Hiển thị các bài đăng có nhãn đất nền đồng nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đất nền đồng nai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thống nhất quy mô đường vành đai 4 - TP.HCM

Đồng Nai đã có văn bản thống nhất với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về quy mô, tiến độ thực hiện dự án Đường vành đai 4 - TP.HCM giai đoạn 1.

Điểm cuối Vành Đai 4

Đường vành đai 4 - TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh có điểm cuối tuyến là vị trí trước mố cầu Thủ Biên, xã Tân An, H.Vĩnh Cửu

Đường vành đai 4 - TP.HCM là dự án trọng điểm quốc gia, đóng vai trò quan trọng đột phá hạ tầng liên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đường cao tốc 4 làn xe

Đường vành đai 4 - TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2011. Tuyến đường sẽ đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố bao gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An. Để triển khai thực hiện dự án, tháng 9-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có văn bản giao các địa phương liên quan làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án thành phần của đường vành đai 4 - TP.HCM.

Đường vành đai 4 - TP.HCM đoạn qua địa bàn Đồng Nai có chiều dài khoảng 45km với điểm đầu tuyến nằm trên địa bàn H.Cẩm Mỹ và điểm cuối tuyến thuộc địa phận H.Vĩnh Cửu.

Theo phương án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - TP.HCM, UBND tỉnh sẽ triển khai đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên (không bao gồm cầu Thủ Biên) có chiều dài khoảng 45km.

Theo UBND tỉnh, đối với dự án Đường vành đai 4 - TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh, hiện UBND tỉnh đã giao Công ty CP Đầu tư Mikgroup triển khai lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi triển khai thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Trước đó, vào ngày 5-6-2023, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc thống nhất quy mô, tiến độ thực hiện dự án Đường vành đai 4 - TP.HCM. Ngày 24-7-2023, UBND tỉnh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất quy mô, tiến độ thực hiện dự án Đường vành đai 4 - TP.HCM.

Theo văn bản do Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng ký, sau khi đánh giá tính khả thi, UBND tỉnh thống nhất phương án mặt cắt ngang dự án Đường vành đai 4 - TP.HCM đoạn qua Đồng Nai giai đoạn 1 là 22m. Đường có 4 làn xe cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp liên tục, dải phân cách giữa (trùng tim tuyến đường giai đoạn hoàn thiện), có bố trí đường gom tại các khu vực có dân cư.

Hiện nay, đối với dự án này, Đồng Nai đã đầu tư xây dựng đoạn tuyến dài khoảng 6km (hương lộ 10).

Theo Giám đốc Sở GT-VT Lê Quang Bình, trước đây, khi đầu tư hương lộ 10, địa phương đã xác định trùng hướng với đường vành đai 4 - TP.HCM. Do đó, với đoạn tuyến dài khoảng 6km đi trùng, phương án hướng tuyến sẽ lấy “tim” hương lộ 10 cho đường vành đai 4 - TP.HCM và không dịch tuyến để hương lộ 10 trở thành đường song hành.

Hoàn thành dự án trong năm 2027

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất quy mô, tiến độ thực hiện dự án Đường vành đai 4 - TP.HCM, UBND tỉnh thống nhất các mốc tiến độ thực hiện dự án.

Quy hoạch Vành Đai 4 TPHCM

Sơ đồ hướng tuyến dự án Đường vành đai 4 - TP.HCM

Cụ thể, về tiến độ thực hiện dự án, UBND tỉnh thống nhất công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự kiến hoàn thành vào quý IV-2023. Công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự kiến hoàn thành vào quý III-2024.

Ngoài ra, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và xây dựng một số hạng mục phụ trợ dự kiến hoàn thành vào quý II-2025. Lựa chọn nhà đầu tư, triển khai thực hiện dự án dự kiến hoàn thành vào quý IV-2027 và đưa vào vận hành khai thác dự kiến vào quý I-2028. Tổng mức đầu tư dự án gần 17 ngàn tỷ đồng, trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 7,8 ngàn tỷ đồng và chi phí xây dựng hơn 9,1 ngàn tỷ đồng.

Cũng theo UBND tỉnh, hiện đoạn đường vành đai 4 - TP.HCM trên địa bàn tỉnh Bình Dương (đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn giai đoạn 1) đã được thông qua chủ trương đầu tư theo hình thức PPP. Tuy nhiên, phạm vi dự án không bao gồm hạng mục cầu Thủ Biên. Trong khi tại văn bản số 1263/TTg-CN ngày 29-9-2019 của Thủ tướng Chính phủ, hạng mục cầu Thủ Biên được giao UBND tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện. Do đó, UBND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương bổ sung hạng mục cầu Thủ Biên để đảm bảo kết nối cho toàn dự án.

Đồng Nai khởi công tuyến đường 1.500 tỷ đồng

Tuyến đường dài 5,4 km, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng kết nối trung tâm TP Biên Hòa đến Ngã tư Vũng Tàu sẽ giúp giảm ùn tắc cửa ngõ vào trung tâm Đồng Nai.

Dự án trục đường trung tâm TP Biên Hòa được UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức khởi công sáng 31/1, sau nhiều lần trì hoãn do vướng mắc thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng.

Cầu Thống Nhất - Đồng Nai

Phối cảnh cầu Thống Nhất bắc qua sông Cái

Công trình dài hơn 5,4 km, được chia làm 2 nhánh. Trong đó, nhánh một có điểm đầu giao đường Võ Thị Sáu, điểm cuối giao đường Đặng Văn Trơn tại nút giao cầu An Hảo, kết nối quốc lộ 1 và quốc lộ 51 với kinh phí hơn 1.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025.

Trong giai đoạn một, dự án sẽ xây cầu Thống Nhất bắc qua sông Cái dài 560 m, rộng 31 m nối hai phường Thống Nhất và Hiệp Hòa với tổng kinh phí gần 500 tỷ đồng.

Nhánh hai dài gần 1,8 km, điểm đầu giao nhánh một ở phường Hiệp Hòa, điểm cuối giao đường đầu cầu Bửu Hòa, kết nối quốc lộ 1K. Nhánh này có mặt đường rộng 47 m sẽ được khởi công ở giai đoạn hai.

Định tuyến cầu Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

Hướng tuyến trục đường trung tâm TP Biên Hòa

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết đây là dự án trọng điểm của tỉnh nhằm kết nối giao thông cửa ngõ đi vào TP Biên Hòa. Công trình khi hoàn thành sẽ mở không gian phát triển đô thị mới, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khu vực, góp phần hoàn thiện không gian đô thị TP Biên Hòa.

Ngoài dự án trục đường trung tâm, Đồng Nai đang xây dựng hai tuyến đường ven sông và công trình cải tạo cảnh quan phường Quyết Thắng với tổng kinh phí hơn 10.000 tỷ đồng để chỉnh trang đô thị ven sông.

Tham khảo thêm: Đất nền Đồng Nai

Cao Tốc Dầu Giây - Phan Thiết Mới Nhất - Những Dự Án Nào Hưởng Lợi?

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết mới nhất dự kiến sẽ thông xe và đưa vào khai thác trước 30/4/2023, giúp rút ngắn quãng đường từ TP.HCM đến Phan Thiết xuống còn chỉ hơn 2 tiếng. Vậy những dự án bất động sản nào sẽ hưởng lợi trực tiếp từ dự án hạ tầng quan trọng này?

Tiến Độ Cao Tốc Dầu Giây – Phan Thiết Mới Nhất

Thông tin cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết mới nhất là một trong những chủ đề “nóng” được nhiều người quan tâm thời gian gần đây, khi công trình hạ tầng quan trọng này đang bước vào giai đoạn nước rút, chuẩn bị hoàn thành.

Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được khởi công từ tháng 9/2020, theo kế hoạch ban đầu phải hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, trong hơn 2 năm thi công, dự án gặp nhiều khó khăn nên không hoàn thành tiến độ như kế hoạch. Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã thông xe kỹ thuật toàn tuyến vào ngày 31/12/2022, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều hạng mục chưa hoàn thành, đang tiếp tục triển khai.

Cao tốc Long Thành – Dầu Giây đoạn qua tỉnh Đồng Nai

Ngày 21/2/2023, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Bản Quản lý dự án cùng các nhà thầu tổ chức thi công hoàn thành công tác thảm bê tông nhựa mặt đường trước ngày 31/3/2023 và hoàn thiện các hạng mục còn lại, bao gồm nút giao, cầu vượt ngang, hệ thống an toàn giao thông,… để đưa công trình vào khai thác sử dụng trước ngày 30/4/2023.

Theo thông tin cập nhật tiến độ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết mới nhất, tại thời điểm này, ô tô đã có thể chạy liền mạch xuyên suốt toàn tuyến. Tuy vậy, nhiều đoạn đường vẫn còn ngổn ngang, đang tiếp tục thi công. Các nhà thầu đang gặp khó khăn vì thiếu vật liệu san lấp. Cụ thể, dự án còn thiếu khoảng 620.000m3 đất để làm san nền, làm đường đầu cầu vượt ngang và hệ thống đường gom trên tuyến. Tuy nhiên, hiện chưa thể khai thác nguồn đất này do Thanh tra Chính phủ đang thực hiện thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho dự án giao thông quan trọng quốc gia, trong đó có dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.

Để đảm bảo tiến độ, Thanh tra Chính phủ vừa đề xuất cho phép tỉnh Đồng Nai gia hạn khai thác đất làm cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, tạo điều kiện cho dự án thi công, hoàn thành trước ngày 30/4/2023 tới.

Quy Hoạch Đường Cao Tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là một phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 — 2020. Toàn tuyến có tổng chiều dài 99 km, trong đó đoạn qua Bình Thuận dài 47,67 km, đoạn qua Đồng Nai dài 51,33 km.

Cụ thể, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đi qua địa phận các huyện Hàm thuận Nam, Hàm Tân của tỉnh Bình Thuận và các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Cao tốc này có điểm đầu nằm trên đoạn tuyến nối từ Quốc lộ 1A đi Mỹ Thạnh, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận (cách Quốc lộ 1A 2,6 km) và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây tại Km43+125 thuộc địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài gần 100km, kết nối Đồng Nai với Bình Thuận

Theo thiết kế, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng cộng 6 nút giao và 65 cầu, gồm 18 cầu trên cao tốc và 47 cầu vượt. Tuyến cao tốc này có vận tốc thiết kế 120 km/h, với 4 làn xe. Tổng kinh phí đầu tư dự án là 12.577 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây dựng và giải phóng mặt bằng.

Dự Án Nào Hưởng Lợi Từ Cao Tốc Dầu Giây – Phan Thiết?

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là công trình hạ tầng quan trọng, kết nối TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ. Với cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, thời gian đi từ TP.HCM về Mũi Né sẽ chỉ còn khoảng 2-2,5 giờ, rút ngắn một nửa so với đi đường Quốc lộ 1A trước đây. Ngoài ra, tuyến cao tốc này cũng kết nối với sân bay Long Thành, hình thành một trục giao thông liền mạch giữa TP.HCM – Long Thành – Phan Thiết nên việc di chuyển từ các tỉnh phía Bắc tới Bình Thuận cũng trở nên dễ dàng hơn.

Cùng với lợi thế hạ tầng, Bình Thuận còn đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia 2023 với chủ đề "Bình Thuận – Hội tụ xanh", với 208 sự kiện và hoạt động diễn ra trong suốt năm, dự kiến sẽ thu hút khách du lịch đến với tỉnh. Tỉnh đang tập trung phát triển thị trường du lịch nội địa và tăng cường hợp tác liên kết vùng như tứ giác du lịch TP.HCM – Nha Trang – Bình Thuận – Lâm Đồng, vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ, đồng thời phát triển thị trường du lịch quốc tế.

Thông tin dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sắp “về đích” cũng hâm nóng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tỉnh Bình Thuận. Công trình hạ tầng quan trọng này được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng tăng trưởng cho bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Bình Thuận. Đón đầu xu hướng này, tại Bình Thuận đã và đang phát triển nhiều dự án nghỉ dưỡng với quy mô lớn, sản phẩm đa dạng, tiện ích hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư và du khách.

Cùng Nhà Thủ Đức “điểm danh” một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng đáng chú ý tại Bình Thuận hiện nay nhé!

NovaWorld Phan Thiết

Dự án NovaWorld Phan Thiết là quần thể đô thị du lịch nghỉ dưỡng biển nằm trên đường Lạc Long Quân, phường Tiến Thành, TP. Phan Thiết. Đây là một trong những dự án nghỉ dưỡng nổi bật nhất Phan Thiết hiện tại, với quy mô lên đến 1000ha, trải dài 7km dọc theo đường bờ biển. Sản phẩm của dự án gồm các loại hình nhà phố, shophouse, biệt thự, cụm khách sạn 5 sao cùng hơn 200 tiện ích đẳng cấp quốc tế.

Một góc dự án NovaWorld Phan Thiết

Sau hơn ba năm triển khai, NovaWorld Phan Thiết đã đón hàng trăm nghìn lượt khách du lịch, hàng chục nghìn nhà đầu tư đến dự án. Dự kiến khi cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết thông xe, NovaWorld Phan Thiết sẽ là cái tên nổi bật trên bản đồ du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới đây.

Apec Mandala Wyndham

Dự án Apec Mandala Wyndham nằm tại đường tỉnh DT716, là một trong những cung đường ven biển đẹp, dễ dàng di chuyển đến TP. Phan Thiết. Dự án có quy mô 4,5ha, với gần 3000 căn condotel và 76 shophouse, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu lưu trú, giải trí, mua sắm, ẩm thực cho khách du lịch. Vị trí trên đồi cao và thiết kế tòa nhà giật cấp độc đáo giúp các căn condotel ở đây lấy trọn view biển đẹp mắt.

Dự án Apec Mandala Wyndham với thiết kế giật cấp độc đáo

Apec Mandala Wyndham dự kiến sẽ bàn giao và đi vào vận hành từ Quý 2/2023, trùng với thời điểm hoàn thành của cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần diện mạo du lịch Mũi Né, bổ sung nguồn cung phòng khách sạn, resort 5 sao chất lượng để giải quyết tình trạng “cháy” phòng mùa cao điểm du lịch hàng năm.

Mũi Né Summerland

Nằm trên cung đường Võ Nguyễn Giáp, phường Hàm Tiến, TP. Phan Thiết, dự án Mũi Né Summerland có quy mô 31ha, gồm các khu nhà phố, nhà phố thương mại, biệt thự đơn lập, song lập. Dự án được triển khai trong 3 giai đoạn, hiện đang trong quá trình hoàn thiện 355 căn giai đoạn đầu, có phân khu đã nhận nhà.

Dự án Mũi Né Summerland thời điểm cuối năm 2022

Dự án hiện đang mở bán phân khu Summer gồm 212 căn shophouse và nhà phố, giá bán từ 6,5 tỷ/căn. Trong Quý 2/2023, chủ đầu tư dự kiến mở bán tiếp phân khu mới với 60 căn biệt thự và 3 block căn hộ với khoảng 1.200 căn.

Đất nền Dầu Giây Center

Dự án đất nền Dầu Giây Center vị trí tại xã Hưng Lộc, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai là cơ hội đầu tư bất động sản hấp dẫn với giá chỉ từ 9 triệu/m2. Với vị trí đắc địa giữa trung tâm hành chính của tỉnh, dự án sở hữu tiềm năng tăng trưởng lớn, hứa hẹn mang lại lợi nhuận bền vững và giá trị tài sản gia tăng cho các nhà đầu tư.

Dự án đất nền Dầu Giây Center đang mở bán giai đoạn 1 với 29 nền đã có sổ hồng từng lô

Đất nền Dầu Giây Center nằm trong khu vực giao thoa giữa các trục đường lớn, như Quốc lộ 1A, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, với giao thông thuận tiện đến các thành phố lớn như TP.HCM, Biên Hòa và các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Ngoài ra, khu vực này còn có nhiều tiện ích hiện đại như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, siêu thị, nhà hàng, cafe, quán ăn, v.v.

Với những tiềm năng về kinh tế, giao thông và cơ sở hạ tầng, vị trí đất nền Dầu Giây Center được xem là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai muốn sở hữu một mảnh đất với giá cả phải chăng trong khu vực phía Nam. Đặc biệt, việc mua đất ở đây còn mang lại tiềm năng lợi nhuận cao khi giá trị bất động sản tăng theo thời gian.

 

Quy hoạch cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Tiềm năng phát triển kinh tế

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là dự án thuộc trục cao tốc Bắc Nam, sứ mệnh kết nối giao thương phát triển kinh tế phía Nam, đặc biệt là thủ phủ Du Lịch Phan Thiết & TP. HCM thuận tiện, kích cầu phát triển kinh tế mạnh mẽ. Chính Phủ ưu tiên hàng đầu khai thông cửa ngõ, giải quyết ách tắc giao thông trên QL1A đang quá tải.

Vị trí cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Giới thiệu Tổng quan Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99 km, có quy mô 4-6 làn xe, là dự án đường cao tốc đã được khởi công thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam phía Đông.

Đường cao tốc này nối Bình Thuận với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến tại Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, nối tiếp Đường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, và điểm cuối kết nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25-27m, tốc độ 120km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 11 ngàn tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông. Đường cao tốc chính thức khởi công vào tháng 9 năm năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Tổng chi phí xây dựng dự kiến khoảng 750 triệu đô la Mỹ.

Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1 hiện tại.

Vị trí cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây 2

Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sẽ kết nối Đồng Nai với Bình Thuận có 2 điểm nối chính:

  • Điểm tiếp nối Đồng Nai: nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, kết nối với dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (khoảng km thứ 41+600 theo lộ trình đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây)
  • Điểm tiếp nối Phan Thiết: Phú Long, Hàm Thắng, Hàm Liêm, Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc), Mương Mán, Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam), Suối Kiết, Gia Huynh (Tánh Linh) của tỉnh Bình Thuận, Xuân Thành, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Bắc (Xuân Lộc), Bảo Quang, Bình Lộc, Suối Tre (TP Long Khánh), thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất) của Đồng Nai.

Vị trí cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây 3

Tiềm năng phát triển Kinh Tế Xã Hội của Cao tốc Phân Thiết - Dầu Giây

Kết nối giao thông liên Tỉnh

Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây giúp Bình Thuận gỡ nút thắt về hạ tầng, rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết xuống còn dưới 2 tiếng đồng hồ thay vì 4 - 5 tiếng như hiện nay. Cao tốc sẽ kết nối với sân bay Long Thành, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP HCM - Long Thành - Phan Thiết.

Phát triển Kinh tế - Đất nền Dầu Giây

Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. 

Bên cạnh đó, nhờ lực đẩy hạ tầng giao thông đường bộ thông suốt, Bình Thuận được kỳ vọng sẽ phát triển trở thành một thị trường bất động sản đầy sôi động, hấp dẫn giới đầu tư.

Với lợi thế của một thành phố biển, Phan Thiết không chỉ có bãi biển đẹp mà hạ tầng giao thông kết nối nơi đây đang được đầu tư mạnh mẽ, đây cũng là động lực hỗ trợ không nhỏ cho thị trường. Trong đó, một trong những nguyên nhân quan trọng giúp BĐS Phan Thiết tăng “nhiệt” là sự hoàn thiện, đồng bộ về hạ tầng giao thông. Các chuyên gia cho biết, trong những năm gần đây, các dự án tại đây ngày càng có sức hút với nhà đầu tư nhờ những thông tin tích cực về hạ tầng.

Đất nền Dầu Giây

Đất nền Dầu Giây Center kết nối thuận lợi qua cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Phát triển du lịch Phan Thiết - Bình Thuận

Phan Thiết - Bình Thuận là 1 trong “tứ giác vàng du lịch” tại khu vực phía Nam. Cùng với TP.HCM, Nha Trang và Đà Lạt, mảnh đất này nổi danh là điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách. 

Du lịch Phan Thiết

Địa phương có tiềm lực du lịch mạnh mẽ với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, giúp cái tên Bình Thuận trở thành một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam. Với sức hút đặc biệt, lượng du khách đến đây luôn ở mức cao. Bình Thuận là một trong những địa danh đón lượng khách du lịch thuộc loại top đầu ở Việt Nam. 

Chính quyền và người dân địa phương kỳ vọng tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ kích thích được nền kinh tế, đặc biệt là du lịch phát triển. Nhất là khi sự kết nối từ Phan Thiết – Bình Thuận tới các tỉnh thành trong khu vực phía Nam được lưu thông thuận lợi hơn rất nhiều.  

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đảm bảo hoàn thành đúng dịp 30-4

Bộ Giao thông vận tải vẫn quán triệt mục tiêu khai thác đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết vào dịp 30-4-2023, không lùi thời hạn đến 30-6-2023

Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trong buổi kiểm tra hiện trường Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây. Tham gia buổi kiểm tra có đồng chí Phan Văn Đăng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan.

cao tốc Dầu Giây - Phân Thiết

Sáng 15-3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra thực tế 2 dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo từ tỉnh Đồng Nai đến Bình Thuận. 

Báo cáo với Bộ trưởng, chủ đầu tư, nhà thầu cho biết: Dự án đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây lũy kế khối lượng đến nay hơn 5.076 tỷ đồng, đạt hơn 85% cơ bản đáp ứng yêu cầu. Dự án đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo, lũy kế khối lượng đến nay  hơn 4.738 tỷ đồng, đạt hơn 75,61%, khối lượng thi công để hoàn thành tuyến chính đến nay hơn 4.625 tỷ đồng, đạt hơn 81%.

Các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu cho biết hiện việc thi công gặp khó khăn, trong đó lớn nhất là vấn đề đất đắp phục vụ cho việc thi công cầu dân sinh, đường gom. Một số mỏ đất hiện đã hết thời hạn khai thác phải chờ làm thủ tục để gia hạn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các nhà thầu cam kết đến trước ngày 30/4, cả 2 dự án sẽ hoàn thành tuyến chính, thông xe đưa vào vận hành khai thác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải.

Ghi nhận sự nỗ lực của các đơn vị nhà thầu, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cũng chỉ rõ những hạn chế khi các hạng mục cầu vượt dân sinh, đường gom còn chậm, nhà thầu chưa có giải pháp khắc phục huy động tài chính để đảm bảo tiến độ dự án.

Bộ trưởng đề nghị Ban Quản lý dự án, tư vấn giám sát, các nhà thầu cần chú trọng trong việc lập hồ sơ để thi công đến đâu có thể thanh toán khối lượng đến đó. Đặc biệt giá trị khối lượng thi công còn lại khá lớn, do vậy các đơn vị cần xem việc hoàn chỉnh các thủ tục, tháo gỡ các vướng mắc để giải ngân được khối lượng thi công; thực hiện ngay việc tăng cường nhân lực, máy móc để thi công đồng loạt đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng.

cao tốc Dầu Giây - Phân Thiết

Chậm nhất đến 30/4, phải đưa vào vận hành 2 dự án cao tốc đoạn đi qua tỉnh Bình Thuận.

Với dự án đầu tư đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo, Bộ trưởng nhấn mạnh tiến độ hiện nay đang bị chậm so với kế hoạch và nếu như không có sự quyết tâm, không có sự tập trung của các nhà thầu, Ban Quản lý dự án, sự hỗ trợ của địa phương và của Bộ Giao thông Vận tải cũng như các bộ, ngành Trung ương thì khả năng các hạng mục công trình khánh thành chậm nhất vào ngày 30/4 là rất khó khăn.

Kế hoạch đưa ra là phải cố gắng hoàn thành. Những khó khăn, vướng mắc liên quan đến trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải thì Bộ sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp tháo gỡ để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Tỉnh Bình Thuận phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành Trung ương để chủ động tháo gỡ những khó khăn cho các nhà thầu. Thời gian còn lại để thi công hoàn thành dự án còn rất ít, do đó các nhà thầu phải tập trung nhân lực, phương tiện thi công đảm bảo dự án về đích theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Bộ trưởng cũng khẳng định kiên quyết không lùi thời gian hoàn thành đối với các dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây, quyết tâm đưa vào khai thác sử dụng trước ngày 30/4/2023.

Giới thiệu cao tốc Dầu Giây - Liên Khương và tiềm năng đầu tư Bất động sản

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương  là một trong những tuyến đường cao tốc quan trọng nhất tại Việt Nam. Đường cao tốc này nối liền TP.Hồ Chí Minh (thông qua cao tốc TPHCM- Long Thành-Dầu Giây) với các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, giúp kết nối các khu vực phát triển kinh tế vùng miền và đưa đến sự phát triển của kinh tế và du lịch địa phương.

Với sự phát triển đồng bộ của kinh tế và đường cao tốc, thị trường Bất động sản (BĐS) tại các khu vực địa phương nơi đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đi qua đã phát triển mạnh mẽ. Đây là một trong những khu vực đang thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản.

Vị trí cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Dự án Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có chiều dài 200,3 km với điểm đầu tại Km0 trên QL1A, trùng với Km54+794,07 Dự án Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) và điểm cuối dự án tại Km199+717,53, trùng với Km208+250 trên đường cao tốc Liên Khương - Prenn (tỉnh Lâm Đồng).

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đoạn qua tỉnh Lâm Đồng dài khoảng 140 km đi qua các huyện, thành phố: Đạ Huoai, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh và Đức Trọng.

Hướng tuyến xao tốc Dầu Giây- Liên Khương

Tọa độ hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Tầm quan trọng của cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Được xây dựng từ năm 2014, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương với chiều dài 200,3 km đã giúp nâng cao chất lượng giao thông giữa các khu vực kinh tế phía Nam và Tây Nguyên. Tuyến đường này không chỉ giảm thiểu thời gian di chuyển mà còn đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các phương tiện lưu thông.

Ngoài ra, sự kết nối giữa các khu vực kinh tế trên đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương còn giúp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, đưa đến nhiều cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế cho các tỉnh lân cận.

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Tiềm năng đầu tư BĐS tại các vùng địa phương nơi đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đi qua

Với sự phát triển mạnh mẽ của đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, các khu vực địa phương nơi tuyến đường này đi qua cũng đang trở thành một trong những điểm đầu tư BĐS tiềm năng.

Nhiều dự án BĐS được triển khai tại các vùng địa phương nơi đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đi qua đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vì tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch của khu vực. Những dự án này không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn đem lại lợi ích lớn cho các nhà đầu tư bất động sản.

Cụ thể, các vùng địa phương nơi đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đi qua như Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng và Ninh Thuận đã đón nhận nhiều dự án BĐS từ các nhà đầu tư. Trong đó, các dự án liền kề, nhà phố, căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng và đất nền Đồng Nai đều được triển khai và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Đất nền Dầu Giây Center

Dự án đất nền Dầu Giây Center đang được các nhà đầu tư quan tâm vì đã có pháp lý đầy đủ

Với vị trí đắc địa, tiện ích và môi trường sống tốt, các dự án BĐS tại các vùng địa phương này đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, việc kết nối với các khu vực kinh tế lân cận và tiềm năng phát triển của khu vực cũng đem lại cơ hội tăng giá trị BĐS trong tương lai.

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và du lịch địa phương mà còn đem lại tiềm năng đầu tư BĐS lớn cho các vùng địa phương nơi tuyến đường này đi qua. Việc triển khai các dự án BĐS tại các khu vực này đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và mang lại nhiều cơ hội tăng giá trị BĐS trong tương lai. Đây là một trong những khu vực đang được đánh giá cao về tiềm năng phát triển và đầu tư tại Việt Nam.

2600 tỷ đồng xây dựng Vành đai 3 qua Tỉnh Đồng Nai

Hơn 11 km Vành đai 3 TP HCM qua tỉnh Đồng Nai dự kiến khởi công tháng 6/2023, với tổng vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng.

Vành đai 3 TPHCM

Hướng tuyến Vành đai 3 qua bốn tỉnh thành Đông Nam Bộ

Ngày 26/2, UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đầu tư dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 3 TP HCM. Đây là một trong 8 dự án thành phần của toàn tuyến, kết nối dự án 1A Tân Vạn - Nhơn Trạch đã khởi công hồi tháng 9/2022.

Vành đai 3 đi qua Đồng Nai dài hơn 11,2 km, điểm đầu nằm ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, điểm cuối tại cầu Nhơn Trạch nối qua TP Thủ Đức (TP HCM). Dự án sẽ xây dựng 5 km cao tốc khớp nối dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch tại nút giao tỉnh lộ 25B, quy mô 8 làn xe, vận tốc 100 km/h.

Đối với phần đường song hành, dự án sẽ được làm dọc hai bên cao tốc với chiều dài 11,2 km, bao gồm hai cầu vượt sông Rạch Chạy trên đường song hành. Khi hoàn thiện, đường rộng 74,5 m, vận tốc 60 km/h.

Vành đai 3 kết nối TPHCM và Đồng Nai

Khu vực xây cầu Nhơn Trạch, nối Đồng Nai với TP HCM, góp phần thúc đẩy đất nền Đồng Nai tăng giá

Dự án cũng xây dựng nút giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành và nút giao với tỉnh lộ 25C. Toàn dự án sẽ hoàn thành trong năm 2026.

Vành đai 3 được đầu tư giai đoạn một với chiều dài hơn 76 km, đi qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, với tổng vốn hơn 74.500 tỷ đồng. Dự án khi đưa vào khai thác được kỳ vọng tạo đột phá lớn trong kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng Đông Nam Bộ.

Thị trường bất động sản trầm lắng, nhà đầu tư đất nền Đồng Nai có động thái “lạ”

Sau Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản tại Đồng Nai rục rịch có thanh khoản trở lại. Cùng đó, những khu vực đất nền Đồng Nai đã có sổ hồng, có hạ tầng tốt, cao tốc đi qua hoặc gần khu công nghiệp được các nhà đầu tư lựa chọn xuống tiền.

Đây được xem là động thái “lạ” của nhà đầu tư giữa bối cảnh thị trường trầm lắng giao dịch. Việc các nhà đầu tư “xuống tiền” với đất nền Đồng Nai ở giai đoạn này cho thấy, khu vực này đang được chú ý đầu năm.

Giai đoạn từ năm 2019 đến đầu năm 2022, thị trường bất động sản Đồng Nai liên tục diễn biến sôi động, đặc biệt là phân khúc đất nền. Song, từ tháng 4/2022, theo xu hướng của thị trường chung, bất động sản khu vực này đã đảo chiều, vào rơi vào trầm lắng. Tình trạng giảm giá nhẹ cũng đã xuất hiện.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá đất nền chững lại, nhiều nhà đầu tư lại có động thái xuống tiền chờ đón sóng thị trường. Anh Trường (Tp.HCM) cho biết, sau thời gian gần 1 năm quan sát thị trường, mới đây, với số tiền 2,5 tỷ đồng trong tay, anh đã mua 2 lô đất với diện tích lần lượt là 100m2 và 120m2 tại vị trí gần chợ Dầu Giây (Thống Nhất).

“Lý do tôi chọn Đồng Nai để xuống tiền vì có các tuyến cao tốc huyết mạch chạy qua, tập trung nhiều khu công nghiệp. Cùng đó, hai mảnh đất tôi mua lại có vị trí khá tốt, gần ngã ba Dầu Giây và Khu công nghiệp Dầu Giây. Sau thời gian tìm hiểu, tôi thấy giá đất thời điểm hiện tại đã khá hợp lý nên đã mua ngay. Trong tương lai, nếu sân bay Long Thành nhanh chóng được xây dựng xong, đất sẽ càng có giá hơn”, anh Trường nói.

Tương tự anh Trường, không ít nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng đang xuống tiền gom bất động sản. Trong đó, các sản phẩm đất nền tại các khu vực ven Tp. HCM được chú ý.

Anh Phạm Tuyến, nhà đầu tư ở Tp.HCM cho biết, sau Tết Nguyên đán, cả nhóm đầu tư của anh đã tập trung nghiên cứu và theo sát thị trường bất động sản các tỉnh ven Tp. HCM, trong đó có Đồng Nai.

“Hiện nhiều khu vực ven Tp. HCM giá đất cũng đã khá cao. Trong khi quan sát thị trường nhóm của tôi nhận thấy một số nơi ở Đồng Nai mức giá vẫn mềm. Do đó, chúng tôi đã gom 4 mảnh đất thuộc khu vực Thống Nhất, Long Thành và Cẩm Mỹ”, nhà đầu tư này nói.

Theo anh Tuyến, thời điểm hiện tại không thể lướt sóng có lời. Do đó, nhóm của anh chuyển sang hướng đầu tư dài hạn, chờ sóng của thị trường. “Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt của thị trường bất động sản, song vẫn cần sự thận trọng. Chúng tôi chia nhỏ số vốn và mua ở nhiều khu vực có tiềm năng, triển vọng để tránh tình trạng lâm vào sốt ảo như thời gian qua”, nhà đầu tư này nói.

Ghi nhận thực tế cho thấy, thời điểm sau Tết Nguyên đán thị trường bất động sản Đồng Nai rục rịch có thanh khoản trở lại. Tham khảo thị trường này được biết, giá đất tại huyện Thống Nhất đang dao động khoảng 7 - 13 triệu đồng/m2; tại huyện Long Thành giá từ 12 - 20 triệu đồng/m2; tại Cẩm Mỹ từ 14 - 18 triệu đồng/m2;...

Tại khu vực xã Hưng Lộc, Thống Nhất hiện đã xuất hiện hoạt động nhà đầu tư đi săn đất nền. Chẳng hạn, tại khu vực này có KDC Dầu Giây Center đang giới thiệu 29 nền đất ra thị trường với diện tích 130-150m2 . Với mức giá khá mềm từ 1.25 tỉ đến 1.4 tỉ đồng/nền (giá bán chưa chiết khấu) nên nhận được sự quan tâm của  nhà đầu tư và người mua thực,. 

Thực tế cho thấy, đất nền tại xã Hưng Lộc, Thống Nhất, Đồng Nai giao dịch đã xuất hiện trở lại đầu năm 2023

Anh Hoàng Tuấn, Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại Đồng Nai cho biết, từ khoảng tháng 6/2022, thanh khoản thị trường này đã sụt giảm mạnh. Hiện tượng giảm giá bán đã xảy ra nhưng chỉ đến từ những nhà đầu tư “ngộp” tài chính.

“Thời điểm trước Tết Nguyên đán lượng giao dịch thành công rất ít. Sau Tết, một số nhà đầu tư có sẵn tài chính đã rục rịch xuống tiền, do đó thanh khoản cũng đã tốt lên nhiều, song vẫn chưa thể bằng giai đoạn thị trường sôi động”, anh Tuấn cho biết.

Theo anh Tuấn, giai đoạn này, nhà đầu tư thường chọn những khu vực có hạ tầng tốt, cao tốc chạy qua hoặc gần các khu công nghiệp để xuống tiền. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng thay đổi kỳ vọng lợi nhuận sang trung và dài hạn.

“Mức giá hiện không có sự thay đổi nhiều, chủ yếu là đi ngang hoặc giảm nhẹ so với thời điểm trước Tết. Ngoài thanh khoản có sự gia tăng thì mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến khu vực này cũng cao hơn trong năm”, người này nói.

đất nền đồng nai