TP.HCM và Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên. 

Tuyến metro kết nối TP.HCM và Bình Dương cũng đang được nghiên cứu xây dựng, UBND tỉnh Bình Dương đã xem xét thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Tuyến metro này sẽ "nối dài" tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM từ bến xe Suối Tiên đến nhà ga S1 tại thành phố mới Bình Dương. 

Tuyến metro TP.HCM - Bình Dương dự kiến có chiều dài hơn 32,4km, tốc độ thiết kế 120km/h, với tổng mức đầu tư khoảng 64.370 tỉ đồng. Dự án được đề xuất khởi công từ năm 2027, đưa vào vận hành từ năm 2031.

Theo chuyên gia, giả sử kịch bản Bình Dương sáp nhập vào TP.HCM xảy ra, ở góc độ các dự án kết nối vùng như metro, cao tốc, mở rộng quốc lộ 13… sẽ có điều kiện kết nối đồng bộ, thúc đẩy nhanh hơn.

Ga metro Bình Dương

Ý tưởng về tuyến đường sắt chuyên vận chuyển container kết nối các khu công nghiệp của Bình Dương và Đông Nam Bộ hướng về cảng biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu 

Cảng biển Vũng Tàu "gần hơn" khu công nghiệp Bình Dương

Nếu như Bình Dương được ví như một trong những "vùng sản xuất" của cả nước với khoảng 30 khu công nghiệp. Dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với hàng ngàn dự án đang hoạt động, Bà Rịa - Vũng Tàu được coi là một trong những cửa ngõ đi quốc tế vì tiếp giáp biển, có cảng Cái Mép - Thị Vải. 

Tuy nhiên, hiện việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu bằng container giữa các khu công nghiệp và cảng hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào đường bộ, chiếm tới 70% tổng lượng hàng hóa. Việc phụ thuộc vào đường bộ đối mặt với nguy cơ kẹt xe, tai nạn giao thông..., giảm sức cạnh tranh đáng kể trên trường quốc tế. Trong khi đó, các kênh vận chuyển khác như đường sắt, đường sông… vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng.

Từ nhiều năm nay, một số nhà đầu tư lớn đã nghiên cứu ý tưởng về một tuyến đường sắt chuyên dùng để vận chuyển container, kết nối các khu công nghiệp của Bình Dương thẳng tới các cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM. Ý tưởng này cũng phù hợp với quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM đã được ban hành. 

Theo đó, tỉnh Bình Dương nghiên cứu để đề xuất thực hiện một số đoạn của các tuyến đường sắt này với tổng chiều dài trên 100km. Ba trung tâm logistics lớn nằm dọc tuyến đường sắt chuyên dùng cũng được Bình Dương quy hoạch, sẽ là đầu mối tiếp nhận và phân phối hàng hóa, nguyên liệu cho các khu công nghiệp lân cận.

Khi đưa vào hoạt động tuyến đường sắt chuyên dùng này, các doanh nghiệp sẽ rất thuận tiện trong việc vận chuyện hàng hóa và giảm áp lực về thời gian giao hàng với đối tác. 

Theo tính toán, để vận chuyển một container từ Bình Dương tới cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu bằng đường bộ hiện nay phải mất ít nhất 8-10 tiếng. Trong khi nếu vận chuyển container bằng đường sắt, với tốc độ thiết kế 120km/h cho tàu chở hàng, có thể chỉ mất 2 tiếng là hàng đã tới cảng.

Bình Dương

Quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương đã được khởi công từ năm 2022 để mở rộng từ 6 làn xe lên 8 làn xe sắp hoàn thành

Việc kết nối hàng hóa, nguyên liệu với các cảng bằng đường sông cũng được tính đến. Tiêu biểu như Bình Dương và TP.HCM có chung sông Sài Gòn chảy qua. Hiện trên phía thượng nguồn Bình Dương đã có các cảng An Sơn (TP Thuận An), quy hoạch cảng An Tây (TP Bến Cát)… Để các tàu vận chuyển container cỡ lớn vào các cảng, cần thiết phải nâng tĩnh không của các cây cầu bắc ngang sông Sài Gòn. 

Vừa qua, hai cây cầu Bình Triệu 1 trên quốc lộ 13 (nâng thêm chiều cao 1,25m) và cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1 (nâng khoảng 1,08m) đã được TP.HCM khởi công. Dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Sau khi hoàn thành, hai cầu này giúp đáp ứng đồng bộ tĩnh không các cầu trên sông Sài Gòn đạt tối thiểu 7m. 

Qua đó sẽ "giải phóng" cho tàu bè từ các cảng trên thượng nguồn sông Sài Gòn của không chỉ TP.HCM mà cả các cảng tại Bình Dương, Tây Ninh để về phía hạ nguồn, qua đó thúc đẩy phát triển cho các khu công nghiệp, đô thị của khu vực.

Việc sát nhập vào Tp HCM giúp cho hạ tầng cũng như bất động sản ở Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều chuyển biến tốt, tiềm năng phát triển nhiều hơn. Và khu đô thị du lịch Gold Coast Vũng Tàu sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc sát nhập đó.

Gold Coast Vũng Tàu

Vị trí đắc địa của khu đô thị du lịch Gold Coast Vũng Tàu

Thị Trường Đất Nền Bà Rịa Vũng Tàu Sôi Nổi Cuối Năm

Thị trường đất nền Bà Rịa Vũng Tàu ghi nhận sự sôi nổi thời điểm cuối năm khi cả nguồn cung mới và giá bán đều có sự tăng trưởng. Mức tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian qua đã khiến thị trường bất động sản nói chung, đất nền nói riêng có sức hút với giới đầu tư địa phương và các tỉnh thành lân cận.

Thị Trường Đất Nền Bà Rịa Vũng Tàu: Giá Bán Và Nguồn Cung Tăng

Dữ liệu thị trường của Bất Động Sản đưa ra những con số đáng chú ý về thị trường đất nền Bà Rịa Vũng Tàu. Theo đó, trong 10 tháng đầu năm 2024, giá đất nền Bà Rịa - Vũng Tàu đã thiết lập mặt bằng giá mới với mức giá trung bình 71 triệu đồng/m2, tương đương mức tăng trung bình là 36%. Đây cũng là phân khúc có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất thị trường.

Nhà đất Bà Rịa Vũng Tàu

Thị trường đất nền Bà Rịa Vũng Tàu ghi nhận sự sôi nổi thời điểm cuối năm khi cả nguồn cung mới và giá bán đều có sự tăng trưởng

Khảo sát cụ thể ghi nhận mức tăng mạnh của đất nền Bà Rịa Vũng Tàu tập trung ở khu vực thành phố. Cụ thể, đất nền đường Nguyễn Thị Minh Khai, tùy từng vị trí, diện tích đang được chào giá 85-105 triệu đồng/m2, trong khi giá rao bán thời điểm cuối năm 2023 chỉ dao động 65-87 triệu đồng/m2. Cùng biên độ thời gian, đất đường 3/2 cũng tăng giá từ 60-70 triệu đồng/m2 lên mức 75-85 triệu đồng/m2. Nhà đất mặt tiền đường Phan Chu Trinh cũng tăng giá từ 95-105 triệu đồng/m2 lên mức 120-130 triệu đồng/m2. Đất mặt tiền đường Trần Phú (thuộc phường 5) cũng tăng giá từ 110-125 triệu đồng/m2 lên 120-140 triệu đồng/m2. Đất mặt tiền đường Nguyễn Hữu Cảnh, cũng tăng giá từ 55-60 triệu đồng/m2 lên 70-80 triệu đồng/m2.

Tại thị xã Phú Mỹ, đất nền Phú Mỹ cũng có mức tăng đáng chú ý so với thời điểm cuối năm ngoái. Cụ thể, đất nền đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao, giá tăng từ 20-22 triệu đồng/m2 lên mức 25-27 triệu đồng/m2. Đất tái định cư phường Phú Mỹ cũng tăng giá từ 18-20 triệu đồng/m2 lên mức 22-25 triệu đồng/m2. Đất đường Hoàng Việt cũng tăng giá từ 17-20 triệu đồng/m2 lên mức 24-27 triệu đồng/m2. Đất ở Hắc Dịch – Tóc Tiên cũng tăng từ 20-23 triệu đồng/m2 lên 25-29 triệu đồng/m2.

Bên cạnh mức giá tăng, thị trường đất nền Bà Rịa Vũng Tàu cũng sẽ đón nguồn cung đất nền mới dồi dào trong thời gian tới. Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, trong năm 2025, tỉnh sẽ tiến hành đấu giá 12 khu đất do Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh quản lý, với tổng diện tích hơn 132 ha. Những khu đất tiêu biểu có thể kể đến là: khu đất 4 ha tại góc đường Thùy Vân-Hoàng Hoa Thám; khu đất 2,76 ha (Cụm 5) tại phường 1; khu đất 0,52 ha tại đường Trần Phú, Phường 5 (thu hồi của Công ty cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu); khu đất Bệnh viện Lê Lợi cũ (thành phố Vũng Tàu); khu đất 2,25 ha thương mại dịch vụ tại phường Phước Hòa (thị xã Phú Mỹ)…

Vì Sao Đất Nền Bà Rịa Vũng Tàu Tăng Trưởng?

Nhận định về sự tăng trưởng của thị trường đất nền Bà Rịa Vũng Tàu, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam của Cty Bất Động Sản cho biết, đà tăng trưởng của đất nền Vũng Tàu trước hết đến từ sự phục hồi nhu cầu mua. Sự phục hồi của nhu cầu mua đến từ những thay đổi của các bộ Luật liên quan đến bất động sản: Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023. Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng đã ban hành Bảng giá đất mới tăng 20-30% so với giá cũ.

Nhà đất Bà Rịa Vũng Tàu

Đà tăng trưởng của đất nền Vũng Tàu trước hết đến từ sự phục hồi nhu cầu mua

Bên cạnh đó, nhữn tăng trưởng tích cực từ du lịch, nghỉ dưỡng và nền kinh tế cũng đã mang lại những chuyển biến tích cực về tâm lý cho thị trường đất nền Vũng Tàu. Theo số liệu của UBND tỉnh, năm 2024, kinh tế Vũng Tàu tăng 11,72 %. Đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 108,54% so với dự toán, tăng gần 8% so với cùng kỳ. Các chỉ số sản xuất công nghiệp (trừ dầu khí) tăng 12,91%; thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng gấp hai lần so với năm ngoái. Du lịch cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đón hơn 16,1 triệu lượt, tăng 13,11%; trong đó khách lưu trú hơn 4,9 triệu lượt, doanh thu từ dịch vụ lưu trú tăng 13,12%.

Giám đốc khu vực miền Nam của Cty Bất Động Sản cũng cho biết, một khảo sát nhanh với hơn 200 người ghi nhận những thông tin đáng chú ý. Theo đó, 64% người được khảo sát cho biết giá nhà đất Bà Rịa- Vũng Tàu khá hợp lý và có nhiều tiềm năng để tăng trưởng (nhất là sau khi áp dụng bảng giá đất điều chỉnh); 24% đánh giá cao quy hoạch hạ tầng, cảng biển, du lịch, lân cận TP HCM và sân bay Long Thành sẽ giúp tỉnh này tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới…

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

khu vực đặc biệt của Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ lên thành phố trong năm 2025

Thị xã Phú Mỹ đã đạt toàn bộ tiêu chí để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm 2025. Đây là khu vực có vị trí đắc địa, sở hữu nhiều lợi thế về mạng lưới hạ tầng giao thông, cảng biển và có thị trường bất động sản giàu tiềm năng.

Thị xã Phú Mỹ

Ngày 9/12, Đoàn công tác liên ngành Trung ương do ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ làm trưởng đoàn đã khảo sát hiện trạng các đơn vị hành chính đề nghị thành lập phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, theo báo Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sau buổi khảo sát, đoàn công tác đã kết luận thị xã Phú Mỹ hoàn thành đầu đủ các tiêu chí để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

Cụ thể, Thị xã Phú Mỹ đã đạt đủ 11/11 tiêu chuẩn để nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh. Đồng thời, ba xã Tân Hải, Tân Hòa và Tóc Tiên cũng đáp ứng 17/17 tiêu chuẩn để chuyển đổi thành phường

Với diện tích tự nhiên 333,84 km² và dân số khoảng 195.591 người, Phú Mỹ hiện có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường và 5 xã. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 86,09%, phù hợp với các tiêu chí của đô thị loại II

Phú Mỹ được định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp, cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng, đóng vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụm cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép tại đây nằm trong top 19 cảng biển lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng nhanh

Việc nâng cấp Phú Mỹ lên thành phố dự kiến hoàn thành vào năm 2025, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và tăng cường an ninh, quốc phòng trong khu vực

Theo quy hoạch đến năm 2025, thị xã Phú Mỹ sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phú Mỹ sẽ trở thành đô thị cảng biển, là trung tâm công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp cảng biển, thương mại, dịch vụ logistics và đầu mối giao thông cảng quan trọng.

Phú Mỹ nằm ở phía tây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có diện tích khảng 334ha. Thị xã nằm dọc theo quốc lộ 51, cách TP.HCM khoảng 60km, cách TP Vũng Tàu khoảng 40km và cách TP Bà Rịa khoảng 20km.

Không chỉ thừa hưởng vị trí liền kề với nhiều đô thị lớn, Phú Mỹ cũng hưởng lợi nhờ gắn liền với mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối rất đa dạng đã và đang được đầu tư.

Trong đó có nhiều tuyến giao thông liên vùng như quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường 911B, cầu Phước An nối với Nhơn Trạch (Đồng Nai), đường Vành đai 4, hệ thống đường sông….

Dù không gắn trực tiếp song Phú Mỹ cũng có vị trí liền kề với nhiều hạ tầng giao thông quan trọng khác như Đường Vành đai 3 TPHCM, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Cao tốc TP.HCM - Dầu Giây - Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành....

Nhờ mạng lưới hạ tầng phát triển, lợi thế cảng biển nước sâu nên Phú Mỹ có bề dày lịch sử trong phát triển công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến nay, địa phương này đã là “thủ phủ” công nghiệp của toàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến nay Phú Mỹ tập trung nhiều khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn nhất ở địa phương, với 12 cụm - khu công nghiệp đang hoạt động có quy mô lên đến 5.000ha, chiếm tới gần 59% diện tích khu công nghiệp toàn tỉnh.

Những khu công nghiệp nổi bật ở Phú Mỹ gồm Phú Mỹ 1 (945,13 ha), Phú Mỹ 2 (620,6 ha), khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 (1.050,81 ha), Cái Mép (670 ha), Mỹ Xuân A (302,4 ha)…

Các dự án FDI đổ vào các khu công nghiệp ở Phú Mỹ thường có số vốn đầu tư rất lớn hàng trăm triệu USD cho đến hàng tỉ USD. Chẳng hạn, Tập đoàn Hyosung Việt Nam có dự án Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa khí hóa lỏng LPG Hyosung đã đi vào hoạt động tại KCN Cái Mép với tổng số gần 1,4 tỉ USD.

Trong năm 2023, Tập đoàn đến từ Hàn Quốc này tiếp tục bày tỏ mong muốn rót thêm gần 1 tỉ USD để đầu tư dự án nhà máy sản xuất sợi và vật liệu carbon tại khu công nghiệp Phú Mỹ 2.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Bất động sản đã lựa chọn Phú Mỹ để phát triển các dự án đồng thời thâu tóm quỹ đất cho những năm tới với rất nhiều hứa hẹn khi đô thị này chính thức trở thành thành phố cảng biển, công nghiệp đầu tiên của khu vực phía Nam.

Tham quan nhà phố Đông Tăng Long

Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng thương hiệu du lịch đẳng cấp

Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch là xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu mang đẳng cấp quốc gia, quốc tế.

TP Vũng Tàu thường đông khách du lịch trong những kỳ nghỉ lễ

Ngày 25.11, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong thời gian qua, ngành du lịch địa phương đã có tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của tỉnh.

Trong năm 2023, toàn tỉnh đón hơn 14 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 14.994 tỉ đồng. Còn trong năm 2024, ước tính hết tháng 10, toàn tỉnh đón hơn 14,4 triệu lượt khách, đạt 92,76% kế hoạch năm, tăng 20% so với cùng kỳ. Doanh thu ước đạt 15.397 tỉ đồng, đạt 93,37% kế hoạch năm, tăng 21% so với cùng kỳ...

Dù có sự tăng trưởng tốt, nhưng du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn cò nhiều hạn chế như: còn mang tính thời vụ; sản phẩm dịch vụ chưa phong phú; xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế; kết nối tour, tuyến du lịch chưa đồng bộ... Do đó chưa phát huy được thế mạnh của địa phương, thiếu sức cạnh tranh.

Theo ông Lê Ngọc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để tạo bước đột phá, thực chất trong phát triển, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung triển khai 4 nội dung trọng tâm trong thời gian tới.

Trong đó, một nội dung rất quan trọng là xây dựng thương hiệu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu mang đẳng cấp quốc gia, quốc tế. Thương hiệu sẽ được hình thành và phát triển gắn với 8 loại hình du lịch, dịch vụ tại địa phương gồm: du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch hội thảo (MICE), du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch cộng đồng.

Đồng thời, công tác tổ chức các lễ hội, sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế sẽ được chú trọng đổi mới, đa dạng hình thức. Chẳng hạn tổ chức các sự kiện đẳng cấp với thời gian dài hơn (3-7 ngày); tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch; xây dựng các kênh fanpage để truyền thông quảng bá sự kiện, lễ hội được tổ chức tại địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng sẽ tăng cường hơn trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tàu biển; đẩy mạnh công tác đón khách du lịch quốc tế tàu biển; giới thiệu sản phẩm du lịch trên địa bàn; tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển du lịch. Trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu đầu tư dự án cảng khách quốc tế Vũng Tàu...

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trên nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng lượng khách du lịch 16-18%/năm; doanh thu tăng từ 28-20%/năm trong thời gian tới. Tỉnh cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, thời gian lưu trú của khách du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ bình quân 1,8 ngày sẽ tăng lên 2,4 ngày; mức chi tiêu tăng lên khoảng 4,3 triệu đồng/người; và hình thành được thương hiệu du lịch của địa phương với hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chất lượng cao phục vụ khách du lịch.

Tham quan nhà phố Đông Tăng Long

Năm 2030 Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có bao nhiêu đô thị, phân bố ở đâu?

Theo đồ án Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được duyệt, hệ thống đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 10 đô thị.

Quy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu

Phấn đấu đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, đóng vai trò là một cực phát triển quan trọng trong hệ thống đô thị của Vùng Đông Nam Bộ; khu vực dự kiến thành lập thành phố đạt tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Trung ương được xác lập trên cơ sở các khu vực phát triển đô thị: Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ, Long Điền, Long Hải.

Phát triển và hiện đại hóa các đô thị vệ tinh, đóng vai trò hạt nhân phát triển, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển các vùng ngoại thành, vùng ven biển và khu vực nông thôn với 08 đô thị loại V là: Ngãi Giao, Kim Long, Hòa Bình, Phước Bửu, Bình Châu, Hồ Tràm, Đất Đỏ, Phước Hải và 1 đô thị sinh thái biển đảo (Côn Đảo).

Sau năm 2030, nâng cấp 02 đô thị Ngãi Giao và Phước Bửu từ loại V lên loại IV; phát triển 02 đô thị mới loại V là Cù Bị và Suối Nghệ (tại huyện Châu Đức).

Đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế biển quốc gia, cửa ngõ ra biển chủ yếu của Vùng Đông Nam Bộ, cơ cấu đô thị đa trung tâm, với các trung tâm đô thị: Vũng Tàu - Phú Mỹ - Bà Rịa - Long Điền - Long Hải, được kết nối bằng hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, hiện đại (hệ thống đường đô thị và các tuyến Metro, MonoRail); hệ thống các đô thị vệ tinh quy mô phù hợp, chất lượng môi trường sống theo tiêu chuẩn đô thị xanh.

Thành phố Bà Rịa là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong giai đoạn 2026-2030, thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính sẽ mở rộng thành phố trên cơ sở tiếp nhận một phần diện tích và dân số của thị xã Phú Mỹ để bảo đảm đủ tiêu chuẩn cả về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc tỉnh.

Xây dựng phát triển thành phố đạt đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại II theo quy định về phân loại đô thị.

Sau năm 2030, Bà Rịa nằm ở vị trí trung tâm của khu vực dự kiến thành lập thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu trực thuộc Trung ương.

Quy hoạch Bà Rịa Vũng TàuQuy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu lên kế hoạch kích cầu, phát triển du lịch cuối năm

Vào mùa thấp điểm cuối năm, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng những giải pháp, kế hoạch nhằm thúc đẩy, thu hút du khách đến địa phương như: tổ chức tuần lễ du lịch, tăng cường quảng bá, đẩy mạnh kích cầu…

Bà Rịa Vũng Tàu

Bản đồ du lịch 3D, giới thiệu hình ảnh 360 độ về du lịch Côn Đảo tại trang web condao.com.vn

Du lịch tăng trưởng nhưng còn nhiều hạn chế

Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong 9 tháng đầu năm 2023, ngành du lịch địa phương vẫn tăng trưởng tốt với thương hiệu du lịch biển trong vùng Đông Nam Bộ, đạt nhiều kết quả khả quan.

Với khoảng cách gần so với các tỉnh bạn, giao thông khá thuận tiện... là những điểm mạnh cho Bà Rịa - Vũng Tàu có lượng khách tốt trong những ngày cuối tuần. Đồng thời, nhiều dự án mới đưa vào hoạt động đã cung cấp thêm những sản phẩm cao cấp, thu hút khách chi tiêu cao, khách quốc tế đến khám phá, tận hưởng.

Cùng với đó, hàng loạt các sự kiện văn hóa, thể thao được tổ chức từ cấp quốc gia, cấp tỉnh đến địa phương; các chương trình hoạt động của riêng các cơ sở lưu trú trong các kì nghỉ, ngày lễ góp phần tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến vui chơi, trải nghiệm kết hợp cùng nghỉ dưỡng. Công tác vệ sinh môi trường bãi tắm, giá cả dịch vụ, an toàn... được kiểm soát chặt, tạo sự an tâm cho khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

Qua đó, ngành du lịch đã đạt được những kết quả khả quan, khá ấn tượng như: đón hơn 11 triệu lượt du khách trong 9 tháng; doanh thu từ khách du lịch đạt 11.857 tỉ đồng, tăng 31,8 % so với cùng kì. Trong đó, doanh thu từ các cơ sở lưu trú du lịch đạt 4.073 tỉ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, ngành du lịch đánh giá vẫn còn nhiều nguyên nhân hạn chế sự tăng trưởng của du lịch địa phương như: người dân hạn chế du lịch do kinh tế khó khăn; công tác phát triển du lịch còn chậm; sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách còn thiếu...

Điều này thể hiện ở lượng khách đến rất đông hơn 11 triệu lượt, nhưng lượng khách ở lại chỉ gần 3,5 triệu lượt. Doanh thu du lịch địa phương vẫn đang dựa trên việc khai thác lợi thế biển, với các hoạt động chính là tắm biển, ăn uống và lưu trú.

Triển khai nhiều giải pháp để kích cầu, phát triển du lịch

Vào mùa thấp điểm của ngành du lịch với lượng khách giảm sâu, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tìm các giải pháp, xây dựng và triển khai những kế hoạch hành động nhằm thu hút du khách dịp cuối năm, tạo tiền đề cho du lịch năm 2024.

Bà Trần Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, đơn vị đã trình và được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức tuần lễ du lịch, dự kiến diễn ra từ trung tuần tháng 11 tại 2 địa phương trọng điểm du lịch trên địa bàn là TP Vũng Tàu và huyện Xuyên Mộc.

Với chuỗi hoạt động ẩm thực, hội chợ OCOP, giải golf giao hữu, giải chạy Vung Tau Discovery Night Run 2023, trải nghiệm dù lượn..., cùng những hội nghị xúc tiến du lịch vùng Đông Nam Bộ. Sự kiện dự kiến sẽ thu hút lượng khách lớn đến với Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng như tiếp thu các ý kiến để phát triển, tăng trưởng ngành du lịch trong thời gian tới.

Bên cạnh những hoạt động trong kế hoạch xúc tiến du lịch năm 2023, Sở Du lịch cũng lên kế hoạch tổ chức Lễ hội Drone show quốc tế, dự kiến diễn ra vào 2 ngày 30 và 31.12 kết nối với các hoạt động countdown chào mừng năm mới 2024.

Du lich Bà Rịa - Vũng Tàu

Chung tay cùng địa phương, doanh nghiệp cũng tham gia tổ chức các hoạt động thu hút du khách đến với Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngoài việc tổ chức sự kiện, ngành du lịch tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá hình ảnh nhằm thu hút khách quốc tế, khách trú đông, khách tàu biển mùa cuối năm bằng những kế hoạch cụ thể. Chẳng hạn quảng bá du lịch, văn hóa trên các kênh thông tin của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; làm và phát hành phim quảng bá hình ảnh cho khách du lịch tàu biển; thông tin giới thiệu tour tuyến, điểm tham quan, di tích, làng nghề tại cụm cảng Tân Cảng - Cái Mép.

Các địa phương cũng triển khai nhiều giải pháp tiếp thị điểm đến, bổ sung làm mới sản phẩm, phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành để có chiến lược dịch vụ cùng giá hợp lý nhằm kích cầu, thu hút khách bù cho khoảng trống mùa thấp điểm.

Theo bà Võ Thị Vân - Giám đốc Ban quản lý Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo, địa phương đang tổ chức thí điểm quản lí bãi Đầm Trầu, phối hợp cùng doanh nghiệp trên địa bàn bổ sung thêm một số điểm check in; mở Nghĩa trang Hàng Dương cho khách viếng đến 24 giờ; liên kết cùng các hãng hàng không bán vé giá tốt thu hút khách đến Côn Đảo. Đơn vị cũng tham mưu UBND huyện đầu tư tuyến đi bộ leo núi Lò Vôi; xây dựng và phát triển thêm các sản phẩm phục vụ du khách về ban đêm, cũng như tiếp tục phát triển bản đồ du lịch 360 độ giới thiệu về điểm đến tại Côn Đảo…

Còn huyện Long Điền đang tiến hành chỉnh trang khu vực bãi giữ xe Dinh Cô ngăn nắp sạch đẹp hơn, tiến tới biến nơi đây thành công viên biển. Địa phương này cũng lên kế hoạch trồng cây, tô đẹp tuyến đường ven biển; xây dựng đề án hình thành tuyến phố đi bộ và ẩm thực để phục vụ nhu cầu ăn uống giải trí ban đêm của du khách khi đến Long Hải…

Tận dụng mùa thấp điểm, các doanh nghiệp cũng có nhiều hoạt động để sẵn sàng phục vụ khách tốt hơn trong thời gian tới như: tái đầu tư cơ sở vật chất; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên; xây dựng những giải pháp phát triển kinh doanh phù hợp.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bàn giao gần 96% mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bàn giao 96% mặt bằng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, nhà thầu đã huy động thiết bị để thi công.

Ngày 23/10, Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải cho biết, đến nay đối với dự án thành phần 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, các nhà thầu đã triển khai thi công nhiều hạng mục trên toàn tuyến.

Mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Máy móc nhân lực thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại khu vực xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thời gian qua, Ban đã hoàn thiện các thủ tục gồm: Phê duyệt thiết kế, lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng với liên danh các nhà thầu để thi công gói thầu số 11 - xây lắp và thiết bị.

Đây là gói thầu có giá trị lớn, lên đến 1.800 tỷ đồng. Toàn bộ dự án thành phần 3 có một gói thầu xây lắp duy nhất.

Đến nay, sau bốn tháng khởi động, trên toàn tuyến, nhà thầu đồng loạt cho thi công các hạng mục đường, cầu trên tuyến, cầu vượt ngang, cống kỹ thuật.

Theo Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, nhu cầu vốn của dự án thành phần 3 trong năm 2023 là khoảng trên 3.100 tỷ đồng. Vì vậy, dự án cần bố trí bổ sung vốn là 994 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 500 tỷ đồng và ngân sách tỉnh 494 tỷ đồng).

Thực tế hiện nay ngân sách Trung ương còn thiếu số vốn 500 tỷ đồng nên Ban đã kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc với Bộ Kế hoạch - Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ vốn 500 tỷ đồng cho dự án.

Mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Mặt bằng triển khai cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã được bàn giao khoảng 96% nên nhà thầu đã tập trung máy móc, nhân lực, nguyên vật liệu phục vụ thi công dự án

Nguồn vốn này để thanh toán chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn, tạm ứng hợp đồng xây lắp để dự án được triển khai theo đúng tiến độ được duyệt...

Được biết, đối với dự án này hiện các hộ dân tại thành phố Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ đã ký biên bản bàn giao mặt bằng lên đến gần 96%. Đến nay, còn một số hộ chưa ký biên bản bàn giao nên lãnh đạo các địa phương và đơn vị chuyên môn tiếp tục vận động, tuyên truyền để sớm bàn giao hết toàn bộ mặt bằng triển khai dự án.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài khoảng 53,7km đi qua địa bàn hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điểm đầu nối với tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai) vị trí cách ngã ba Vũng Tàu 6,5km; Điểm cuối tại nút giao với QL56 thuộc thành phố Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trong đó, dự án thành phần 3 đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu) giai đoạn 1 có chiều dài 19,5km đã được khởi công vào ngày 18/6 và đang thi công.

Kêu gọi đầu tư khu đô thị hơn 37ha tại trung tâm TP. Vũng Tàu

Thông tin này được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất trong báo cáo về phương thức đầu tư các công trình trong Khu công viên văn hóa – đô thị mới Bàu Trũng, TP. Vũng Tàu.

Cụ thể, để thúc đẩy việc đầu tư hình thành Khu công viên văn hóa – đô thị mới Bàu Trũng theo quy hoạch được duyệt vào năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình như:

quy hoạch phân khu Vũng Tàu

Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Bàu Trũng bằng nguồn vốn ngân sách và thực hiện kêu gọi đầu tư xây dựng Chung cư nhà ở xã hội thuộc Khu tái định cư Bàu Trũng trong Tiểu khu 2 để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của toàn Khu công viên văn hóa – đô thị mới Bàu Trũng;

Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình như: Khu đô thị mới (tổng diện tích khoảng 37,49ha); Trường THPT trong Tiểu khu 2; Trung tâm văn hóa – tổ chức sự kiện tại Tiểu khu 1…

Trước đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Thông đề nghị Sở này tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, hoàn chỉnh Báo cáo nêu trên để báo cáo xin ý kiến Tập thể UBND tỉnh.

Song song đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị UBND thành phố Vũng Tàu khẩn trương triển khai việc lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Bàu Trũng theo quy định.

Quy hoạch 3 tiểu khu

Khu Công viên văn hóa – đô thị mới Bàu Trũng đã được UBND tỉnh phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 3833/QĐ-UBND ngày 16/12/2022; Theo quy hoạch phân khu được phê duyệt thì Khu công viên văn hóa – đô thị mới Bàu Trũng được phân thành 3 tiểu khu, gồm:

Quy hoạch phan khu Bầu Trủng

Tiểu khu 1: Khu đô thị cải tạo, chỉnh trang (cải tạo đô thị): Phạm vi ranh giới có phía Bắc giáp đường Bình Giã và hẻm 442; phía Đông và Đông Nam giáp đường 3/2; phía Tây và phía Nam giáp đường Nguyễn An Ninh. Diện tích khoảng 23,0ha. Dân số khoảng 2.750 người. Chức năng chính: Các cơ quan hành chính, công cộng hiện hữu, công cộng đơn vị ở mới, công trình công cộng đô thị, trường học, các khu ở hiện hữu cải tạo, chỉnh trang xen kẽ các khu ở mới, ở tái định cư các khu công viên cây xanh khu ở...

Hạng mục phân khu Bàu Trủng

Tiểu khu 2: Khu Công viên văn hóa - đô thị mới Bàu Trũng (tái thiết đô thị): Phạm vi ranh giới có phía Bắc và Tây Bắc giáp đường Bình Giã (2/9); phía Đông Bắc giáp Khu Trung tâm Chí Linh; phía Đông và Đông Nam giáp đường 3/2; phía Tây Nam giáp hẻm 442 Bình Giã và Tiểu khu 1. Diện tích khoảng 110,27ha. Dân số khoảng 26.050 người. Chức năng chính: Hình thành các đơn vị ở mới với công trình công cộng đơn vị ở, các khu hôn hợp thương mại dịch vụ, giáo dục và đào tạo, y tế, các khu ở mới cao tầng và thấp tầng bao gồm cả khu vực tái định cư (kê cả nhà ở xã hội trong khu tái định cư), khu công viên cây xanh đô thị, hồ điều hòa, công viên các khu ở, khu vui chơi giải trí gắn với công viên... phục vụ đầy đủ tiện ích hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ các đơn vị ở.

Phối cảnh Phân khu Bầu Trủng Vũng Tàu

Tiểu khu 3: Khu Trung tâm Chí Linh hiện hữu (thực hiện theo dự án riêng). Phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp đường Bình Giã; phía Đông giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh; phía Nam giáp đường 3/2; phía Tây giáp Tiêu khu 2 và hô Bàu Trũng. Diện tích khoảng 39,72ha. Dân số khoảng 11.200 người. Chức năng chính: Các khu ở cao tầng và thấp tầng, các khu thương mại dịch vụ, giáo dục và đào tạo, các khu công viên cây xanh đơn vị ở và đô thị, hồ điều hòa...

Bà rịa vũng tàu