Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Tỉnh Đồng Nai chốt phương án xây cầu thay phà Cát Lái

Trong 3 phương án làm cầu: hầm dìm, hầm khoan vượt sông và làm cầu thay phà Cát Lái sẽ có chi phí xây dựng và vận hành thấp hơn.

Chiều 30-12, UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với đơn vị tư vấn liên quan dự án đầu tư xây dựng cầu thay phà Cát Lái theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT.

Cầu Cát Lái

Đồng Nai thống nhất chọn phương án làm cầu thay phà Cát Lái hiện hữu, do giảm chi phí xây dựng, vận hành và bảo dưỡng

Báo cáo tại cuộc họp, đơn vị tư vấn đưa ra 3 phương án thay thế phà Cát Lái gồm xây cầu, hầm dìm và hầm khoan vượt sông.

Theo đó, tổng chiều dài tuyến nghiên cứu (bao gồm đường dẫn hai đầu cầu) hơn 11,3km gồm 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế từ 80-100km/h.

Điểm đầu nằm trên đường Nguyễn Thị Định, cách nút giao Mỹ Thủy (TP Thủ Đức, TP.HCM) khoảng 400m. Điểm cuối kết nối vào đường cao tốc Bến Lức - Long Thành trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.

Cũng theo đơn vị tư vấn, chi phí xây cầu Cát Lái khoảng 19.000 tỉ đồng. Còn làm hầm dìm hơn 24.500 tỉ đồng và hầm khoan là trên 33.000 tỉ đồng.

Phương án làm cầu, phần đường dẫn dự án ở huyện Nhơn Trạch có sự chồng lấn một số dự án khu dân cư và di tích lịch sử quốc gia.

Với phương án hầm dìm, hầm sẽ được xây dựng ở độ sâu khoảng 3m so với mặt đất hiện hữu. Chiều dài vượt sông khoảng 800m (gấp đôi so với hầm Thủ Thiêm) nên quá trình xây dựng có nhiều thách thức.

Đối với hầm khoan, đây là loại hầm được xây dựng ở độ sâu hàng chục mét so với mặt đất hiện hữu mới đảm bảo an toàn. Quá trình thi công hầm khoan rất phức tạp, chỉ phù hợp khi phải làm hầm dài nhiều cây số.

Ngoài ra, hầm vượt sông khi hoàn thành mỗi năm cần khoảng 100 tỉ đồng để vận hành, bảo dưỡng. Trong khi chi phí vận hành, bảo dưỡng cầu khoảng 10 tỉ đồng.

Do đó việc xây cầu Cát Lát Lái có nhiều thuận lợi, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật.

Qua phân tích, cân nhắc các yếu tố của 3 phương án, các ngành chức năng của Đồng Nai đều thống nhất phương án xây dựng cầu Cát Lái. Tuy nhiên, hướng tuyến đường dẫn lên cầu (địa phận Đồng Nai) sẽ được điều chỉnh về phía tây của tuyến quy hoạch, cơ bản bám theo hướng tuyến quy hoạch.

Làm hầm thay phà Cát Lái: Tạo mỹ quan nhưng quá tốn kém

Bà Nguyễn Thị Hoàng - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho hay sau khi Thủ tướng đồng ý về chủ trương, các đơn vị đã thêm phương án xây hầm vượt sông. Thế nhưng phương án này có chi phí xây dựng lớn, công tác vận hành, bảo dưỡng hầm rất tốn kém.

Do đó, bà Hoàng thống nhất chọn phương án xây dựng cầu Cát Lái. Và điều chỉnh hướng tuyến đường dẫn nhằm tránh chồng lấn quy hoạch cũng như ảnh hưởng đến di tích lịch sử quốc gia.

Bà Hoàng giao Sở Giao thông vận tải phối hợp đơn vị tư vấn làm việc với TP.HCM để thống nhất phương án xây dựng cầu Cát Lái. Đồng thời xem xét, hoàn thiện hướng tuyến dẫn lên cầu Cát Lái, hạn chế tối đa tuyến đường đi qua các công trình tôn giáo, chồng lấn với các quy hoạch khác.

Trước đó, trong chuyến công tác kiểm tra tiến độ dự án sân bay Long Thành ngày 3-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý phương án làm hầm vượt sông kết nối giữa Đồng Nai và TP.HCM.

Theo đề xuất của tỉnh Đồng Nai, phương án làm hầm thay phà Cát Lái để tạo mỹ quan cả phía Đồng Nai và TP.HCM.

Các cây cầu nối TP.HCM với Đồng Nai

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, đoạn đường sông khoảng 40km tiếp giáp giữa tỉnh Đồng Nai và TP.HCM (từ cầu Đồng Nai đến cầu Phước Khánh) có 5 cây cầu. Đó là cầu Đồng Nai, cầu Long Thành, cầu Nhơn Trạch, cầu Cát Lái, cầu Phước Khánh.

Trong đó cầu Đồng Nai trên tuyến quốc lộ 1 và cầu Long Thành trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành. Hai cầu thuộc dự án đang triển khai thi công là cầu Nhơn Trạch của đường vành đai 3 TP.HCM và cầu Phước Khánh thuộc cao tốc Bến Lức - Long Thành. 

Còn cầu Cát Lái, vào năm 2019, Thủ tướng đã giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án.

Ngoài các cây cầu có trong quy hoạch như trên, hai địa phương thời gian qua đã nghiên cứu bổ sung hai cầu mới để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Đó là cầu kết nối TP Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành và cầu kết nối khu Nam TP.HCM (đường Hoàng Quốc Việt) với huyện Nhơn Trạch.

Nút giao Vành đai 3 và cao tốc TPHCM - Long Thành hoàn thành 30/4/2025?

Nút giao Vành đai 3 và cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được hoàn thành. Đảm bảo kết nối đồng bộ với cầu Nhơn Trạch vào 30/4/2025.

Thông tin tại buổi họp báo TPHCM vào chiều 26/12, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông) đã cho biết. Dự án thành phần 1 - đường Vành đai 3 do đơn vị triển khai đã đạt 30% tổng sản lượng xây lắp. 

Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đã gần hoàn thành, chỉ còn 3/1692 trường hợp chưa đồng ý bàn giao mặt bằng. Trong đó, TP Thủ Đức còn 1 trường hợp và huyện Bình Chánh còn 2 trường hợp. Dự kiến, phần mặt bằng này sẽ được hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư vào quý I/2025.

Để bắt kịp tiến độ cao điểm đợt thi đua đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT phát động hoàn thành 3.000km đường cao tốc vào năm 2025. Ban Giao thông cho biết TPHCM đang nỗ lực triển khai dự án Vành đai 3 với các mốc chính.

Cụ thể, đúng 30/4/2025, các hạng mục thuộc Gói thầu XL1 (phạm vi Nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây) sẽ được hoàn thành. Đảm bảo kết nối đồng bộ với gói thầu xây dựng cầu Nhơn Trạch (do Bộ GTVT làm chủ đầu tư) và đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Vành Đai 3 Tp HCM đoạn qua Tp Thủ Đức

Vành đai 3 TPHCM đoạn qua TP Thủ Đức thuộc gói thầu xây lắp số 3 

Ngày 31/12/2025, đơn vị cho thông xe toàn bộ 14,7km tuyến chính cao tốc thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn TP Thủ Đức. Thông xe kỹ thuật một số cầu vượt ngang (Cầu Võ Văn Bích, Cầu Kênh Liên Vùng, Cầu Trần Đại Nghĩa) và hầm chui (hầm chui Tỉnh lộ 15) thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.

Đến 30/4/2026, thông xe 32,6km tuyến chính cao tốc trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.

Vành đai 3 là đường liên vùng, điểm đầu của các tuyến cao tốc hướng tâm như TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, TPHCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành...

Việc khép kín Vành đai 3 góp phần hoàn chỉnh mạng lưới cao tốc kết nối TPHCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp giảm ùn tắc giao thông khu vực.

Khi tuyến đường được đưa vào khai thác, phương tiện vận tải liên tỉnh không phải đi qua trung tâm thành phố, khu vực đông dân cư. Tiết kiệm được thời gian hành trình, chi phí, tạo thêm hướng kết nối giữa TPHCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TPHCM - Long Thành.

Vành Đai 3 Tp HCM đoạn qua Đông Tăng Long

Vành đai 3 đi qua khu đô thị mới Đông Tăng Long

 

365 ngày đêm xuyên lễ, xuyên tết làm Vành đai 3 TP.HCM

Ngày 29/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng Sở GTVT TP tổ chức phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM.

Vành đai 3 TPHCM

Công trường dự án Vành đai 3 TP.HCM

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Ngọc Hùng, Phó giám đốc Ban Giao thông cho biết: Dự án Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM dài 47,3 km, có tổng mức đầu tư 41.317 tỉ đồng. Dự án có 10 gói thầu xây lắp chính, trong đó có 4 gói thầu khởi công năm 2023 và 6 gói thầu khởi công năm 2024.

Hiện nay, 10 gói thầu đang giai đoạn tăng tốc thi công, tập trung các hạng mục kết cấu phần dưới các cầu, bắt đầu lao lắp dầm; tập trung huy động cát để thực hiện các hạng mục xử lý đất yếu… Tính đến cuối năm 2024, sản lượng thực hiện 10 gói thầu khoảng 30% giá trị xây lắp, cơ bản đáp ứng tiến độ dự án theo kế hoạch đề ra.

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" do Thủ tướng Chính phủ phát động và Kế hoạch của UBND TP về tổ chức triển khai đợt thi đua "Quyết tâm hoàn thành Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM" vào tháng 6.2026; Ban Giao thông phối hợp với Sở GTVT cùng các địa phương, các liên danh nhà thầu, tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM.

Đợt cao điểm bắt đầu từ 1.1.2025 đến hết 31.12.2025. Các nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát đang thực hiện 10 gói thầu xây lắp của dự án thành phần 1 (thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM) ký giao ước thi đua cùng nhau đoàn kết, thi đua, sáng tạo, vượt khó thi công 3 ca 4 kíp, xuyên tết, xuyên lễ, liên tục 365 ngày đêm "vượt nắng, thắng mưa" của năm 2025 để hoàn thành một số hạng mục của gói thầu XL1 (phạm vi nút giao HLĐ) trước 30.4.2025, kết nối đồng bộ với cầu Nhơn Trạch cùng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Cùng với đó, thông xe kỹ thuật toàn bộ 14,7 km của tuyến Vành đai 3 (cầu cạn) thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn TP.Thủ Đức vào 31.12.2025; thông xe kỹ thuật 32,62 km của tuyến Vành đai 3 thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh vào 30.4.2026. Quyết tâm thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào 30.6.2026.

Vành đai 3 TPHCM

Các nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát ký giao ước thi đua cùng nhau vượt khó thi công 3 ca 4 kíp, xuyên tết, xuyên lễ, liên tục 365 ngày đêm hoàn thành các mốc tiến độ quan trọng của dự án

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của tuyến Vành đai 3 đối với mạng lưới giao thông TP.HCM cũng như liên kết vùng Đông Nam bộ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường yêu cầu các nhà thầu, tư vấn, thiết kế, giám sát khẩn trương triển khai, lập chi tiết tiến độ dự án, nỗ lực rút ngắn hơn nữa thời gian thi công để hoàn thành dự án sớm hơn so với kế hoạch.

Vành đai 3 TPHCM

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại lễ phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TPHCM

Phó chủ tịch UBND TP đề nghị chủ đầu tư, các nhà thầu tiếp tục cải thiện tiến độ dự án trên công trường, tập trung ưu tiên máy móc, thiết bị, vật tư, trên cơ sở tinh thần chung của cả nước, phấn đấu cuối năm 2025 có được 3.000 km đường cao tốc. Ban Giao thông, các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao trong tháng 1.2025 để tạo điều kiện thuận lợi thi công toàn dự án. Sau giao kết thi đua, chủ đầu tư cần lập lại tiến độ chi tiết, phấn đấu khai thác sớm nhất đoạn 14,7 km vào ngày 31.12.2025 đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

10 dự án giao thông lớn ở TP.HCM sẽ khởi công trong năm 2025

Theo kế hoạch năm 2025, Ban Giao thông TP.HCM sẽ khởi công những dự án trọng điểm như cầu - đường Nguyễn Khoái, đường Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), nút giao Mỹ Thủy, nút giao ngã tư Đình, cầu Rạch Tôm,…

Thông tin trên được ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) chia sẻ tại lễ tổng kết công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Sở GTVT TP.HCM, ngày 25/12.

Khởi công 10 dự án giao thông trọng điểm

Theo đó, trong năm 2025, Ban Giao thông sẽ khởi công thêm 10 dự án, trong đó có những dự án trọng điểm như cầu - đường Nguyễn Khoái (quận 4); Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), nút giao Mỹ Thủy, TP. Thủ Đức; cao tốc TPHCM - Mộc Bài; nút giao ngã tư Đình (quận 12); cầu Rạch Tôm (huyện Nhà Bè),…

Cùng với đó, Ban Giao thông sẽ tiếp tục thi công khoảng 20 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước và hoàn thành khoảng 15 dự án trong năm 2025, như toàn bộ dự án mở rộng quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), nút giao thông An Phú, cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu (TP. Thủ Đức),…

Nhà Thủ Đức

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Giao thông TPHCM

Cũng theo ông Phúc, ngày 31/12, nhánh hầm chui HC1 dự án nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) sẽ thông xe, nối tiếp hầm HC2 đã thông xe vào tháng 10/2024. Cùng với đó, cầu Phước Long (quận 7) cũng hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ người dân.

Riêng đối với dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50, trong năm 2024 cũng sẽ cho thông xe một số đoạn để đảm bảo lưu thông thuận tiện cho người dân.

"Từ đây đến cuối năm, Ban sẽ tiếp tục tăng tiến độ thi công dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình), mở rộng Tân Kỳ - Tân Quý (Bình Tân), đường Dương Quảng Hàm (quận gò Vấp)", ông Phúc thông tin thêm.

Với những dự án sắp hoàn thành và thông xe ngày 30/12, ông Phúc kiến nghị Sở GTVT TP.HCM xem xét hỗ trợ thủ tục để kịp đưa dự án thông xe trước Tết Nguyên đán phục vụ người dân.

Nút giao An Phú

Nút giao thông An Phú, TP Thủ Đức

Kiến nghị phân quyền để đẩy nhanh các dự án 

Nêu kiến nghị, ông Lương Minh Phúc cho biết hiện nay quy trình xử lý nhà thầu yếu kém mất rất nhiều thời gian. Do đó, Ban Giao thông kiến nghị UBND TPHCM xem xét ủy quyền cho chủ đầu tư tự quyết và chịu trách nhiệm với việc xử lý các nhà thầu yếu kém.

“Có nhiều dự án rất khẩn trương, nhưng đôi khi mình loay hoay mất đến 3, 4 đến 6 tháng. Ban Giao thông nhận thấy đó là nút thắt mà UBND TPHCM có thể ủy quyền cho chủ đầu tư xử lý”, ông Phúc nói.

Theo báo cáo của Sở GTVT TP.HCM, trong năm 2024, tổng kế hoạch vốn đơn vị nhận được là 4.783 tỷ đồng, giá trị giải ngân dự kiến đạt 4.356 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 91,1%.

Cao tốc Mộc Bài

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ là đường bộ ngắn nhất kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM với Campuchia

Trong năm 2025, Sở GTVT đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như hoàn chỉnh và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị; phối hợp triển khai thực hiện dự án Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ...

Đặc biệt, phấn đấu khởi công, hoàn thành các dự án, công trình giao thông trọng điểm trong năm 2025 theo kế hoạch. Đối với 5 dự án áp dụng hợp đồng BOT theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội, phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư và khởi công ít nhất 2 dự án.

Bên cạnh đó, tập trung phối hợp nhà đầu tư và các sở ngành liên quan triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư dự án Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Chủ trì, phối hợp với Sở ngành, Ban Quản lý đường sắt đô thị tham mưu UBND TP nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị đầu tư đến năm 2035 được xác định trong Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM được Bộ Chính trị thông qua.

Trong năm 2025, Sở GTVT cũng sẽ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 TP.HCM; trình HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm, liên kết vùng và các dự án chuẩn bị đầu tư đã được UBND giao Sở GTVT là cơ quan chuẩn bị dự án...

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

Đất nền phân lô phía Nam rục rịch tăng giá cận Tết 2025

Một số lô đất nền bắt đầu tăng giá từ 50 đến 100 triệu đồng/lô so với giá mua vào cuối tháng 11/2024. Hoạt động nhà đầu tư “xuống tiền” cũng rục rịch tăng vào dịp cận Tết.

Nhà Thủ Đức

Theo ghi nhận, sau một số lô đất nền bán giá thấp hơn thị trường khoảng 10-15% trong quý 3/2024, đến nay, giá đất đã nhích dần. Các nền đất môi giới rao bán trong tháng 12/2024 đã tăng thêm 50-100 triệu đồng/lô so với giá rao tháng 11/2024.

Chẳng hạn, tại quận 9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) lô đất hơn 50m2 hiện đang giao dịch quanh mức 2,7 -2,8 tỉ đồng/nền (tuỳ vị trí). Giá này đã tăng khoảng 50 đến 100 triệu đồng/lô so với giá bán ra vào tháng 10 và tháng 11/2024. Tuy nhiên, so với đầu năm 2022 mức giá này vẫn thấp hơn khoảng 5-7%. Điều này thể hiện giá đất nền phân lô đã có dấu hiệu nhích dần về cuối năm. Những nhà đầu tư ôm hàng “ngộp” trước đó đã có thể “chốt lời” vào giai đoạn này.

Theo các môi giới, nguồn hàng giá tốt đang vơi dần và nhà đầu tư “ôm hàng” từ thời điểm đầu năm 2023 bắt đầu bán ra với giá chênh khoảng 10-20%. Đây hầu hết là các nhà đầu tư mua được đất nền giá giảm sâu được bán ra bởi các nhà đầu tư “ngộp” tài chính trước đó. Với những nhà đầu tư sẵn dòng tiền (không vay) tiếp tục giữ hàng và chờ giá tăng mạnh giai đoạn 2025-2026; trong khi nhà đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng để “ôm đất” đã rục rịch chào bán.

Nhà Thủ Đức

Thậm chí, thị trường đất nền phía Nam xuất hiện tình trạng nhà đầu tư, môi giới vào “lướt sóng” nguồn hàng giá tốt. Một số lô đất tại quận 9, huyện Hóc Môn có giá thấp hơn giá thị trường khoảng 20% đã được nhà đầu tư (hoặc môi giới) vào ôm và bán chênh vài chục triệu trong khoảng thời gian này. Hiện tượng lướt sóng này bắt đầu diễn ra thời điểm cuối năm 2024 khi sức cầu có dấu hiệu phục hồi trở lại ở một số khu vực.

Hiện nay, thị trường đất nền phía Nam có niềm tin vào việc “bật” tăng giá sau những thông tin tích cực về chính sách. Các Luật mới có hiệu lực và đang trên đà “ngấm” vào thị trường khiến phân khúc này có lợi thế về nguồn cung lẫn sức cầu. Nhiều nhà đầu tư sở hữu đất nền ở giai đoạn thị trường khủng hoảng đã không vội bán ra mà chờ đợi thêm cơ hội mới.

Rất nhiều dự báo về thời điểm khởi sắc của phân khúc đất nền phía Nam. Giai đoạn từ giữa năm 2025 được xem là “điểm rơi” của loại hình này. Dù khó diễn ra tình trạng sốt nóng cục bộ song theo dự báo của các chuyên gia trong ngành đây vẫn là phân khúc được nhà đầu tư ưa chuộng và “xuống tiền”. Hoạt động mua bán sẽ diễn ra mạnh dạn hơn từ giai đoạn quý 2/2025 trở đi.

Hiện động thái của nhà đầu tư tranh thủ mua vào để chờ thời điểm tốt bán ra cho thấy lợi điểm của đất nền trong danh mục đầu tư. Nhiều người vẫn tìm kiếm các nền đất giá tốt, ở khu vực tiềm năng để mua vào và chờ cơ hội trong chu kì mới sắp tới.

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

TP HCM chi đền bù làm hai đoạn Vành đai 2

TP Thủ Đức chi tiền bồi thường cho 50 hộ đầu tiên bị ảnh hưởng bởi hai đoạn Vành đai 2 với tổng số tiền khoảng 200 tỷ đồng, ngày 31/12.

Đây là đợt đầu Thủ Đức chi trả cho các hộ sau khi duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư làm hai đoạn Vành đai 2 qua địa bàn. Hai dự án tổng chiều dài hơn 6 km, từ cầu Phú Hữu đến đường Phạm Văn Đồng. Tổng mức đầu tư hai đoạn này hơn 13.800 tỷ đồng, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 7.500 tỷ.

Các giai đoạn Vành Đai 2 sẽ triển khai và các khu tái định cư

Ông Võ Trí Dũng, Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức, cho biết trong ngày có khoảng 50 hộ đã nhận đền bù qua tài khoản. Sau đợt này, từ nay tới trước Tết Âm lịch địa phương tiếp tục chi trả với số tiền 2.500-3.000 tỷ đồng. Các trường hợp nhận đền bù ở giai đoạn này phần lớn thuộc diện đất nông nghiệp và người dân có đất ở đã đồng thuận phương án bồi thường. Sau Tết, các hộ còn lại tiếp tục được TP Thủ Đức chi đền bù, mục tiêu hoàn tất giải phóng mặt bằng vào quý 2/2025 để giao đơn vị thi công.

Người dân làm thủ tục nhận tiền đền bù làm hai dự án Vành đai 2 ở TP Thủ Đức, chiều 31/12

"Quá trình bồi thường cũng có một số khó khăn như có hộ đang vướng phân chia tài sản, đất có tranh chấp. Một số trường hợp cũng còn thắc mắc về diện tích, đơn giá, tuy nhiên số lượng này không nhiều nên địa phương đang cố gắng đẩy nhanh", ông Dũng nói.

Đến Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức làm thủ tục nhận đền bù, bà Võ Hồng Xuân, 40 tuổi, ngụ phường Trường Thọ, cho biết tổng số tiền được bồi thường cho hơn 740 m2 đất nông nghiệp gia đình được nhận 5 tỷ đồng. Mức giá này, theo bà là còn thấp nhưng đồng thuận để dự án vành đai sớm triển khai sau nhiều năm quy hoạch. Người phụ nữ dự định dùng số tiền này mua một mảnh đất khác để ổn định cuộc sống.

Tổng diện tích thu hồi đất làm hai dự án Vành đai 2 nêu trên hơn 61 ha với khoảng 1.166 trường hợp bị ảnh hưởng. Mức giá bồi thường, hỗ trợ cho các hộ được TP Thủ Đức đưa ra cao nhất khoảng 111,5 triệu đồng mỗi m2 đất ở, mặt tiền đường Phạm Văn Đồng. Kế đến là đất ở có vị trí mặt tiền các tuyến Đỗ Xuân Hợp, Đặng Văn Bi gần 102 triệu đồng mỗi m2...

Phối cảnh Vành đai 2 đoạn từ đại lộ Võ Nguyên Giáp đến Phạm Văn Đồng hoàn thành giai đoạn một

Mức giá đền bù đất ở thấp nhất tại khu vực là hơn 26 triệu đồng mỗi m2, áp dụng cho đất trong các tuyến nhỏ như đường 22 (phường Phước Long B), đường 147 (phường Phước Long B và Tăng Nhơn Phú B). Với đất nông nghiệp, mức bồi thường cao nhất là hơn 9,4 triệu đồng mỗi m2 cho đất trồng cây lâu năm tại một số tuyến đường lớn như Phạm Văn Đồng, Kha Vạn Cân, Tăng Nhơn Phú, Đỗ Xuân Hợp...

Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức Mai Hữu Quyết cho biết sau khi hai dự án vành đai 2 đoạn qua địa bàn được HĐND TP HCM duyệt chủ trương hồi tháng 7/2023, các thủ tục chuẩn bị cùng phương án bồi thường, tái định cư được địa phương thực hiện gấp rút để đẩy nhanh tiến độ. Số trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án rất lớn, trong đó nhiều hộ giải toả, di dời vì mục tiêu chung của thành phố.

"Những hộ bàn giao mặt bằng sớm, TP Thủ Đức sẽ ưu tiên cho lựa chọn nền tái định cư ở khu nhà ở Đại Nhân, khu dân cư Đông Tăng Long theo nhu cầu, nguyện vọng", ông Quyết nói.

Hướng tuyến các đoạn còn lại chưa khép kín thuộc Vành đai 2

Vành đai 2 dài 64 km bao quanh TP HCM được quy hoạch cách đây 17 năm, đến nay mới hoàn thành 50 km. Ngoài hai dự án nêu trên, một đoạn khác cũng ở TP Thủ Đức, dài hơn 2,7 km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, đang thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Đoạn còn lại (đoạn 4) ở phía nam thành phố, dài 5,3 km nối quốc lộ 1 qua đường Nguyễn Văn Linh chưa được đầu tư.

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

365 ngày đêm xuyên lễ, xuyên tết làm Vành đai 3 TP.HCM

Ngày 29/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng Sở GTVT TP tổ chức phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM.

Vành đai 3 TPHCM

Công trường dự án Vành đai 3 TP.HCM

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Ngọc Hùng, Phó giám đốc Ban Giao thông cho biết: Dự án Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM dài 47,3 km, có tổng mức đầu tư 41.317 tỉ đồng. Dự án có 10 gói thầu xây lắp chính, trong đó có 4 gói thầu khởi công năm 2023 và 6 gói thầu khởi công năm 2024.

Hiện nay, 10 gói thầu đang giai đoạn tăng tốc thi công, tập trung các hạng mục kết cấu phần dưới các cầu, bắt đầu lao lắp dầm; tập trung huy động cát để thực hiện các hạng mục xử lý đất yếu… Tính đến cuối năm 2024, sản lượng thực hiện 10 gói thầu khoảng 30% giá trị xây lắp, cơ bản đáp ứng tiến độ dự án theo kế hoạch đề ra.

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" do Thủ tướng Chính phủ phát động và Kế hoạch của UBND TP về tổ chức triển khai đợt thi đua "Quyết tâm hoàn thành Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM" vào tháng 6.2026; Ban Giao thông phối hợp với Sở GTVT cùng các địa phương, các liên danh nhà thầu, tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM.

Đợt cao điểm bắt đầu từ 1.1.2025 đến hết 31.12.2025. Các nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát đang thực hiện 10 gói thầu xây lắp của dự án thành phần 1 (thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM) ký giao ước thi đua cùng nhau đoàn kết, thi đua, sáng tạo, vượt khó thi công 3 ca 4 kíp, xuyên tết, xuyên lễ, liên tục 365 ngày đêm "vượt nắng, thắng mưa" của năm 2025 để hoàn thành một số hạng mục của gói thầu XL1 (phạm vi nút giao HLĐ) trước 30.4.2025, kết nối đồng bộ với cầu Nhơn Trạch cùng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Cùng với đó, thông xe kỹ thuật toàn bộ 14,7 km của tuyến Vành đai 3 (cầu cạn) thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn TP.Thủ Đức vào 31.12.2025; thông xe kỹ thuật 32,62 km của tuyến Vành đai 3 thuộc 5 gói thầu xây lắp trên địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh vào 30.4.2026. Quyết tâm thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào 30.6.2026.

Vành đai 3 TPHCM

Các nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát ký giao ước thi đua cùng nhau vượt khó thi công 3 ca 4 kíp, xuyên tết, xuyên lễ, liên tục 365 ngày đêm hoàn thành các mốc tiến độ quan trọng của dự án

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của tuyến Vành đai 3 đối với mạng lưới giao thông TP.HCM cũng như liên kết vùng Đông Nam bộ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường yêu cầu các nhà thầu, tư vấn, thiết kế, giám sát khẩn trương triển khai, lập chi tiết tiến độ dự án, nỗ lực rút ngắn hơn nữa thời gian thi công để hoàn thành dự án sớm hơn so với kế hoạch.

Vành đai 3 TPHCM

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại lễ phát động đợt thi đua 365 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TPHCM

Phó chủ tịch UBND TP đề nghị chủ đầu tư, các nhà thầu tiếp tục cải thiện tiến độ dự án trên công trường, tập trung ưu tiên máy móc, thiết bị, vật tư, trên cơ sở tinh thần chung của cả nước, phấn đấu cuối năm 2025 có được 3.000 km đường cao tốc. Ban Giao thông, các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao trong tháng 1.2025 để tạo điều kiện thuận lợi thi công toàn dự án. Sau giao kết thi đua, chủ đầu tư cần lập lại tiến độ chi tiết, phấn đấu khai thác sớm nhất đoạn 14,7 km vào ngày 31.12.2025 đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

355 Km đường sắt đô thị TPHCM sẽ được phát triển đến năm 2035

Ngày 27/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã có buổi thăm và làm việc với Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP.HCM (MAUR) và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị TP.HCM (HURC1).

phát triển metro đến năm 2035

Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức đi vào khai thác

Liên quan đến tiến độ triển khai các tuyến metro tiếp theo, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi yêu cầu các đơn vị liên quan sớm giải quyết các kiến nghị của nhà thầu và báo cáo các vấn đề tồn tại trong quá trình vận hành. Nếu TP đặt mục tiêu khánh thành tuyến metro số 1 vào ngày 9/3/2025 thì phải giải quyết các kiến nghị này và có hướng giải quyết rõ ràng trước khi tổ chức khánh thành chính thức.

Ông cũng đề cập đến công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành; đồng thời yêu cầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hệ thống metro hoạt động an toàn, đúng giờ và hiệu quả, học hỏi từ các nước có hệ thống metro phát triển như Nhật Bản. Đặc biệt lưu ý về các tiện ích, kết nối giao thông và các điểm dừng xe buýt tại các ga, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.

phát triển metro đến năm 2035

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tặng quà lưu niệm cho hai đơn vị

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 Lê Minh Triết cho biết, từ ngày 22/12 đến nay, tuyến metro số 1 đã vận hành tổng cộng 997 chuyến tàu an toàn, phục vụ gần 467.000 lượt khách.

Đặc biệt, trong ngày 22/12, tổng số chuyến tàu vận hành lên đến 177 chuyến, vượt kế hoạch 140 chuyến ban đầu do lượng khách quá đông.

Tổng cộng trong ngày 22/12 có tới 150.000 lượt khách sử dụng metro. Đây là một con số ấn tượng trong bối cảnh tuyến tàu mới vận hành.

Các ngày tiếp theo, số lượng khách không ngừng tăng, như ngày 23/12 đạt 38.754 lượt khách, ngày 24/12 tăng lên 90.384 lượt khách (tăng 20 chuyến so với dự kiến do dịp Noel), ngày 25/12 có 115.962 lượt khách, và đến ngày 26/12, tuyến metro phục vụ 72.575 lượt khách.

Hiện nay nhu cầu sử dụng metro của người dân không chỉ dừng lại ở việc trải nghiệm, mà số đi lại thực tế đã bắt đầu tăng mạnh.

Các ga Bến Thành, Nhà hát TP và Suối Tiên hiện đang chiếm hơn 50% tổng lượt khách. Thời gian cao điểm từ 16 giờ đến 2 giờ chiếm khoảng 35% tổng lượng khách trong ngày. Điều này cho thấy metro đã dần trở thành phương tiện giao thông quan trọng tại TP.HCM.

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

10 dự án giao thông lớn ở TP.HCM sẽ khởi công trong năm 2025

Theo kế hoạch năm 2025, Ban Giao thông TP.HCM sẽ khởi công những dự án trọng điểm như cầu - đường Nguyễn Khoái, đường Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), nút giao Mỹ Thủy, nút giao ngã tư Đình, cầu Rạch Tôm,…

Thông tin trên được ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) chia sẻ tại lễ tổng kết công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Sở GTVT TP.HCM, ngày 25/12.

Khởi công 10 dự án giao thông trọng điểm

Theo đó, trong năm 2025, Ban Giao thông sẽ khởi công thêm 10 dự án, trong đó có những dự án trọng điểm như cầu - đường Nguyễn Khoái (quận 4); Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), nút giao Mỹ Thủy, TP. Thủ Đức; cao tốc TPHCM - Mộc Bài; nút giao ngã tư Đình (quận 12); cầu Rạch Tôm (huyện Nhà Bè),…

Cùng với đó, Ban Giao thông sẽ tiếp tục thi công khoảng 20 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước và hoàn thành khoảng 15 dự án trong năm 2025, như toàn bộ dự án mở rộng quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), nút giao thông An Phú, cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu (TP. Thủ Đức),…

Nhà Thủ Đức

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Giao thông TPHCM

Cũng theo ông Phúc, ngày 31/12, nhánh hầm chui HC1 dự án nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) sẽ thông xe, nối tiếp hầm HC2 đã thông xe vào tháng 10/2024. Cùng với đó, cầu Phước Long (quận 7) cũng hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ người dân.

Riêng đối với dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50, trong năm 2024 cũng sẽ cho thông xe một số đoạn để đảm bảo lưu thông thuận tiện cho người dân.

"Từ đây đến cuối năm, Ban sẽ tiếp tục tăng tiến độ thi công dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình), mở rộng Tân Kỳ - Tân Quý (Bình Tân), đường Dương Quảng Hàm (quận gò Vấp)", ông Phúc thông tin thêm.

Với những dự án sắp hoàn thành và thông xe ngày 30/12, ông Phúc kiến nghị Sở GTVT TP.HCM xem xét hỗ trợ thủ tục để kịp đưa dự án thông xe trước Tết Nguyên đán phục vụ người dân.

Nút giao An Phú

Nút giao thông An Phú, TP Thủ Đức

Kiến nghị phân quyền để đẩy nhanh các dự án 

Nêu kiến nghị, ông Lương Minh Phúc cho biết hiện nay quy trình xử lý nhà thầu yếu kém mất rất nhiều thời gian. Do đó, Ban Giao thông kiến nghị UBND TPHCM xem xét ủy quyền cho chủ đầu tư tự quyết và chịu trách nhiệm với việc xử lý các nhà thầu yếu kém.

“Có nhiều dự án rất khẩn trương, nhưng đôi khi mình loay hoay mất đến 3, 4 đến 6 tháng. Ban Giao thông nhận thấy đó là nút thắt mà UBND TPHCM có thể ủy quyền cho chủ đầu tư xử lý”, ông Phúc nói.

Theo báo cáo của Sở GTVT TP.HCM, trong năm 2024, tổng kế hoạch vốn đơn vị nhận được là 4.783 tỷ đồng, giá trị giải ngân dự kiến đạt 4.356 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 91,1%.

Cao tốc Mộc Bài

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ là đường bộ ngắn nhất kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM với Campuchia

Trong năm 2025, Sở GTVT đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như hoàn chỉnh và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị; phối hợp triển khai thực hiện dự án Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ...

Đặc biệt, phấn đấu khởi công, hoàn thành các dự án, công trình giao thông trọng điểm trong năm 2025 theo kế hoạch. Đối với 5 dự án áp dụng hợp đồng BOT theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội, phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư và khởi công ít nhất 2 dự án.

Bên cạnh đó, tập trung phối hợp nhà đầu tư và các sở ngành liên quan triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư dự án Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Chủ trì, phối hợp với Sở ngành, Ban Quản lý đường sắt đô thị tham mưu UBND TP nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị đầu tư đến năm 2035 được xác định trong Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM được Bộ Chính trị thông qua.

Trong năm 2025, Sở GTVT cũng sẽ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 TP.HCM; trình HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm, liên kết vùng và các dự án chuẩn bị đầu tư đã được UBND giao Sở GTVT là cơ quan chuẩn bị dự án...

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

Chi tiết 10 huyện trên cả nước sẽ sáp nhập từ ngày 1/1/2025

Theo các Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ có 10 huyện sẽ sáp nhập từ ngày 1/1/2025.

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Cụ thể, 10 đơn vị hành chính cấp huyện dưới đây sẽ bị sáp nhập toàn bộ, hoặc sáp nhập một phần từ 01/01/2025 gồm:

(1) Huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 191,74 km2, quy mô dân số là 176.980 người của huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang. Sau khi nhập, thành phố Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 258,29 km2 và quy mô dân số là 371.151 người

Thành phố Bắc Giang giáp thị xã Việt Yên, các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Tân Yên; tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

(2) Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 75,93 km2 của huyện Sơn Động để nhập vào huyện Lục Ngạn.

Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 11,98 km2, quy mô dân số là 520 người của xã Thanh Hải để nhập vào xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn.

(3) Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 103,49 km2, quy mô dân số là 83.613 người của huyện Hoa Lư và toàn bộ diện tích tự nhiên là 46,75 km2, quy mô dân số là 154.596 người của thành phố Ninh Bình. Làm cơ sở để thành lập thành phố Hoa Lư từ ngày 01/01/2025.

Thành phố Hoa Lư giáp thành phố Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô và tỉnh Nam Định.

(4) Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 82,87 km2, quy mô dân số là 101.272 người của huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Sau khi nhập, thành phố Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 228,22 km2 và quy mô dân số là 615.106 người.

Thành phố Thanh Hóa giáp thành phố Sầm Sơn và các huyện Hoằng Hóa, Nông Cống, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Triệu Sơn.

(5) Huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 138,71 km2, quy mô dân số là 81.620 người của huyện Thạch Hà, tương ứng với toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, gồm: Đỉnh Bàn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn và Tượng Sơn, để nhập vào thành phố Hà Tĩnh.

Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,42 km2, quy mô dân số là 5.687 người của xã Cẩm Vịnh và toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,86 km2, quy mô dân số là 7.016 người của xã Cẩm Bình thuộc huyện Cẩm Xuyên để nhập vào thành phố Hà Tĩnh;

(6) Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 110,51 km2, quy mô dân số là 96.331 người của huyện Lộc Hà sau khi điều chỉnh theo quy định vào huyện Thạch Hà.

(7) Huyện Nam Đông, TP Huế

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 647,82 km2, quy mô dân số là 26.427 người của huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc. Sau khi nhập, huyện Phú Lộc có diện tích tự nhiên là 1.368,23 km2 và quy mô dân số là 180.606 người.

Huyện Phú Lộc giáp huyện A Lưới, huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy; thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Biển Đông.

(8) Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 471,64 km2, quy mô dân số là 35.438 người của huyện Nông Sơn vào huyện Quế Sơn. Sau khi nhập, huyện Quế Sơn có diện tích tự nhiên là 729,10 km2 và quy mô dân số là 139.566 người.

Huyện Quế Sơn giáp các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Hiệp Đức, Nam Giang, Phước Sơn và Thăng Bình.

(9) Huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 77,67 km2, quy mô dân số là 155.438 người của huyện Long Điền vào Huyện Đất Đỏ để thành lập huyện mới là Long Đất.

(10) Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 189,74 km2, quy mô dân số là 86.063 người của huyện Đất Đỏ vào huyện Long Điền để hình thành lập huyện Long Đất.

Huyện Long Đất giáp huyện Châu Đức, huyện Xuyên Mộc, thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu và Biển Đông.

Nhà phố Đông tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

Thị Trường Đất Nền Bà Rịa Vũng Tàu Sôi Nổi Cuối Năm

Thị trường đất nền Bà Rịa Vũng Tàu ghi nhận sự sôi nổi thời điểm cuối năm khi cả nguồn cung mới và giá bán đều có sự tăng trưởng. Mức tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian qua đã khiến thị trường bất động sản nói chung, đất nền nói riêng có sức hút với giới đầu tư địa phương và các tỉnh thành lân cận.

Thị Trường Đất Nền Bà Rịa Vũng Tàu: Giá Bán Và Nguồn Cung Tăng

Dữ liệu thị trường của Bất Động Sản đưa ra những con số đáng chú ý về thị trường đất nền Bà Rịa Vũng Tàu. Theo đó, trong 10 tháng đầu năm 2024, giá đất nền Bà Rịa - Vũng Tàu đã thiết lập mặt bằng giá mới với mức giá trung bình 71 triệu đồng/m2, tương đương mức tăng trung bình là 36%. Đây cũng là phân khúc có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất thị trường.

Nhà đất Bà Rịa Vũng Tàu

Thị trường đất nền Bà Rịa Vũng Tàu ghi nhận sự sôi nổi thời điểm cuối năm khi cả nguồn cung mới và giá bán đều có sự tăng trưởng

Khảo sát cụ thể ghi nhận mức tăng mạnh của đất nền Bà Rịa Vũng Tàu tập trung ở khu vực thành phố. Cụ thể, đất nền đường Nguyễn Thị Minh Khai, tùy từng vị trí, diện tích đang được chào giá 85-105 triệu đồng/m2, trong khi giá rao bán thời điểm cuối năm 2023 chỉ dao động 65-87 triệu đồng/m2. Cùng biên độ thời gian, đất đường 3/2 cũng tăng giá từ 60-70 triệu đồng/m2 lên mức 75-85 triệu đồng/m2. Nhà đất mặt tiền đường Phan Chu Trinh cũng tăng giá từ 95-105 triệu đồng/m2 lên mức 120-130 triệu đồng/m2. Đất mặt tiền đường Trần Phú (thuộc phường 5) cũng tăng giá từ 110-125 triệu đồng/m2 lên 120-140 triệu đồng/m2. Đất mặt tiền đường Nguyễn Hữu Cảnh, cũng tăng giá từ 55-60 triệu đồng/m2 lên 70-80 triệu đồng/m2.

Tại thị xã Phú Mỹ, đất nền Phú Mỹ cũng có mức tăng đáng chú ý so với thời điểm cuối năm ngoái. Cụ thể, đất nền đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao, giá tăng từ 20-22 triệu đồng/m2 lên mức 25-27 triệu đồng/m2. Đất tái định cư phường Phú Mỹ cũng tăng giá từ 18-20 triệu đồng/m2 lên mức 22-25 triệu đồng/m2. Đất đường Hoàng Việt cũng tăng giá từ 17-20 triệu đồng/m2 lên mức 24-27 triệu đồng/m2. Đất ở Hắc Dịch – Tóc Tiên cũng tăng từ 20-23 triệu đồng/m2 lên 25-29 triệu đồng/m2.

Bên cạnh mức giá tăng, thị trường đất nền Bà Rịa Vũng Tàu cũng sẽ đón nguồn cung đất nền mới dồi dào trong thời gian tới. Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, trong năm 2025, tỉnh sẽ tiến hành đấu giá 12 khu đất do Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh quản lý, với tổng diện tích hơn 132 ha. Những khu đất tiêu biểu có thể kể đến là: khu đất 4 ha tại góc đường Thùy Vân-Hoàng Hoa Thám; khu đất 2,76 ha (Cụm 5) tại phường 1; khu đất 0,52 ha tại đường Trần Phú, Phường 5 (thu hồi của Công ty cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu); khu đất Bệnh viện Lê Lợi cũ (thành phố Vũng Tàu); khu đất 2,25 ha thương mại dịch vụ tại phường Phước Hòa (thị xã Phú Mỹ)…

Vì Sao Đất Nền Bà Rịa Vũng Tàu Tăng Trưởng?

Nhận định về sự tăng trưởng của thị trường đất nền Bà Rịa Vũng Tàu, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam của Cty Bất Động Sản cho biết, đà tăng trưởng của đất nền Vũng Tàu trước hết đến từ sự phục hồi nhu cầu mua. Sự phục hồi của nhu cầu mua đến từ những thay đổi của các bộ Luật liên quan đến bất động sản: Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023. Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng đã ban hành Bảng giá đất mới tăng 20-30% so với giá cũ.

Nhà đất Bà Rịa Vũng Tàu

Đà tăng trưởng của đất nền Vũng Tàu trước hết đến từ sự phục hồi nhu cầu mua

Bên cạnh đó, nhữn tăng trưởng tích cực từ du lịch, nghỉ dưỡng và nền kinh tế cũng đã mang lại những chuyển biến tích cực về tâm lý cho thị trường đất nền Vũng Tàu. Theo số liệu của UBND tỉnh, năm 2024, kinh tế Vũng Tàu tăng 11,72 %. Đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 108,54% so với dự toán, tăng gần 8% so với cùng kỳ. Các chỉ số sản xuất công nghiệp (trừ dầu khí) tăng 12,91%; thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng gấp hai lần so với năm ngoái. Du lịch cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đón hơn 16,1 triệu lượt, tăng 13,11%; trong đó khách lưu trú hơn 4,9 triệu lượt, doanh thu từ dịch vụ lưu trú tăng 13,12%.

Giám đốc khu vực miền Nam của Cty Bất Động Sản cũng cho biết, một khảo sát nhanh với hơn 200 người ghi nhận những thông tin đáng chú ý. Theo đó, 64% người được khảo sát cho biết giá nhà đất Bà Rịa- Vũng Tàu khá hợp lý và có nhiều tiềm năng để tăng trưởng (nhất là sau khi áp dụng bảng giá đất điều chỉnh); 24% đánh giá cao quy hoạch hạ tầng, cảng biển, du lịch, lân cận TP HCM và sân bay Long Thành sẽ giúp tỉnh này tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới…

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách 30% nhận nhà trước Tết - Sổ Hồng trao tay.

Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?

Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê duyệt đầu tư.

Metro Bến Thành – Suối Tiên hơn 43.700 tỷ đồng

Metro Thủ Đức

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên chính thức vận hành khai thác thương mại sau 12 năm đầu tư xây dựng.

Được phê duyệt từ năm 2007, Metro Bến Thành - Suối Tiên mất 17 năm mới có thể đưa vào khai thác vì quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc. Toàn tuyến dài 19,7 km, gồm 14 nhà ga, trong đó ba ga ngầm ở khu trung tâm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Với tổng mức đầu tư ban đầu gần 17.400 tỷ đồng, dự án không phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương. Tuy nhiên, liên danh tư vấn sau đó tính toán lại, nâng tổng vốn lên hơn 47.300 tỷ đồng. Thủ tướng cho phép UBND TP HCM phê duyệt điều chỉnh dự án theo mức vốn, khởi công gói thầu chính đầu tiên đoạn trên cao vào tháng 8/2012. Nhưng lúc này, dự án thuộc tiêu chí quan trọng quốc gia - phải trình Quốc hội duyệt chủ trương.

Quá trình làm thủ tục điều chỉnh kéo dài khiến dự án gặp nhiều khó khăn, liên tục trong cảnh thiếu vốn, chậm tiến độ. Tháng 11/2019, việc điều chỉnh mới được chấp thuận, tổng vốn đầu tư chốt lại là hơn 43.700 tỷ đồng. Việc duyệt điều chỉnh giúp tuyến tàu điện được gỡ nút thắt kéo dài, bởi đây là cơ sở để Trung ương bố trí vốn ODA mà thành phố vay lại.

Metro số 1 không chỉ giúp kết nối, giảm tải áp lực giao thông khu vực phía Đông TP.HCM mà còn góp phần thúc đẩy nhiều lĩnh vực. Trong đó có thị trường Bất động sản.

Cầu Nam Lý gần 1.000 tỷ đồng

Cầu Nam Lý

Đầu tháng 10/2024, cầu Nam Lý thay thế cống đập Rạch Chiếc trên đường Đỗ Xuân Hợp, tại TP.Thủ Đức đã chính thức thông xe sau 8 năm khởi công xây dựng.

Cầu Nam Lý kết nối tuyến đường Đỗ Xuân Hợp là tuyến trục qua các phường An Phú, Bình Trưng Tây, Phước Long A, Phước Long B, Phước Bình phục vụ lưu thông giữa các khu dân cư lân cận và kết nối giữa tuyến đường Võ Nguyên Giáp với tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây.

Dự án chính thức khởi công vào ngày 8/10/2016, với tổng vốn đầu tư 731,7 tỷ đồng. Vì lý do vướng mặt bằng nên dự án phải tạm ngưng từ tháng 4/2019 (sau khi hoàn thành 40% tổng khối lượng) để chờ bàn giao.

Sau khi hoàn tất các thủ tục, Ban Giao thông đã tiếp nhận mặt bằng, cùng các đơn vị thi công và đơn vị tư vấn triển khai ngay công tác tập kết vật tư, thiết bị, chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công... Đến nay, dự án đã hoàn thành phần cầu và đường dẫn hai đầu cầu để đưa vào khai thác, phục vụ người dân.

Sau khi hoàn thành, cầu phục vụ bà con đi lại thuận tiện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung. Dự án cũng có ý nghĩa lớn trong giao thông vận tải hàng hóa qua đường thủy và kết nối giữa tuyến đường Võ Nguyên Giáp với tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây.

Dự án mở rộng đường Tân Kỳ - Tân Quý

Đường Tân Kỳ Tân Quý

Dự án mở rộng đường Tân Kỳ - Tân Quý đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục còn lại để kịp hoàn thành trong năm 2024. Đây là tuyến đường cửa ngõ khu vực phía Tây TP.HCM nhưng thường xuyên ùn tắc vì quy mô nhỏ hẹp.

Khởi công tháng 3/2023, công trình có tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng khoảng 237 tỷ đồng, còn lại phục vụ chi trả đền bù, giải phóng mặt bằng. Đoạn nâng cấp gần hai km, từ đường Bình Long đến Mã Lò với quy mô mở rộng mặt đường từ 8-10 m lên 30 m, kết hợp xây dựng hệ thống thoát nước, chiếu sáng...

Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ đóng vai trò quan trọng giúp kết nối các huyện Hóc Môn, quận Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình với sân bay Tân Sơn Nhất và nội đô thành phố.

Cầu Rạch Đĩa

Cầu Rạch Đĩa

Sáng nay 28/11/2024, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM đã chính thức thông xe dự án cầu Rạch Đỉa (nối quận 7 với huyện Nhà Bè).

Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Đĩa có tổng mức đầu tư 512 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây lắp là 146 tỷ đồng, chi phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư là 290 tỷ đồng.

Dự án có mục tiêu xây dựng Cầu Rạch Đĩa mới thay thế cầu sắt hiện hữu đã xuống cấp, không đáp ứng tải trọng khai thác, góp phần cải thiện tình hình giao thông khu vực, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông và góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phía Nam Thành phố.

Cầu Phước Long

Cầu Phước Long

Cũng nằm ở phía Nam TP.HCM, dự án xây cầu Phước Long, nối quận 7 và Nhà Bè, vốn đầu tư 748 tỷ đồng dự kiến thông xe trước Tết sau nhiều năm trễ hẹn. Cầu nằm trên đường Phạm Hữu Lầu bắc qua rạch Phú Xuân, dài 359 m, rộng 10,5 m cùng đường dẫn hai đầu.

Trước đó, cầu Phước Long được lên kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2016-2019, kinh phí gần 400 tỷ đồng nhằm thay cầu cũ nhỏ hẹp, xuống cấp. Tuy nhiên, năm 2020 công trình mới khởi công, rồi tiếp tục tạm ngưng do vướng mặt bằng. Dự án chậm tiến độ dẫn đến tăng chi phí đền bù, phải điều chỉnh lại vào năm 2022, đồng thời lùi thời gian hoàn thành.

Công trình sau khi hoàn thành sẽ giúp cải thiện mạng lưới hạ tầng giao thông khu vực phía Nam TP.HCM. Đồng thời thúc đẩy kết nối giữa hai khu vực đang có tốc độ đô thị hóa cao với hàng loạt khu đô thị được triển khai.

Nút giao thông cữa ngõ phía Nam

Hầm chiu Nguyễn Hữu Thọ

Cuối năm 2024, nhánh hầm chui HC1 hướng Binhd Chánh về Tân Thuận thuộc nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ sẽ chính thức được thông xe. Đây là nút giao thông quan trọng giúp giảm tải áp lực giao thông ở hai tuyến đường huyết mạch cửa ngõ phía Nam TP.HCM.

Trước đó, vào tháng 10/2024 hướng ngược lại của nhánh hầm chui này cũng đã được đưa vào khai thác.

Khởi công tháng 4/2020, công trình xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ tổng mức đầu tư 830 tỉ đồng. Theo thiết kế, dự án sẽ xây đảo tròn trung tâm (đường kính 60m) và 2 hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh. Hai hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh sẽ đi ngầm qua khu vực nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ dài khoảng 480m (bao gồm đường dẫn 2 đầu hầm và hầm kín)

Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long với chính sách nhận nhà chỉ với 30% và Lộc Vàng năm mới đang được các nhà đầu tư quan tâm

Trang trí nhà đón Giáng sinh: Ý tưởng độc đáo và ấm áp cho mùa lễ hội

Noel hay dịp lễ Giáng sinh không chỉ là dịp để quây quần bên gia đình, mà còn là thời điểm tuyệt vời để làm mới không gian sống, mang đến sự ấm áp và vui tươi cho ngôi nhà của bạn. Trang trí nhà đón Noel không chỉ là việc đặt cây thông hay treo đèn lấp lánh, mà còn là cách để tạo ra không gian đầy cảm hứng, giúp bạn và gia đình cảm nhận rõ hơn không khí lễ hội. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn trang trí nhà trong ngày lễ ấm áp này.

Để trang trí cho không gian nhà, bạn có thể tái sử dụng đồ cũ, phụ kiện từ các mă, trước hoặc tận dụng giấy màu, bìa cứng, hoặc vải vụn để làm những món đồ handmade như vòng nguyệt quế, ngôi sao, hoặc dây treo để tiết kiệm chi phí.

Trang trí cây thông

Cây thông Noel là biểu tượng quen thuộc và không thể thiếu trong bất kỳ dịp Giáng sinh nào. Để tạo ấn tượng, bạn có thể chọn giữa cây thông nhân tạo hoặc cây thông thật, tùy thuộc vào sở thích và ngân sách.

Trang trí cây Thông

- Chọn màu sắc chủ đạo: Hãy chọn tông màu chủ đạo cho cây thông như đỏ - vàng (truyền thống), trắng - bạc (hiện đại) hoặc xanh - vàng (tự nhiên). Điều này giúp cây thông của bạn trở nên hài hòa và nổi bật hơn.

- Sử dụng phụ kiện độc đáo: Ngoài những quả châu, chuông và dây kim tuyến, bạn có thể thêm các phụ kiện cá nhân hóa như hình ảnh gia đình, dây đèn LED nhiều màu, hoặc thậm chí là những món đồ handmade.

Chú ý phần chân cây: Đừng quên trang trí phần chân cây thông bằng các hộp quà giả, khăn trải chân cây hoặc một chiếc giỏ mây xinh xắn.

Trang trí nhà ngay từ cửa vào

Cửa chính là nơi đầu tiên mà khách ghé thăm sẽ nhìn thấy, vì vậy, hãy biến nó thành điểm nhấn ấn tượng.

- Vòng nguyệt quế: Treo một chiếc vòng nguyệt quế xanh được làm từ lá thông, quả thông, hoặc hoa giả. Bạn cũng có thể thêm đèn LED để tạo hiệu ứng lung linh vào ban đêm.

- Biển chào Noel: Sử dụng biển gỗ hoặc bảng viết phấn với những câu chúc mừng Giáng sinh như "Merry Christmas" hoặc "Chúc Mừng Giáng Sinh".

- Trang trí tay nắm cửa: Buộc những chiếc chuông nhỏ hoặc nơ đỏ vào tay nắm cửa để tạo âm thanh vui tươi khi mở cửa.

Trang trí cây Thông

Với phòng khách là trái tim của ngôi nhà, nơi bạn và gia đình sẽ tụ họp. Bạn có thể treo hình ảnh những chiếc tất đỏ trên tường, kệ sách. Đây là chi tiết nhỏ nhưng mang lại không khí Giáng sinh trọn vẹn.

Thay vỏ gối sofa phòng khách bằng những mẫu có họa tiết Noel như cây thông, tuần lộc, hoặc bông tuyết. Đặt thêm một chiếc chăn mỏng ấm áp để tăng sự thoải mái. Bạn cũng có thể thêm vài món đồ Giáng sinh nhỏ như mô hình ông già Noel, người tuyết, hoặc cây thông mini lên kệ sách.

Sử dụng đèn trang trí

Ánh sáng là yếu tố then chốt để mang lại không khí lễ hội. Đèn trang trí không chỉ làm sáng không gian mà còn tạo cảm giác ấm cúng và lãng mạn.

Trang trí cây Thông

- Đèn dây LED: Treo đèn dây LED quanh cây thông Noel, cửa sổ, hoặc lối đi. Đèn LED với hiệu ứng nhấp nháy sẽ khiến không gian trở nên sống động hơn.

- Nến thơm: Đặt vài cây nến thơm với mùi hương như quế, vani, hoặc thông ở bàn ăn hoặc góc phòng khách. Nến không chỉ tạo ánh sáng dịu nhẹ, mà còn mang đến hương thơm dễ chịu.

- Đèn chiếu hình ảnh: Nếu muốn sáng tạo hơn, bạn có thể sử dụng đèn chiếu hình ảnh tuyết rơi hoặc ông già Noel lên tường hoặc trần nhà.

Trang trí không gian ngoài trời

Trang trí cây Thông

Nếu có sân vườn hoặc ban công, hãy tận dụng không gian này để trang trí Noel. Bạn có thể sử dụng đèn lồng và dây đèn treo quanh cây cối, lan can đêt tạo hiệu ứng lung linh vào buổi tối.

Nhà phố Đông Tăng Long

Vui Xuân đón Tết tại Khu đô thị Đông Tăng Long

Nhận nhà ở Ngay - Kinh doanh liền tay- Nhẹ nhàng đón Tết: Chỉ với 30%, sở hữu ngay nhà phố Đông Tăng Long. Phần còn lại chỉ thay toán khi nhận sổ Hồng.

 

Năm Tỵ lợi thổ và hướng dẫn chiêu tài nạp phúc 2025

“Bất động sản khởi sắc trong năm Ất Tỵ. Hạ tầng khu công nghiệp nóng trở lại, chung cư và đất nền xuất hiện tầng giá mới”. Đó là nhận định của chuyên gia Phong Thủy Nguyễn Hoàng - Giám đốc Viện Phong Thủy Hoàng Gia.

Năm Tỵ lợi Thổ, Thổ hóa kim tiền

Thổ vốn nằm ở trung tâm nhưng phân phối đều trong bốn cõi. Phàm là tứ khí Kim, Thủy, Mộc, Hỏa sinh diệt tuần hoàn tất thảy phải lấy Thổ làm trung gian, làm điểm tựa để mà sinh mà diệt. Thổ điều hòa âm dương, Thổ gồm Mậu và Kỷ. Mậu ở trên trời là sương, xuống đất là núi. Mậu vốn không có nguyên khí, sống nhờ Hỏa sinh. Tỵ là Hỏa vượng trong lò, tàng Mậu và Bính. Bính trên trời là vầng dương, xuống đất là lửa cháy. Mậu được Hỏa của Bính và Tỵ luyện thành đồ hữu dụng, cứng rắn, kêu vang, thành ra Thổ vượng.

Canh là âm thanh của kim loại. Canh khởi nguồn từ Tỵ. Tỵ lại chứa đủ cả Bính, Mậu, Canh. Mậu thổ sinh Canh kim, Canh kim lại được Bính hỏa tôi rèn mà ra ngân xuyến. Canh hợp với Ất hóa thành kim. Năm Ất Tỵ thì Canh được trường sinh, lại hóa thành kim ngân vàng bạc, là tượng kinh tế phát triển, Bất động sản chuyển hóa thành tiền. Điều đó gợi ý rằng, dòng luân chuyển giữa tiền và nhà đất sẽ liên tục vần xoay, tức là thị trường có nhiều giao dịch, đồng thời tăng giá.

Lại nói về Thái Tuế năm Ất Tỵ. Đây là một vị đại tướng ở trên trời, đã từng đầu thai giáng trần làm quan một kiếp. Ông thương dân và giỏi phá án. Những quyết sách ông đưa ra đều rất minh bạch rõ ràng, luôn vì nhân dân và đại cục. Ông chính là Ngô Toại. Năm nay vị ấy nắm quyền hiệu lệnh chư thần, hẳn là Thái Tuế sẽ thúc đẩy quá trình ban hành luật pháp nói chung và bất động động sản nói riêng, sự hoàn thiện sẽ tiến thêm một bước. Điều đó cũng tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường này.

Bất động sản năm Ất Tỵ

Mặt khác, theo huyền không phi tinh, năm 2024 bước vào vận 9 hạ nguyên của chu kỳ thứ 28, mỗi chu kỳ gồm 9 vận, mỗi vận 20 năm. Vận này bắt đầu từ 2024 và kết thúc 2043, do Hữu Bật tinh quân làm chủ vận. Sao này tính Hỏa, phù Thổ, nên Bất động sản cũng sẽ được lợi trong hai thập niên tới. Trong mỗi vận đó, lại có một sao chủ quản theo từng năm. Năm nay 2025, sao Cự Môn nắm quyền mười hai tháng. Sao này tính Thổ, lại là được tiến khí, nên khi nó nắm quyền niên lệnh thì Thổ sẽ lên ngôi, đất và nhà tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự thịnh vượng của kinh tế.

Thị trường rã đông, đón đầu kỷ nguyên mới

Như trên đã nói, Mậu nằm trong Tỵ khi xuống đất là núi cao nên nó cũng tượng trưng cho chung cư và các tòa cao ốc. Mậu được lộc ở Tỵ do được hỏa vượng dưỡng nuôi nên nhà cao tầng sẽ có bước tiến mới về giá. Không những thế, các dự án nhà cao tầng cũng sẽ được triển khai, tạo cho thị trường những nguồn cung mới. Tuy vậy, do sao Cự Môn nắm giữ trung cung đại trạch nên kiến trúc cao tầng sẽ được xây dựng ở các vùng đô thị vệ tinh. Nói cách khác, thị trường chung cư chủ yếu sẽ chào bán sản phẩm ở vùng ven, còn nội thị thì gần như không có. Điều đó có thể đấy giá nhà căn hộ nội đô lên một nền cao mới.

Lại nói, Sao Cự Môn chủ về đại trạch, là đất đai rộng lớn. Vì thế, trong năm Ất Tỵ các khu công nghiệp sẽ có sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hạ tầng sẽ được đẩy nhanh, các kho bãi, văn phòng sẽ sớm được lấp đầy do nhu cầu thuê, mua tăng mạnh. Đặc biệt, những khu công nghiệp cận cảng hoặc gần đại lộ sẽ được ưu tiên, trong đó nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Điều này cũng khá tương đồng với những tác động từ thế giới sau khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, sự dịch chuyển các nhà máy từ Trung Quốc và các quốc gia lân cận.

Bên cạnh đại trạch, sao Cự Môn cũng chủ về đất nền. Những khoảnh đất lớn nhỏ, bao gồm cả phân lô, nhà phố đều có sự khởi sắc. Nhưng về đại để, vận thế thuộc về những lô những thửa đã có giấy chủ quyền và chuyển đổi sang đất ở từ trước đó. Còn đất rừng, đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm và các loại đất khác cần chuyển đổi mục đích sang đất ở thì vận khí còn non, nếu đầu tư năm nay thì khả năng cao là ít hiệu quả. Thêm nằng, sao này mang chứa thị phi nên các vụ tranh chấp về Bất động sản sẽ xảy ra nhiều, do vậy các nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng khi xem xét về tính pháp lý và sở hữu.

Thổ vận đã qua, hay còn tiếp tục?

Địa mạch thay đổi do quá trình quay của Trái Đất sau một thời gian dài đã tích đủ moment, làm xô trượt các tầng địa chất, dẫn tới chênh lệch áp suất, trọng lực, gây ra xung đột, dịch bệnh, chiến tranh, bão lụt, sụt lở; nhẹ thì đứt gãy thớ đất ngấm ngầm bên trong. Long mạch là dưỡng khí, là kinh lạc của mọi vùng, mọi nhà. Nếu nó bị phân đoạn thì sinh khí suy giảm, kinh tế của vùng ấy, nhà ấy cũng theo đó mà hao tán; danh vọng, sự nghiệp cũng bị lung lay. Nhưng vũ trụ công bằng, xóa mạch này, lại sinh mạch khác. Cho nên, những nhà phước đặng, lại có thể được mạch mới mà gặp may, đổi vận. Tương tự như vậy, vận khí của từng vùng cũng có lúc thịnh lúc suy, khi hàn khi nhiệt. Điều đó cũng chẳng có gì lạ so với sự vận động của hoàn cầu.

Thiên khí chuyển dời bởi sự luân phiên của các vì tinh tú. Trời đất vần xoay, cứ 180 năm là một chu kỳ, mỗi chu kỳ chia thành 9 vận, mỗi vận 20 năm. Chúng ta đang bước vào vận 9 hạ nguyên của chu kỳ thứ 28, vận này kéo dài từ 2024-2043. Tùy theo sao chủ và hệ thống sao liên quan mà tác động lành dữ vào mỗi công trình; có nhà vô tình xây lên hay tu sửa liền mắc họa, có nhà làm như vậy mà đắc phúc; lại cũng có nhà chẳng làm gì cả nhưng hung cát khác nhau; đều có thể bắt nguồn từ ảnh hưởng của hệ sao vận 9 vậy.

Còn nhớ hai mươi năm trước, từ 2004 - 2023 thuộc về vận 8, sao Tả Phù tuần sát thế gian, sao này tính Thổ. Vì thế Thổ vận giữ ngôi chí tôn, dẫn dắt cả nền kinh tế. Những bãi biển hoang đã thành khu du lịch, những cánh đồng vắng thành đô thị phồn hoa, những sa mạc cằn thành nơi quần sinh tráng lệ… Đường sá được xây dựng khắp nơi, công trình mọc lên mọi chốn. Biết bao ngành nghề phụ trợ đã sống dậy nhờ đất, không ít tỷ phú đã giàu lên, tất cả đều nhờ Thổ vận. Hai mươi năm tới đây, từ 2024 – 2043, thế giới bước vào vận 9 do sao Hữu Bật chủ trì, sao này tính Hỏa, Hỏa sẽ lên ngôi, những ngành nghề như giải trí, hóa chất, công nghệ thông tin, năng lượng, động cơ sẽ thống trị toàn cầu. Điều đó nghĩa là Thổ không còn ở vị trí chí tôn nhưng Hỏa sinh cho Thổ, sự cường thịnh của nó còn kéo dài thêm hai mươi năm nữa vây.

Chiêu tài nạp phúc, năm mới bình an

Khu vực phía Bắc: Phía Bắc năm nay cát hung đều có, nên đặt nghê đồng để hóa sát, có thể tu sửa nhưng cần chọn ngày lành. Xây nhà mới tọa Bắc hướng Nam năm nay không tốt, cần phải tính toán kỹ ngày tháng động thổ. Sửa nhà tốt nhất tháng 2, 6, 7, 8, 9, 12 âm lịch.

Bất động sản năm Ất Tỵ

Bước sang 2025, thị trường Bất động sản được rã đông, đón đầu kỷ nguyên mới

Khu vực phía Nam: Phía Nam an lành, thuận việc khởi công, tu sửa. Thời gian tốt để triển khai là tháng 1, 3, 6, 7, 8 âm lịch. Khu vực này khí thọ bao trùm, nên đặt tượng ông Thọ, treo hồ lô để gia tăng sức khỏe, kéo dài tuổi tác cho người già. Nhà tọa Nam hướng Bắc năm nay xây phát phúc. Phía Nam lành nên có thể tu sửa người Đông Tứ Mệnh sửa nhà phía Nam sẽ được lợi.

Khu vực phía Tây: Ở đây tương đối hung, nên cân nhắc khi tu tạo, phá dỡ. Năm nay Xây nhà mới tọa Tây hướng Đông không tốt. Thời gian phù hợp để tu sửa là tháng 4, 5, 6 âm lịch. Vùng này khí tụ đào hoa, người chưa thành thân dễ tìm được bạn, người có gia đình cẩn trọng thị phi. Nếu để khởi duyên, nên treo tranh Dĩ hòa Vi quý. Nếu tránh đào hoa, nên để tượng Gà trống bằng đồng. Khu vực phía Tây cũng có tài lộc, nên đặt Bảo bình, Tì hưu, treo tranh Khai cung Tài lộc để sung túc.

Khu vực phía Đông: Phía này phạm tam sát nhưng có cát tinh trấn ngự thành ra bán cát bán hung. Năm nay Xây nhà mới tọa Đông hướng Tây không tốt, tu sửa nên cẩn trọng. Thời gian khá lành để tu sửa là tháng 1, 2, 9, 10, 11 âm lịch. Vùng này tụ phúc và lộc nên thuận cho việc đặt giường, treo tranh Phúc sinh Quý tử để cầu con. Ngoài ra cũng có thể đặt chậu cây xanh và treo tranh Khai cung Tài lộc để thịnh vượng.

Khu vực Đông Nam: Phía Đông Nam có Thái Tuế và Tam sát nhưng cũng có thiện thần trấn giữ, thành ra bán cát bán hung. Việc xây dựng, tu bổ không thể dễ dãi. Thời gian cso thể xem xét để tu sửa là tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12 âm lịch. Phía Nam nay phía này có khí đăng khoa, thuận việc học hành, thi cử, phong thăng, bổ nhiệm. Gia chủ nên đặt một chậu trúc cảnh, thác nước phong thủy và treo tranh Trí sáng Danh khai ở đây để công danh nhẹ bước.

Khu vực Đông Bắc: Vùng Đông Bắc khá hung, nên yên tĩnh thì hơn, tránh tu sửa, động thổ. Xây nhà hướng này năm nay không tốt. Thời gian tu sửa khá lành là tháng 5, 6, 7 âm lịch. Phương Đông Bắc hung tinh lai đáo, cẩn trọng sức khỏe, thị phi, cửa mở phương này thì năm nay sinh con vất vả. Nên treo đồng hồ, đặt hồ lô và kỳ lân đồng ở đây để bình an yên ổn.

Khu vực Tây Bắc: Tây Bắc cũng hung cát bất phân, Xây nhà không thuận. Thời gian có thể tu sửa là tháng 3, 4, 5 âm lịch. Nơi này khí dữ giao thoa, nên cẩn trọng hao tài, ốm đau nhưng lại thuận việc luân chuyển, phong thăng. Đặt kỳ lân đồng, treo tranh Khai Mã Môn và trổ cửa Tây Bắc có thể đắc công danh. Nhưng do Tây Bắc năm nay có Tuế phá và hung tinh nên việc này cần phải tính toán rất kỹ lưỡng thì mới an toàn.

Khu vực Tây Nam: Chỗ này bán cát bán hung, có thể thu sửa nhưng không được tùy tiện, Xây nhà mới không lợi. Thời gian tốt để tu sửa là tháng 8, 9, 10 âm lịch. Vùng này lộc khí nảy nở, bổ trợ kinh tế. Gia chủ có thể an vị vào đó một bảo bình chiêu tài, cặp tì hưu hoặc tranh Khai cung Tài lộc để may mắn.

Khu vực giữa nhà và nóc nhà: Đây đều là chỗ hung tinh quần tụ trong 2025, tốt nhất là đừng tu sửa, phá dỡ gì cả, nên để yên tĩnh và treo vào đó một cái chuông đồng.

Nhà phố Đông Tăng Long

Nhà phố Đông Tăng Long đang có chính sách mua nhà nhẹ nhàng đón Tết 2025

Tin Tức